adsads
Untitled design 4
Lượt Xem 14 K

Có vô vàn lý do khiến sếp nghĩ rằng dường như nhân viên không tôn trọng sếp và không nể phục trong nhiều trường hợp nhất định. Dưới đây là 10 ví dụ điển hình cho thấy dấu hiệu này và cách để bạn biến mình trở thành lãnh đạo hoàn hảo tuyệt đối trong mắt mọi nhân viên.

Trở thành một lãnh đạo không phải lúc nào cũng vui vẻ và dễ dàng. Nắm giữ quyền lực trong tay là một điều vô cùng hấp dẫn nhưng đi kèm với nó là trách nhiệm vô cùng to lớn với cả một đội ngũ bên dưới. Đó là lí do vì sao làm “sếp” không phải lúc nào cũng dễ thở như bạn vẫn nghĩ. Có đôi khi, bạn không thể tránh khỏi việc làm phật ý hoặc mất lòng tin của cấp dưới. Nếu bạn đang trong tình trạng nhân viên không tôn trọng sếp và không nể phục mình, có thể đó là vì bạn đang lâm vào một trong mười trường hợp dưới đây.

 

1. Bạn không để nhân viên phát huy thế mạnh của họ

Bí quyết để trở thành một nhà lãnh đạo thực thụ đó là hãy tuyển những người nhanh nhạy và thông minh hơn cả bạn. Điều đó có nghĩa rằng bạn nên tuyển những ứng viên tiềm năng vào đội ngũ của mình một cách có chọn lọc và cho họ không gian để thể hiện tất cả những gì họ có.

Việc giao nhiệm vụ cho những nhân viên có tiềm lực vô cùng quan trọng. Bạn sẽ trở thành một lãnh đạo hiệu quả hơn nếu bạn giao đúng việc cho đúng người, thay vì ôm đồm lấy mọi nhiệm vụ một mình. Nói cách khác, hãy ngưng làm việc, thay vào đó, hãy lãnh đạo đúng cách. Bạn có thể thuê những nhân viên hội tụ đủ tố chất cho vị trí bạn cần, và để họ bước vào “sân chơi” của chính mình thay vì bó buộc trong những khuôn khổ nhàm chán.

 

2. Bạn luôn tránh né những mâu thuẫn bằng mọi giá

Lãnh đạo giỏi sẽ không ngần ngại đặt ra những vấn đề mang tính tranh luận trước tập thể nhân viên của mình. Nếu bạn cho rằng chiến thuật “sếp dễ tính” sẽ khiến nhân viên gần gũi với bạn hơn, bạn đã lầm to khi kết quả có thể đi ngược lại với những gì bạn mong muốn.

Khi tránh né mọi mâu thuẫn có thể xảy ra, bạn đang cố thể hiện ra bên ngoài rằng bạn là một lãnh đạo thiếu tự tin về bản thân và trong các quyết định của mình. Một lãnh đạo mạnh mẽ khiến nhân viên tin phục không né tránh vấn đề mà nhìn thẳng vào chúng để giải quyết bằng cách khách quan và hiệu quả nhất.

 

3. Bạn không trân trọng nhân viên của mình (hoặc không thể hiện ra điều đó)

Nhân viên không tôn trọng sếp vì 10 lý do sau và mẹo hóa giải dễ dàng

Khi nhân viên cảm thấy được trân trọng, họ sẽ nỗ lực để làm nhiều hơn và cống hiến tốt hơn cho tập thể. Nhân viên là những người đang cùng bạn xây dựng và phát triển công ty. Hãy thể hiện rõ ràng rằng bạn luôn trân trọng mỗi cố gắng và đóng góp của từng cá nhân trong công ty, bằng những phần thưởng xứng đáng hoặc lời khen khích lệ, để chứng tỏ cho nhân viên thấy họ là một phần quan trọng không thể thiếu trong chiến lược của công ty.

 

4. Bạn không đáng tin cậy

Bạn luôn yêu cầu cấp dưới của mình phải đi làm đúng giờ, hoàn thành các nhiệm vụ đúng deadline và cam kết thực hiện mọi việc họ hứa hẹn. Thế nhưng, liệu bạn có chắc rằng bạn đang là tấm gương hoàn hảo để nhân viên noi theo?

Tương tự như bạn, các nhân viên cũng đang theo dõi liệu bạn có làm những gì bạn đã nói. Khi bạn trót lỡ một deadline, đừng cố viện cớ hoặc chối bỏ sai lầm này. Hãy thành thật nhận lỗi với nhân viên và cố gắng làm tốt hơn ở lần sau, như chính bạn đang yêu cầu nhân viên của mình.

 

5. Bạn không tôn trọng nhân viên

Tôn trọng là hành vi hai chiều. Khi bạn thể hiện sự tôn trọng với nhân viên của mình, họ cũng sẽ đối xử như thế với bạn và ngược lại. Quát nạt nhân viên trước tập thể đông người, bác bỏ những thành tựu họ đạt được hay không lắng nghe những đóng góp, ý kiến của nhân viên chính là dấu hiệu cho thấy bạn đang không thật sự tôn trọng cấp dưới của mình. Nếu bạn không tôn trọng họ, lí do nào làm bạn muốn tuyển dụng họ? Đối xử với nhân viên ở mức tôn trọng tối thiểu chính là lối giao tiếp cơ bản nhưng vô cùng quan trọng giúp bạn gây dựng lòng tin ở nhân viên.

 

6. Bạn hay đổ lỗi cho cấp dưới

Một lãnh đạo tốt thường sẽ nhận phần lỗi nhiều hơn về phía mình và nhận phần thưởng ít hơn khi được ghi danh. Việc đổ lỗi hoặc chỉ trích nhân viên khi chưa thật sự xem xét lại hướng chỉ dẫn, cách làm việc của bạn sẽ khiến nhân viên hoài nghi lối lãnh đạo bạn thể hiện.

Hãy bày tỏ sự công bằng trong việc chịu trách nhiệm khi có vấn đề xảy ra. Điều đó đồng nghĩa với việc đừng cố tỏ ra là người ngoài cuộc khi gặp phải một thất bại nào đó, hãy thừa nhận bạn là một phần nguyên nhân của sự sai lầm.

 

7. Bạn không quan tâm đến đời sống cá nhân của nhân viên

Nhân viên không tôn trọng sếp vì 10 lý do sau và mẹo hóa giải dễ dàng

Không nhất thiết bạn phải tìm hiểu tường tận từng đường tơ kẽ tóc cuộc đời cá nhân của mỗi nhân viên để là một lãnh đạo giỏi. Nhưng có một sự khác biệt giữa việc biết mọi thứ và quan tâm tất cả những điều bạn biết. Hãy thể hiện sự thông cảm hoặc lo lắng khi cấp dưới than thở với bạn về chuyện gia đình, áp lực công việc. Bày tỏ mối quan tâm và một số lời khuyên nhủ hoặc chia sẻ kinh nghiệm của bạn trong trường hợp đó, điều này sẽ giúp bạn củng cố lòng tin vững chắc trong nhân viên của mình.

 

8. Bạn không nhận thức được bản thân

Là một lãnh đạo, bạn không thể mơ hồ về những điểm mạnh và năng lực mình đang có. Thay vì cho rằng mình biết mọi thứ, hãy thực tế và chắc chắn về điểm mạnh và điểm yếu của mình. Tuyển dụng những cá nhân có thể lấp vào chỗ trống khiếm khuyết của bạn, và tin tưởng giao cho họ trọng trách này.

Chiến lược này không chỉ giúp bạn tạo dựng lòng tin trong nhân viên tốt hơn mà còn đem lại hiệu quả về mặt kinh doanh và tài chính. Những nhà lãnh đạo nắm được điểm yếu của mình thường có cách để vận hành công ty theo cách của họ tốt hơn và sẵn sàng tiếp thu những ý tưởng tuyệt vời từ nhân viên mà họ cho rằng có thể hiệu quả hơn của chính họ.

 

9. Bạn không phải là người giỏi giao tiếp

Bạn mong muốn nhân viên luôn phải giao tiếp và báo cáo lại với bạn những công việc họ đang làm. Nhưng liệu bạn có đang giao tiếp và trò chuyện với nhân viên theo cách lịch sự nhất? Giao tiếp hiệu quả là một kĩ năng quan trọng cần có của người lãnh đạo. Nếu bạn không dành thời gian và phương pháp để trò chuyện với các nhân viên của mình, bạn sẽ dần mất đi những kết nối với cấp dưới và khoảng cách giao tiếp ngày càng xa sẽ kéo theo sự tôn trọng của các cấp dưới dành cho chính bạn.

 

10. Bạn luôn không hài lòng về mọi thứ

Hãy luôn nhớ rằng không có bất kỳ ai hay điều gì là hoàn hảo. Bạn không thể yêu cầu nhân viên của mình hoàn thành mọi việc trơn tru và hoàn mỹ như kỳ vọng bạn đặt ra. Khi bạn liên tục “vạch lá tìm sâu” trong những gì cấp dưới đang làm, họ sẽ dần nản lòng và mất đi lòng tin ở bạn. Dần dần, họ sẽ bắt đầu muốn từ bỏ và chấm dứt làm việc ở công ty.

Trở thành một lãnh đạo tốt khiến nhiều nhân viên tôn trọng và nể phục là tạo ra một niềm tin vững chắc từ nhân viên dành cho bạn, tạo cơ hội để nhân viên có thể phát huy tốt năng lực của họ và luôn sát cánh với các nhân viên của bạn như một phần trong tập thể. Đó là chiến lược giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo thành công!

 

— HR Insider —
VietnamWorks
 – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm sếp và học cách "bảo vệ" nhân viên đúng mực trong công việc

Trong môi trường công việc ngày nay, vai trò của một người sếp không chỉ dừng lại ở việc quản lý và điều hành mà...

Người trẻ lương 5-10 triệu đồng/tháng là hội đi cà phê nhiều nhất

Thời buổi kinh tế khó khăn, người trẻ có thể “thắt lưng buộc bụng” trong chi tiêu hằng ngày nhưng khoản đi cafe mỗi tuần...

Giám đốc đạo đức: Vị trí được săn đón để quản lý AI trong doanh nghiệp

Bạn có từng nghĩ tới rằng trong tương lai gần, quyết định có thể thay đổi số phận của một doanh nghiệp, lại có thể...

Đồng nghiệp "mượn chuyện làm quà" để lấy lòng Sếp mới, tôi nên ứng xử thế nào?

“Mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp là chiêu của những đồng nghiệp chuyên soi mói, thích nói xấu sau lưng và “sống 2...

Nên làm gì khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc?

Có phải điều đầu tiên bạn làm khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc thường là nhảy việc không? Tuy nhiên,...

Bài Viết Liên Quan

Làm sếp và học cách "bảo vệ" nhân viên đúng mực trong công việc

Trong môi trường công việc ngày nay, vai trò của một người sếp không chỉ...

Người trẻ lương 5-10 triệu đồng/tháng là hội đi cà phê nhiều nhất

Thời buổi kinh tế khó khăn, người trẻ có thể “thắt lưng buộc bụng” trong...

Giám đốc đạo đức: Vị trí được săn đón để quản lý AI trong doanh nghiệp

Bạn có từng nghĩ tới rằng trong tương lai gần, quyết định có thể thay...

Đồng nghiệp "mượn chuyện làm quà" để lấy lòng Sếp mới, tôi nên ứng xử thế nào?

“Mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp là chiêu của những đồng nghiệp chuyên...

Nên làm gì khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc?

Có phải điều đầu tiên bạn làm khi cảm thấy bản thân bị “chững lại”...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers