• .
adsads
1
Lượt Xem 2 K

 

Là người đi làm, dù bạn mới ra trường, hay đã đi được cả gần mười năm trên con đường sự nghiệp, thì nhảy việc, đặc biệt là vào giai đoạn cuối năm bao giờ cũng là quyết định lấy đi của bạn nhiều thời gian suy nghĩ, cân nhắc. Nhiều người không ngại bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân để bắt lấy những cơ hội mới, trong khi nhiều người vẫn cảm thấy những điều quen thuộc ở công việc cũ là lí do để giữ chân mình. Vậy đâu là những câu hỏi được đặt ra khi bạn cân nhắc có nên nhảy việc hay không vào thời điểm này?

 

Đâu là thời điểm hoàn hảo để nhảy việc?

Đợi làm vừa tròn một năm, hai năm? Đợi nhận xong lương tháng 13, thưởng Tết? Hay đợi cơ hội “ngàn năm có một” xuất hiện? Lời khuyên ở đây là bạn nên tính kỹ bài toán đánh đổi giữa tiền thưởng với thu nhập tương lai. Có được khoản tiền thưởng kia, nhưng lại bỏ lỡ cơ hội việc tốt – lương cao đang trước mắt liệu có nên chăng? Hơn nữa, nếu ai cũng có tâm lí đợi thưởng rồi mới nghỉ việc thì tình hình tuyển dụng đầu năm sẽ cực kì “khắc nghiệt” để bạn giành lấy cơ hội đến với công việc trong mơ. Đó là lí do vì sao nhảy việc cuối năm nghe có vẻ nghịch lí nhưng lại là một điểm cộng nhân đôi cơ hội tìm việc của bạn.

 

Công việc và chỗ làm mới liệu có phù hợp hay không?

Nếu bạn đang loay hoay đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này, hãy nhìn lại khi vừa bắt đầu công việc hiện tại, liệu bạn có biết chắc đó là phù hợp với mình. Công việc gì cũng vậy, đi làm ở đâu cũng vậy, thời điểm bắt đầu luôn đòi hỏi bạn làm quen với nhiều thứ, học hỏi ở nhiều người. Bạn luyến tiếc sếp và đồng nghiệp là điều dễ hiểu, vì họ là người cùng bạn trong suốt quãng thời gian qua. Bạn ngại phải thay đổi đường đi làm, sợ xa quán ăn “chỗ cũ”. Điều đó càng đồng nghĩa với việc bạn quyết định ở lại là vì bạn vẫn là một cư dân của “comfort zone” – chưa sẵn sàng cho những thách thức mới – và đã sẵn sàng để lướt qua một cơ hội mới.

 

Tóm lại, nghỉ việc cuối năm, vì sao đến cuối cùng lại là nhân đôi cơ hội?

  • Thứ nhất, ít đối thủ cạnh tranh hơn: Cuối năm, hầu như tất cả các công ty đều đang tăng tốc để về đích, đối mặt với nhiều áp lực về chỉ tiêu doanh số, hợp đồng… Nhu cầu nhân sự vì thế cũng tăng lên rất cao, trong khi tâm lý của của đa số mọi người đều ngại nhảy việc vào cuối năm nên số lượng ứng tuyển rất ít. Vì vậy nếu bạn sẵn sàng là người khác biệt, bạn sẽ làm nên được điều khác biệt không kém cho con đường sự nghiệp của mình.
  • Thứ hai, đãi ngộ hấp dẫn hơn: Một số nhà tuyển dụng biết rõ tâm lí của đa số người tìm việc, nên nếu họ thực sự cần nhân tài vào thời điểm “nhạy cảm” này, họ sẽ tìm ra các phương án để “đền bù thất thoát” cho bạn bằng những đãi ngộ hấp dẫn, vậy nên hãy thử tìm hiểu xem nhé!
  • Thứ ba, vị thế đàm phán cao hơn: Đa số ứng viên khi đi xin việc thường khá dễ dàng chấp nhận các điều khoản mà nhà tuyển dụng đưa ra nhằm sớm vượt qua phỏng vấn và có được công việc. Tuy nhiên vào thời điểm này, bạn có nhiều cơ hội hơn để đàm phán với nhà tuyển dụng. Hãy tận dụng điều này để đề xuất các yêu cầu chính đáng của bạn về lương, thưởng, công việc, hợp đồng…

 

Tìm hiểu các cơ hội việc tốt – lương cao cuối năm tại VietnamWorks:

và nhiều việc làm hấp dẫn khác.

 

Bạn đã có câu trả lời cho những câu hỏi của mình chưa? Bất kì quyết định nào cũng bao gồm cả cơ hội và rủi ro. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn sớm thoát khỏi những băn khoăn và đưa ra sự lựa chọn đúng đắn cho quyết định nhảy việc của mình. Chúc bạn có được công việc mơ ước nhé!

— HR Insider —

adsads
Bài Viết Liên Quan

[RECAP] TỌA ĐÀM "XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP”

Tọa đàm “Xu hướng thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp” được tổ chức bởi VietnamWorks cùng với Trường Đại học Phenikaa vào...

[RECAP] WORKSHOP: Xây dựng lộ trình phát triển sự nghiệp

Như thế nào là một lộ trình phát triển sự nghiệp tốt luôn là nỗi lòng băn khoăn của rất nhiều bạn trẻ hiện nay....

[RECAP] WEBINAR: Bí kíp "dễ thở" nơi công sở dành cho Newbie

Newbie mới ra trường và gia nhập vào môi trường công sở thường dễ bị “ngộp” vì có nhiều quy tắc, yêu cầu cần phải...

6 điều nan giải người đi làm trăn trở cho hành trình tìm kiếm công việc mới

Tìm kiếm công việc mới có thể đem đến nhiều thách thức và lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn 6...

"Anh/chị sẽ liên lạc với em sau" và 4 dấu hiệu cho thấy hồ sơ của bạn đang nằm trong "đội dự bị" với nhà tuyển dụng

Bạn đã gửi hồ sơ xin việc và ngồi chờ phản hồi từ nhà tuyển dụng. Mỗi giây trôi qua, bạn cảm thấy hồi hộp,...

Bài Viết Liên Quan

[RECAP] TỌA ĐÀM "XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP”

Tọa đàm “Xu hướng thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp” được tổ...

[RECAP] WORKSHOP: Xây dựng lộ trình phát triển sự nghiệp

Như thế nào là một lộ trình phát triển sự nghiệp tốt luôn là nỗi...

[RECAP] WEBINAR: Bí kíp "dễ thở" nơi công sở dành cho Newbie

Newbie mới ra trường và gia nhập vào môi trường công sở thường dễ bị...

6 điều nan giải người đi làm trăn trở cho hành trình tìm kiếm công việc mới

Tìm kiếm công việc mới có thể đem đến nhiều thách thức và lo lắng....

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers