adsads
Shutterstock 2190330563 1
Lượt Xem 709

1. Thế nào gọi là Nhân viên hay Nhịn bợ.

Trong bất kỳ công ty nào, sếp là luôn người có tác động nhiều nhất đến lợi ích và công việc của các nhân viên cấp dưới. Do đó, hầu hết nhân viên đều muốn xây dựng một mối quan hệ và hình ảnh tốt đẹp trong lòng sếp. Dùng lời khen đúng lúc đúng nơi là cách để các nhân viên có thể dễ bắt chuyện với sếp hơn. Tuy nhiên, nếu có nhân viên khen bất chấp hoàn cảnh thì được xem là dấu hiệu của việc nịnh bợ.

Nhân viên hay nịnh bợ sẽ luôn dành những lời khen để tâng bốc mọi hành động của sếp mọi lúc mọi nơi để lấy lòng. Hay thể hiện qua mức về những công việc mình làm để sếp chú ý. Ngoài ra, họ còn nịnh bợ sếp bằng những món quà đắt tiền không chỉ vào các dịp lễ, Tết. Mục đích chính của họ là muốn thăng quan tiến chức dễ dàng mà không tốn nhiều công sức làm việc hoặc can thiệp vào việc thăng tiến của người khác.

2. Nhân viên hay nịnh bợ ảnh hưởng đến tổ chức như thế nào?

Trong môi trường công sở thường không thể tránh được sự thiên vị. Sẽ không có gì đáng lo nếu nhân viên vừa có năng lực vừa có sự gắn kết và hiểu được các công việc của sếp. Nhưng việc cho lên chức, lên lương đối với nhân viên hay nịnh bợ mà chuyên môn kém sẽ tạo nên tiền đề xấu cho công ty.

Nhân viên hay nịnh bợ sẽ làm ảnh hưởng môi trường làm việc mất đi sự công bằng, nhưng người có tài không được phát huy năng lực.

Cho nhân viên giỏi nịnh bợ mà kém chuyên môn đảm nhận các công việc quan trọng sẽ giảm hiệu suất làm việc hay kết quả của đội nhóm, phòng ban. 

Những người nịnh bợ có thể làm bạn mất phương hướng trong việc ra các quyết định công tâm, tối ưu hóa lợi ích cho tập thể hay quyền lợi của các nhân viên khác.

3. Cách để sếp xử lý người hay nịnh bợ

Đối xử công bằng với các nhân viên

Để dập tắt hành động nịnh bợ của nhân viên, hãy đối xử với họ như cách bạn vẫn thường làm với các thành viên khác trong nhóm. Hãy lấy hiệu suất làm việc là tiêu chí duy nhất mà bạn đánh giá và nhận xét về các nhân viên. Luôn thẳng thắn trong việc góp ý về những điều họ làm chưa tốt trong công việc tránh để nhân viên khác cảm thấy sự thiếu công bằng.

Khen thưởng minh bạch 

Cung cấp thông tin về chế độ khen thưởng và thăng tiến minh bạch trước toàn thể nhân viên. Dựa vào kết quả công việc để khen thưởng giúp cho nhân viên tâm phục khẩu phục với mọi quyết định của bạn. Hãy  dành sự khen ngợi các nhân viên đã hoàn thành tốt công việc hoặc có đóng góp tích cực cho tập thể. Đồng thời luôn sẵn sàng đưa ra phản hồi về những sai lầm của tất cả nhân viên, nếu có. Điều này làm cho nhân viên hay xu nịnh biết rằng họ nên tập trung làm tốt công việc hiện tại của mình.

Phân chia nhiệm vụ công tâm

Hãy phân chia nhiệm vụ một cách công tâm, nếu hôm nay bạn cho họ cơ hội thuyết trình thì lần tới nên trao cơ hội đó cho nhân viên khác. Điều này cho họ biết bằng việc nịnh bợ sẽ không dẫn đến bất kỳ sự đối xử đặc biệt hoặc có được sự ưu tiên để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng. Hãy cho tất cả nhân viên của bạn biết cơ hội luôn được chia đều cho tất cả mọi người nếu họ thật sự cố gắng và chăm chỉ.

Giao tiếp khéo với nhân viên nịnh bợ

Giao tiếp một cách khéo léo với nhân viên hay nịnh bợ là cách để dập tắt ý tưởng đi đường tắt của họ. Nếu có nhân viên dành quá nhiều lời khen ngợi hoặc tâng bốc thái quá những việc bạn làm, hãy giữ im lặng và giữ thái độ nhã nhặn, lịch sự. Khi bạn phản hồi lại các lời khen họ sẽ cảm thấy bạn đang khuyến khích họ làm điều đó. Còn nếu bạn phản hồi những câu mang ý tiêu cực hay ngụ ý châm biếm phần lớn sẽ làm họ cảm thấy không được tôn trọng. 

Đặc biệt, bạn nên giữ khoảng cách với cấp dưới hay những nhân viên hay nịnh, để tránh được việc ngộ nhận về bản thân hoặc tin dùng một nhân viên quá mức.

Nhân viên nịnh bợ hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào cách xử sự của sếp. Hy vọng bạn qua bài viết trên có thể cung cấp thêm cho bạn các cách để xử lý và giao tiếp với nhân viên hay nịnh bợ trong công ty. 

Xem thêm: Khi nhân viên “làm lơ” trước góp ý từ sếp của mình

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm sếp và học cách "bảo vệ" nhân viên đúng mực trong công việc

Trong môi trường công việc ngày nay, vai trò của một người sếp không chỉ dừng lại ở việc quản lý và điều hành mà...

Người trẻ lương 5-10 triệu đồng/tháng là hội đi cà phê nhiều nhất

Thời buổi kinh tế khó khăn, người trẻ có thể “thắt lưng buộc bụng” trong chi tiêu hằng ngày nhưng khoản đi cafe mỗi tuần...

Giám đốc đạo đức: Vị trí được săn đón để quản lý AI trong doanh nghiệp

Bạn có từng nghĩ tới rằng trong tương lai gần, quyết định có thể thay đổi số phận của một doanh nghiệp, lại có thể...

Đồng nghiệp "mượn chuyện làm quà" để lấy lòng Sếp mới, tôi nên ứng xử thế nào?

“Mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp là chiêu của những đồng nghiệp chuyên soi mói, thích nói xấu sau lưng và “sống 2...

Nên làm gì khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc?

Có phải điều đầu tiên bạn làm khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc thường là nhảy việc không? Tuy nhiên,...

Bài Viết Liên Quan

Làm sếp và học cách "bảo vệ" nhân viên đúng mực trong công việc

Trong môi trường công việc ngày nay, vai trò của một người sếp không chỉ...

Người trẻ lương 5-10 triệu đồng/tháng là hội đi cà phê nhiều nhất

Thời buổi kinh tế khó khăn, người trẻ có thể “thắt lưng buộc bụng” trong...

Giám đốc đạo đức: Vị trí được săn đón để quản lý AI trong doanh nghiệp

Bạn có từng nghĩ tới rằng trong tương lai gần, quyết định có thể thay...

Đồng nghiệp "mượn chuyện làm quà" để lấy lòng Sếp mới, tôi nên ứng xử thế nào?

“Mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp là chiêu của những đồng nghiệp chuyên...

Nên làm gì khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc?

Có phải điều đầu tiên bạn làm khi cảm thấy bản thân bị “chững lại”...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers