adsads
5 1200x900
Lượt Xem 5 K

Carl Jung nói, “Không có cái gọi là hướng nội hay hướng ngoại thuần túy”. Người hướng nội và người hướng ngoại là hai trạng thái thay đổi liên lục trong nhân cách. Nói tóm lại là những trạng thái linh hoạt của bản thể. Chúng không cố định.

Hướng Nội – Hướng Ngoại

Những nhà quản lý giỏi nhất là những người có khả năng kiểm soát đặc điểm tính cách của họ một cách tuyệt vời. Một ngày họ là người hướng ngoại và sáng hôm sau họ trở thành người hướng nội. Chúng di chuyển xoay quanh liên tục. Vì vậy, không quan trọng bạn đứng ở đâu trên chuỗi thay đổi, điều quan trọng duy nhất là cách bạn đối phó với tình huống hiện tại và đó là điều khiến bạn trở thành nhà quản lý tốt nhất.

Ví dụ, những người hướng nội được cho là những người biết lắng nghe và quan sát tốt nhất. Đây là điều mà những người hướng ngoại không tự nhiên có được. Tương tự, năng lượng cao và kỹ năng xã hội của những người hướng ngoại là duy nhất đối với họ.

Hãy là học cách nắm vững thế mạnh của bạn để trở thành một nhà quản lý tốt hơn. Bạn không thể thay đổi hoàn toàn tính cách của mình vì người hướng nội và hướng ngoại có bộ não khác nhau. Mặc dù bạn có thể cư xử giống như đối tác của mình trong một thời gian, nhưng nó không thể là vĩnh viễn. Vì vậy, cách tiếp cận tốt nhất là nắm vững điểm mạnh của bản thân và liên tục khắc phục điểm yếu của bạn.

Cách đối xử với mọi người

Các nhà quản lý hướng ngoại dường như không bao giờ gặp một người lạ. Mọi người đều là khách hàng tiềm năng, hoặc tốt hơn, là một người bạn tiềm năng. Họ thích làm việc với những người khác, năng lượng của việc tương tác với những người khác khiến họ tiếp tục thúc đẩy họ làm nhiều hơn và hoàn thành tốt hơn nữa công việc của mình. Ngược lại, người quản lý hướng nội chỉ nói chuyện với mọi người nếu họ thực sự phải làm vậy, và khi họ làm, họ muốn giữ nó càng ngắn càng tốt. Đồng nghĩa rằng, họ thường thích làm việc một mình và dễ bị kích động nếu bị gián đoạn. Một số cho rằng, tương tác với người khác thường khiến họ kiệt sức.

Qua đây chúng ta có thể thấy sự rõ về cách cư xử giữa quản lý hướng nội và quản lý hướng ngoại. Mỗi môi trường đều có phong cách làm việc riêng tuỳ thuộc vào sự sắp xếp của nhà lãnh đạo. Đối với môi trường hướng ngoại sẽ nhiều năng lượng hơn, môi trường hướng nội sẽ tạo ra sự chi tiết và kỹ càng trong các khâu. 

Phương pháp lập kế hoạch

Các nhà quản lý hướng ngoại có thể muốn giải thích tường tận cho mọi chi tiết về kế hoạch của họ. Đôi khi năng lượng của họ sẽ làm nhân viên cùng phòng ban bị choáng ngợp. Bạn nên ghi nhận những ý tưởng hay của họ, thay vì nghĩ rằng sự nhiệt tình của họ đang chiếm đoạt cuộc họp. Mặt khác, các nhà quản lý hướng nội có thể không thoải mái lên tiếng khi một ý kiến ​​chung chung được đưa ra. Vì vậy, hãy chắc chắn hỏi họ trực tiếp (có thể trước cuộc họp) nếu họ có đề xuất.

Vì hai tính cách khác nhau cũng dẫn tới cách lập kế hoạch khác nhau. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến hiệu suất của cả công ty. Người quản lý hướng nội và hướng ngoại có thể làm việc một cách hiệu quả và đưa ra chiến lược rõ ràng để phát triển công ty và định hướng tốt trong tương lai, mỗi bên đều có thế mạnh riêng. 

Khác biệt trong lịch trình hằng ngày

Các nhà quản lý hướng ngoại thường muốn gặp gỡ mọi người và bắt đầu một ngày mới với sự tích cực và tươi mới. Họ có xu hướng làm việc hiệu quả hơn khi họ có thể lắng nghe những ý tưởng từ người khác trong ngày làm việc. Lắng nghe và thảo luận luôn là hai hoạt động mà mọi người sẽ thấy ở nhà quản lý hướng ngoại. 

Mặt khác, các nhà quản lý hướng nội thường thích làm việc thoải mái hơn bằng cách sắp xếp và lập kế hoạch một mình trong nửa giờ đầu tiên. Họ có thể muốn rút lui một cách chiến lược trong ngày. Bạn nên cho phép họ lên lịch “thời gian ở một mình” hoặc khuyến khích họ sử dụng tín hiệu “không làm phiền” khi cần thiết.

Khả năng lãnh đạo

Những khác biệt giữa nhà quản lý hướng nội và hướng ngoại có thể khiến bạn cho rằng người hướng ngoại sẽ là nhà lãnh đạo tốt hơn, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng.

Các nhà quản lý hướng ngoại có năng lực của nhà lãnh đạo bẩm sinh vì họ thường lôi cuốn và giỏi truyền cảm hứng cho mọi người để họ hoàn thành công việc tốt nhất có thể, thêm dấu ấn cá nhân nồng nhiệt vào tổ chức và luôn kiểm tra tiến độ của nhóm của họ. Còn lại, các nhà quản lý hướng nội cũng có thể trở thành những nhà lãnh đạo hiệu quả, không phải vì bất chấp mà vì thực tế là họ không thúc đẩy bản thân về phía trước. Họ có xu hướng có cái nhìn thực tế về khả năng của mình và kiên nhẫn để tìm ra hướng mới khi nó tiến triển.

Sức bền và tính chuyên nghiệp

Các nhà quản lý hướng ngoại có thể nhanh chóng kiệt sức vì nỗ lực của họ khi cố gắng gây ấn tượng với người khác hoặc giành được sự tôn trọng của họ thông qua việc cam kết quá mức. Do đó, họ phải học cách cân bằng và khi nào thì nên nói không. 

Đối với các nhà quản lý hướng nội, họ hiếm khi bị kiệt sức vì họ không thực hiện những cam kết không cần thiết. Tuy nhiên, họ có thể bị kiệt sức vì quá cô lập và không giao phó được công việc. 

Qua trên chúng ta thấy sự khác biệt giữa quản lý hướng ngoại và hướng nội, hai phong cách này sẽ mang lại cách làm khác nhau, và dễ gây ra nhiều sai lầm trong các trường hợp. Chính vì vậy ngay như ban đầu đã nói, việc kết hợp hướng nội và hướng của nhà quản lý là linh hoạt, bạn nên biết khi nào nên hướng nội và khi nào nên hướng ngoại. 

Xem thêm: Top 4 dấu hiệu nhận diện sếp tốt bạn không nên bỏ qua

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo...

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers