• .
adsads
PR Story 02 Feat Final
Lượt Xem 3 K

Có nhiều người trẻ, mỗi sáng chỉ muốn nằm ì trên giường nghĩ vẩn vơ thay vì bật dậy sửa soạn đi làm. Bởi đơn giản, họ chán nản công việc hiện tại đến cực độ. Và chắc chắn có nhiều hơn một lần, họ ấp ủ mong muốn nhảy việc để tìm kiếm một công việc mới, một môi trường mới. Nhưng, họ lại có quá nhiều điều phải lo sợ.

 

Cái khó của một Training Manager

 

Tôi đang là một Training Manager cho một thương hiệu về mỹ phẩm. Tính đến nay chắc cũng được 7 năm rồi – con số mà theo những người trong ngành hay nói là cũng “không phải dạng vừa đâu”. Bởi bản chất của đào tạo là giao tiếp giữa người với người, đòi hỏi việc nắm bắt tâm lý của đối phương phải rất tốt. Vì vậy mà ngoài những lúc đào tạo các bạn sales, tôi còn đi giải quyết những khiếu nại, hay câu hỏi siêu khó đỡ của khách hàng – những tình huống mà các bé sales non nớt không giải quyết được (ai làm đào tạo, đặc biệt trong lĩnh vực làm đẹp rồi chắc thấu hiểu nỗi khổ này ha!). Vì vậy mà tôi được công ty đánh giá tốt.

Thật ra công việc hiện tại của tôi vẫn ổn, nghĩa là vẫn xoay vòng như vậy mỗi ngày vậy đó: đào tạo về sản phẩm làm đẹp, giải quyết khiếu nại, train các khoá nâng cao khác – cũng xung quanh vấn đề làm đẹp. Nhưng tôi là… đàn ông mà! Tôi cũng muốn thử một lần bơi ra khỏi bể mỹ phẩm quanh mình.

Khi nhìn ra xung quanh những tập đoàn lớn, đi tham dự các khoá nâng cao kỹ năng đào tạo và xem cách họ giúp tập đoàn đi lên như thế nào, tôi cực kỳ ngưỡng mộ. Tôi từng có thời gian muốn “ra đi”, ước muốn làm thân trai một lần được “giong buồm ra biển lớn” vì tôi khao khát được trải nghiệm nhiều hơn thay vì chỉ ở quanh một bể cá nhỏ bé này với những guồng quay công việc lúc nào cũng giống nhau.

Nhưng tôi lại quá tham lam. Tôi bắt đầu cân đo đong đếm cái được với mất ở đây. Tôi làm ở đây đã 7 năm nên mức lương cũng thuộc dạng dư dả, phúc lợi cũng thuộc loại nhất nhì công ty mà có lẽ nếu nhảy việc khó có được ở công ty chỉ mới lót ngót vào. Hơn nữa, tôi cũng không chắc chỗ mới môi trường liệu có thực sự tốt hơn chỗ hiện tại không. Người ta đi làm suy cho cùng cũng chỉ là để có một cuộc sống ổn định với thu nhập ổn định, vậy tôi có nhất thiết phải thay đổi để làm được điều gì đó to tát hơn trong khi không chắc cái được sẽ nhiều hơn cái mất không?

Ngày qua ngày tôi vẫn đi về nơi này, và dĩ nhiên, cái cảm giác “không thoả mãn” luôn đeo bám tôi trường tồn không bao giờ rời đi, chắc một ngày nào đó nó cũng sẽ bùng nổ.

– Trích lời chia sẻ của bạn Quốc Huy gửi đến VietnamWorks 

Nhảy việc: Làm sao vượt qua cảm giác đi chẳng được ở chẳng xong

Vì thiếu quyết đoán, tôi bất lực với chính mình

 

Cái giá của sự “dùng dằng”

 

Ngày mới đi làm, tôi luôn tự nhủ, không được dựa vào lương mà quyết định công việc mà phải tìm một nơi giúp bản thân mình học hỏi được thật nhiều, có được nhiều kinh nghiệm để phát triển thật nhanh. 2 năm, 4 năm rồi 5 năm, tôi vẫn bám vào kim chỉ nam đó mà làm việc, tin nổi không? Làm trong một tập đoàn lớn với nhiều dự án có mức độ khó cao, tôi vẫn luôn được thử thách, học hỏi và trau dồi năng lực bản thân mỗi ngày trong một mức lương vừa phải. Mỗi khi có ai đó nói với tôi: “Ở tuổi này đáng lẽ mày phải được lương cao hơn chứ”, tôi liền bào chữa: “Lương đâu phải là tất cả” (trời ơi, tôi thực sự nể mình lúc đó, sao có thể phát ngôn ra những câu lý thuyết dữ thần vậy???). Thế là, sau câu nói đó, tôi lại có chút chạnh lòng, thấy câu trả lời của mình cứ không-trọn-vẹn: “Ừ nhỉ, mình muốn một mức lương cao hơn cơ mà chứ đâu hẳn mình hài lòng hoàn toàn với mức lương hiện tại”. Dần dần, tôi không còn chấp nhận được thực tế đang diễn ra với mình nữa, suy nghĩ: “Tại sao mình phải nhận mức lương này khi mình có thể có được mức lương cao hơn” cứ nhảy ra trong đầu tôi mỗi khi tôi và gia đình có những nhu cầu phát sinh về tài chính: cho con học trường quốc tế hay trường công lập, cho con đi du lịch nước ngoài hay trong nước, có nên sắm xe hơi để đưa đón con không,…

Ban đầu, tôi đổ lỗi cho công ty nơi tôi làm việc, rằng họ không biết quý trọng nhân tài, không có đãi ngộ xứng đáng. Nhưng tâm lí đổ lỗi đó chẳng làm tôi khá hơn, mà ngược lại, còn làm tôi khổ sở với cuộc sống của mình: đi làm thì không vui vẻ gì với công ty, ở nhà thì lại phải đối diện với chuyện tiền bạc khi con mình đã lớn. Trước những mong muốn của con, tôi như bất lực với chính mình, tôi đã từng tự hỏi: mình có phải là một người mẹ kém cỏi?

Tôi đã từng trách mình rất nhiều, giờ nghĩ lại thấy có lỗi với chính mình vô vàn vì đã để bản thân phải chịu đựng quá nhiều điều không vui trong suốt một thời gian dài. Chỉ vì cứ loay hoay không biết phải bắt đầu thoát ra mọi chuyện bằng cách nào, nên tôi đã chẳng dám quyết tâm hành động.

-Trích lời chia sẻ của bạn Minh Hiền gửi đến VietnamWorks –

Nhảy việc: Làm sao vượt qua cảm giác đi chẳng được ở chẳng xong

Vì thiếu quyết đoán, tôi cảm thấy có lỗi với gia đình mình

 

Vượt qua cảm giác “đi chẳng được ở cũng chẳng xong” thế nào?

 

“Mâu thuẫn trong chính suy nghĩ của mình: giữa việc thay đổi để bứt phá sự nghiệp và chấp nhận để an toàn, tôi đã tìm thấy lối đi mới phù hợp với bản thân khi tham gia hành trình Begin.Again.”

 

– Trích chia sẻ của bạn Thúy Minh gửi đến VietnamWorks.

Khi đứng trước quyết định quan trọng trong sự nghiệp, chắc chắn chúng ta phải “cân đo đong đếm” để đảm bảo sự thành công. Vì sau một thời gian đi làm, cái chúng ta cần không chỉ dừng lại ở “công việc” mà là “sự nghiệp”. Và không phải lúc nào nhảy việc cũng mang đến cơ hội thăng tiến nhanh hơn, và đôi khi không phải cứ cố gắng thay đổi bản thân để thích nghi với công việc hiện tại là giải pháp đúng đắn.

Với định vị “Dẫn đầu cơ hội bứt phá cho nhân sự có kinh nghiệm và cấp quản lý”, VietnamWorks khởi xướng hành trình Begin.Again với mong muốn giúp các bạn trẻ đang gặp những vướng mắc trong sự nghiệp tìm thấy hướng đi mới thông qua gói giải pháp gồm 3 phần được thiết kế dành riêng cho mỗi bạn gồm: đề xuất công việc mới đúng mong muốn, những lời khuyên, kinh nghiệm hữu ích đúng hoàn cảnh và cơ hội gặp gỡ nhà đầu tư nổi tiếng Thái Vân Linh cùng các nhà lãnh đạo cấp cao thông qua sự kiện “Begin.Again”.

 

Nhảy việc: Làm sao vượt qua cảm giác đi chẳng được ở chẳng xong

Đừng xin lỗi nữa, hãy dũng cảm bắt đầu một chương mới trong sự nghiệp!

 

THAM GIA BEGIN.AGAIN NGAY TẠI ĐÂY!

 

— HR Insider  —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Người lao động nghỉ bão lũ có được hưởng lương không?

Người lao động nghỉ bão lũ có được hưởng lương không?

Mưa lớn kéo dài đã gây ra đợt lũ trên các sông ở Bắc Bộ buộc người lao động phải nghỉ làm để đảm bảo...

Thủ tục tặng quà cho Sếp phải là cách để thể hiện thành ý trong công việc?

Tặng quà cho Sếp là cách bày tỏ lòng biết ơn người đã chỉ dẫn bạn trên con đường sự nghiệp, đồng thời thể hiện...

Áp dụng công thức 21 - 3 - 6 - 5 trị triệu chứng "cả thèm chóng chán” cho dân văn phòng

“Cả thèm chóng chán” là triệu chứng xấu nhưng rất phổ biến ở dân văn phòng. Muốn nâng cao năng suất làm việc và phát...

Không cần nghỉ việc vẫn có bí quyết tháo gỡ khoảng cách với sếp

Mối quan hệ xa cách, căng thẳng với sếp là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến người lao động buộc phải chọn cách...

Người trẻ lương 5-10 triệu đồng/tháng là hội đi cà phê nhiều nhất

Thời buổi kinh tế khó khăn, người trẻ có thể “thắt lưng buộc bụng” trong chi tiêu hằng ngày nhưng khoản đi cafe mỗi tuần...

Bài Viết Liên Quan
Người lao động nghỉ bão lũ có được hưởng lương không?

Người lao động nghỉ bão lũ có được hưởng lương không?

Mưa lớn kéo dài đã gây ra đợt lũ trên các sông ở Bắc Bộ...

Thủ tục tặng quà cho Sếp phải là cách để thể hiện thành ý trong công việc?

Tặng quà cho Sếp là cách bày tỏ lòng biết ơn người đã chỉ dẫn...

Áp dụng công thức 21 - 3 - 6 - 5 trị triệu chứng "cả thèm chóng chán” cho dân văn phòng

“Cả thèm chóng chán” là triệu chứng xấu nhưng rất phổ biến ở dân văn...

Không cần nghỉ việc vẫn có bí quyết tháo gỡ khoảng cách với sếp

Mối quan hệ xa cách, căng thẳng với sếp là một trong những nguyên nhân...

Người trẻ lương 5-10 triệu đồng/tháng là hội đi cà phê nhiều nhất

Thời buổi kinh tế khó khăn, người trẻ có thể “thắt lưng buộc bụng” trong...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers