• .
adsads
Nhảy việc cuối năm 1200x900 1
Lượt Xem 22 K

Nhảy việc vào bất kỳ thời điểm nào cũng cần có sự chuẩn bị và nhất là giai đoạn cuối năm. Bạn từ bỏ công việc đã làm từ đầu năm đến nay, từ bỏ mức lương thưởng đang được nhận để tìm đến môi trường mới. Vậy bạn có biết mình sắp phải đương đầu với những gì hay không? Bạn đã sẵn sàng để đối mặt với những tình trạng mà đa số những ai nhảy việc cuối năm đều vướng phải?

 

1. Có thể bị “ép” giá vì tình hình thị trường 

Vào thời điểm cuối năm, đa số các công ty đều không có sự biến động lớn về tình hình nhân sự, chính vì vậy mà cơ hội nghề nghiệp cũng dần ít đi. Tuy cũng có một số công ty tuyển dụng nhưng thông thường là công việc không có tính ổn định lâu dài. Đặc biệt, sau thời gian dài bị ảnh hưởng do đại dịch Covid – 19 khiến nhiều công ty rất ngại chi thêm khoản tiền lớn vào việc tuyển dụng. Vì thế, họ sẽ ưu tiên chọn một ứng viên phù hợp yêu cầu nhưng chi trả mức lương thấp hơn.

Tuy nhiên, mặt tích cực của vấn đề nhảy việc cuối năm chính là việc tỷ lệ cạnh tranh thấp hơn giữa các ứng viên.Theo một báo cáo của VietnamWorks, tại TP. Hồ Chí Minh, để có việc làm, 1 lao động phải “chọi” với 48 người khác. Trong đó, những ngành có tỷ lệ cạnh tranh cao là hành chính/thư ký, tiếp theo là kế toán, sản xuất, cấp quản lý điều hành. Vì thế, có thể nói thời điểm cuối năm giúp bạn giảm tỷ lệ chọi của mình xuống thấp, đặc biệt là ở các vị trí cấp quản lý.

Do đó, nếu bạn quyết định nhảy việc trong thời gian này, bạn phải chứng minh được mình là người có ích cho công ty mới và họ phải tuyển dụng bạn, như thế bạn mới có thể thương lượng được mức lương như mong muốn. Để làm được như vậy, bạn cần phải tự luyện tập trước vòng phỏng vấn và chuẩn bị một số cách để thu hút nhà tuyển dụng. Thay vì sợ hãi, hãy tự tin thể hiện bản thân mình và khẳng khái đưa ra mức lương mà bạn nghĩ là xứng đáng để không bị ép giá.

 

2. Tài chính của bản thân bị ảnh hưởng 

Khi từ bỏ công ty đang làm ở thời điểm cuối năm, đồng nghĩa với việc bạn sẽ vứt bỏ khoản lương thưởng tháng 13, thậm chí 14, 15 và 16. Những nỗ lực trong cả năm của bạn cũng không được đáp đền xứng đáng vì quyết định này. Hơn thế, thời gian xin việc có thể sẽ kéo dài trong khoảng 1 đến 3 tháng thậm chí đến 6 tháng do tình hình dịch bệnh và ảnh hưởng kinh tế của năm nay. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị một khoản tiền để trang trải trong thời gian đó, nếu không áp lực đặt lên tìm việc và cuộc sống sẽ đè nặng lên bạn.

Còn chưa kể đến khi chuyển đến một nơi mới, bạn có chắc mình sẽ êm đềm vượt qua 2 tháng thử việc không hay sẽ phải tiếp tục hành trình xin việc ở nơi khác? Vậy nên, hãy suy nghĩ thật cẩn trọng, đừng vì giây phút bốc đồng mà đưa ra quyết định nghỉ việc. Bởi có thể bạn sẽ gánh lấy hậu quả cho những lúc nóng nảy thế đấy!

>>> Xem thêm: Nhảy việc cuối năm – bài toán đánh đổi giữa lương thưởng và những cơ hội khó bỏ lỡ không kém

 

3. Rạn nứt trong mối quan hệ 

Quả thật không dễ dàng khi đưa ra quyết định thôi việc vào thời điểm cuối năm, bởi không chỉ đối mặt với thị trường nhân sự hay tài chính cá nhân, mà bạn còn phải đương đầu với đồng nghiệp. Bởi đồng nghiệp sẽ phải gánh vác thêm phần công việc của bạn khi bạn rời đi, điều này khiến họ không mấy dễ chịu. Do đó, bạn hãy ôn tồn bàn giao công việc và nhờ mọi người giải quyết tiếp giúp mình.

Cho dù bạn không thích họ, bạn vẫn nên niềm nở, cư xử lịch sự đến ngày cuối cùng và không được đánh mất thiện cảm từ mọi người. Vì trái đất này rất tròn, biết đâu bạn và họ sẽ lại một lần nữa là đồng nghiệp ở một nơi khác.

Tóm lại, nếu bạn đã có suy nghĩ nhảy việc vào cuối năm, bạn hãy cân nhắc cẩn thận những vấn đề trên, đừng vội vàng đưa ra quyết định. Và nếu đã sẵn sàng, thì hy vọng rằng bạn sẽ tìm được một công việc như những bạn mong muốn. Hãy chứng minh bản thân là người có lựa chọn thông minh để con đường sự nghiệp của bạn luôn suôn sẻ và thăng tiến.

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn theo những lời hứa hẹn hấp dẫn từ nhà tuyển...

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều nhân sự vẫn chưa biết rằng thực tế mọi...

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi gió” hơn, đồng thời đón nhận được nhiều cơ hội...

Sếp rời đi cuối năm: Làm sao để thích nghi và duy trì động lực làm việc?

Cuối năm bộn bề công việc, Sếp của bạn lại chuẩn bị rời đi. Điều này khiến nhiều nhân viên cảm thấy bối rối, không...

Sự hài lòng trong sự nghiệp: Làm sao để gắn bó và thấy giá trị ở công việc hiện tại?

Bạn có đang cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại mình đang làm? Hãy tìm thấy giá trị của công việc và học...

Bài Viết Liên Quan

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn...

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI),...

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi...

Sếp rời đi cuối năm: Làm sao để thích nghi và duy trì động lực làm việc?

Cuối năm bộn bề công việc, Sếp của bạn lại chuẩn bị rời đi. Điều...

Sự hài lòng trong sự nghiệp: Làm sao để gắn bó và thấy giá trị ở công việc hiện tại?

Bạn có đang cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại mình đang làm?...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers