adsads
TA tăng tốc 2
Lượt Xem 2 K

Nếu như bạn vẫn còn đang loay hoay muốn biết vì sao lại như vậy và phải bắt đầu từ đâu thì sau đây, Sam Neo hiện là nhà sáng lập và Giám đốc Nhân sự của People Mentality, một công ty tư vấn về nhân sự và thương hiệu nhà tuyển dụng có trụ sở tại Singapore, đồng thời là một người dày dạn kinh nghiệm trong nghề tuyển dụng – nhân sự, hoạt động tại các tập đoàn hàng đầu như Keppel Corporation và Changi Airport Group và Edric Lin, Country Director của Wanted.Jobs, một nền tảng tuyển dụng được cung cấp bởi các giới thiệu xã hội sẽ cho bạn những góc nhìn mới đáng học hỏi.

 

Các công nghệ tuyển dụng đang chứng minh sức mạnh trên thị trường

Công nghệ tuyển dụng nhân sự ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường tuyển dụng hiện nay, từ chatbot – một chương trình máy tính tương tác với người dùng dưới dạng âm thanh hoặc tin nhắn với giao diện đơn giản cho đến Resume Parsing Tools – một công cụ phân tích hồ sơ ứng viên nhằm tự động hóa việc lưu trữ và phân tích dữ liệu đến các nền tảng tuyển dụng tham chiếu mạng xã hội. Thách thức ở đây chính là tốc độ, tính hiệu quả khi người làm nghề tuyển dụng sử dụng những công cụ này không bắt kịp tốc độ thâm nhập của chúng vào thị trường tuyển dụng.

Người làm nghề tuyển dụng, đã đến lúc các bạn cần tăng tốc!

Nguyên nhân chính có thể là do có quá nhiều công cụ mới và một vài công cụ có thể quá tân tiến khiến người làm tuyển dụng không biết phải bắt đầu từ đâu. Một khả năng khác lí giải cho việc áp dụng chậm những công cụ này cũng có thể gọi là một sự “kháng cự cố hữu”. Một số người làm tuyển dụng “truyền thống” có vẻ như đang e ngại các công cụ như vậy đang đe dọa đến vai trò và cơ hội nghề nghiệp của mình, đại loại như nếu công cụ này có thể đảm nhận tất cả các công việc mà họ đang đảm nhiệm mỗi ngày, vậy đâu sẽ là chỗ đứng thích hợp và họ sẽ làm gì tiếp theo. Hay nói đúng ra, họ sợ bị thay thế!

Dù là lý do gì, dù muốn hay phủ nhận, công nghệ đã và đang từng bước đi vào công việc mỗi ngày của một người làm  – tuyển dụng, hay thậm chí sẽ thay bạn đảm nhiệm nhiều thứ, dù sớm hay muộn. Hãy tưởng tượng chúng là một con ngựa tốt, còn việc của bạn lúc này là đến gần, chủ động làm quen, thuần hóa và trở thành người điều khiển nó. Khi bạn làm được điều đó, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào những công việc mang giá trị lớn hơn chẳng hạn như xây dựng mối quan hệ bền vững với nguồn ứng viên tiềm năng, hoặc cùng các nhà lãnh đạo nghề nhân sự doanh nghiệp quản lý hiệu quả hơn nhu cầu tuyển dụng của họ,… vì bây giờ những công việc mang tính lặp đi lặp lại trước không còn là cái bạn phải làm, nhưng là cái bạn cần kiểm soát và am hiểu nó hơn hẳn những công cụ kia.

 

Các phương tiện truyền thông xã hội trở thành kênh chủ đạo

Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, nếu như những công cụ tuyển dụng nêu trên đang dần đảm nhiệm những đầu việc hàng ngày của người làm nghề tuyển dụng thì các phương tiện truyền thông xã hội cũng sớm đã len lỏi vào từng ngóc ngách trong cuộc sống của bạn. Bạn hoặc là chạy theo và tận dụng chúng hoặc sẽ bị bỏ lại phía sau cùng các phương pháp truyền thống nhanh chóng sẽ “lỗi mốt”, như việc chỉ đăng tin tuyển dụng và ngồi đợi ứng viên ứng tuyển chẳng hạn.

Trên thực tế, các kênh truyền thông xã hội dường như đang trở thành một phương tiện truyền thông chủ đạo cho nhiều người hiện nay, đặc biệt là thế hệ Millenials (hoặc còn được gọi là Gen Y, những người sinh năm 1981 đến 1996).

Các phương pháp truyền thống mặc dù vẫn có thể giúp bạn tiếp cận ứng viên trong một giới hạn nhất định, nhưng nó đang dần mất vị thế vì thị trường tuyển dụng đang chuyển dần từ tuyển dụng thụ động sang chủ động nhằm trở nên vượt trội trong cuộc chiến nhân tài ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay.

Thay vì tham gia một trò chơi với những giới hạn được đặt rõ ràng, tại sao bạn không thử phá cách bằng cách tận dụng các kênh mạng xã hội mà các ứng viên của bạn đang sống với chúng hàng ngày và nhiều hơn thế nữa? Bằng cách mở rộng sợi dây kết nối giữa bạn với mọi người trên mạng xã hội, đặc biệt tới những người có tầm ảnh hưởng, bạn đã mở rộng phạm vi và tiếp cận được một nhóm ứng viên lớn hơn và gia tăng cơ hội tuyển được những nhân tài phù hợp nhất. Những điều kể trên đi kèm với giả định rằng doanh nghiệp của bạn có một thương hiệu tuyển dụng đủ mạnh và tạo được lòng tin nơi ứng viên, nếu không đó có thể trở thành con dao hai lưỡi chống lại bạn!

 

Thế hệ Millennials cực kì quan tâm đến thương hiệu và các đánh giá

Một khảo sát của No Time for Social – nhà cung cấp các dịch vụ quản lý, tiếp thị và quảng cáo kỹ thuật số chuyên nghiệp trên các kênh mạng xã hội tại Mỹ cho biết 93% thế hệ Millenials thường dành nhiều thời gian đọc những lời nhận xét, đánh giá trên mạng xã hội, trong đó có đến 77% tin vào những gì họ đọc được. Đây được xem như là cơ hội, đồng thời là mối đe dọa cực lớn cho các doanh nghiệp và thương hiệu tuyển dụng của họ.

Một mặt, những lời nhận xét tích cực về công ty của bạn, dù nó có đáng tin hay không, cũng sẽ đưa thương hiệu của bạn lên những vị trí gần như đầu tiên trong mục tìm kiếm và tăng nhận thức của ứng viên đối với thương hiệu tuyển dụng.  Ngược lại, chỉ với một dòng bình luận không mấy tốt đẹp xuất hiện trên mạng xã hội, dù có đáng tin hay không, sẽ có những ảnh hưởng nhất định, thậm chí nghiêm trọng đến thương hiệu tuyển dụng.

Người làm tuyển dụng cần phải tìm ra cách trở thành những người kể chuyện tốt hơn, để có thể truyền đạt những câu chuyện của doanh nghiệp một cách chính xác và mạch lạc, đồng thời phối hợp chặt chẽ với đội ngũ nhân sự để đảm bảo rằng những gì diễn ra trong nội bộ cũng đồng nhất như danh tiếng mà bạn muốn tạo dựng.

Người làm nghề tuyển dụng, đã đến lúc các bạn cần tăng tốc!

Nghe có vẻ khó khăn nhưng sẽ dễ dàng hơn nếu bạn có thể phối hợp với những thành viên còn lại trong đội ngũ của mình để đảm bảo rằng sự liên kết trong quan điểm và tính nhất quán trong việc tạo dựng một thương hiệu tuyển dụng khỏe mạnh từ chính trong nội bộtổ chức. Đây là cách sản sinh ra giá trị thực sự. Và để trở thành một người bạn đồng hành đúng nghĩa với sự phát triển của doanh nghiệp, người làm tuyển dụng cần phải phá vỡ rào cản và giới hạn của bản thân mình một cách đúng nghĩa!

 

Đúc kết

Bạn có đang nản lòng với khối lượng công việc mình đang đảm nhận? Bạn chưa thực sự hài lòng với hiệu quả làm việc hiện tại? Bạn than phiền rằng quy trình mà mình đang thực hiện không hiệu quả nhưng lại cảm thấy khá thoải mái với trong vai trò hiện tại của mình? Bạn có cảm thấy sợ hãi khi nghe đến từ “công nghệ” hay bạn phần nào đó bất an, sợ rằng công việc của bạn sẽ trở nên lỗi thời khi công nghệ trở nên tân tiến hơn?

Đừng lo, bạn không phải là người duy nhất cảm thấy như vậy. Điều quan trọng ở đây chính là sự sẵn sàng phá vỡ “vùng an toàn” để đón nhận những thử thách cũng như những cơ hội mới. Hãy thử nghiệm với những thứ có khả năng sẽ hỗ trợ đắc lực cho công việc cũng như tổ chức của bạn. Tuy những vùng đất chưa được khám phá có thể rất đáng sợ, nhưng nó chỉ được coi là bất khả thi cho đến khi có ai đó tiến lên phía trước, biết đâu là bạn!

— HR Insider / Theo Sam Neo và Edric Lin trong The Rise of HR —

VietnamWorks.com – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

4 kiểu góp ý mang tính xây dựng (Constructive Feedback) mà nhà quản lý nên biết

Trong cuộc hành trình của mỗi nhà quản lý, việc góp ý mang tính xây dựng không chỉ là một kỹ năng mà là một...

Những "KOL" lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi

LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhân sự (HR). Việc theo dõi...

Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người Mỹ sống dựa vào lương hằng tháng, với số tiền...

3 phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công dưới góc nhìn của CEO Mircrosoft

Dưới góc nhìn của CEO Microsoft, Satya Nadella, có ba phẩm chất chính mà ông tin rằng cần có để trở thành một nhà lãnh...

Lắng nghe - bí mật kiến tạo sự hạnh phúc của nhân viên tại Netflix

Trong thế giới ồn ào và hối hả của chúng ta, có một nghệ thuật thường bị lãng quên nhưng lại có sức mạnh kỳ...

Bài Viết Liên Quan

4 kiểu góp ý mang tính xây dựng (Constructive Feedback) mà nhà quản lý nên biết

Trong cuộc hành trình của mỗi nhà quản lý, việc góp ý mang tính xây...

Những "KOL" lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi

LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia hàng...

Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người...

3 phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công dưới góc nhìn của CEO Mircrosoft

Dưới góc nhìn của CEO Microsoft, Satya Nadella, có ba phẩm chất chính mà ông...

Lắng nghe - bí mật kiến tạo sự hạnh phúc của nhân viên tại Netflix

Trong thế giới ồn ào và hối hả của chúng ta, có một nghệ thuật...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers