adsads
nhung cach hanh xu thieu ton trong cua nha tuyen dung voi ung vien 3
Lượt Xem 3 K

Chia sẻ
Sau khi vượt qua vòng phỏng vấn cùng Nhân sự tại công ty chứng khoán, Hân sẽ gặp giám sát trực tiếp làm việc với mình trong vòng tiếp theo. Nhưng kết quả nhận được hôm đó là Hân phải trả lời một lúc đến tận năm người trong buổi phỏng vấn?! Hết người này hỏi lại đến người khác nhưng phần lớn những câu hỏi không liên quan và chồng chéo lên nhau rất mất thời gian và “vô duyên”. Hân cảm thấy văn hóa không hợp và từ chối dù cô đã được nhận vào làm …- Hân bức xúc chia sẻ.

Ngoài những sản phẩm của công ty, văn hóa tuyển dụng cũng đóng góp một phần vào danh tiếng của công ty. Thử tưởng tượng một công ty nổi tiếng nhưng bộ phận tuyển dụng “tồi” không thu hút được nhân tài thì công ty cũng sẽ mất dần vị thế của mình so với đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, ứng viên cũng không thấy thoải mái với quá trình tuyển dụng, đặc biệt là với ứng viên cấp cao – họ thường có những đòi hỏi riêng nhất định. Ứng viên hãy chú ý những cách hành xử sau khi quyết định có gia nhập một công ty hay không:

 

Số vòng ứng tuyển không đúng như thông báo

Thông tin đến ứng viên gồm 3 vòng nhưng công ty kéo dài mãi đến tận 5 vòng phỏng vấn?! Điều khiến bạn cảm thấy khó chịu nhất là thông tin không chính xác, làm mất thời gian của bạn và khiến bạn luôn có cảm giác mình đang bị lừa. Họ bắt bạn chờ đến 2 tuần sau vòng phỏng vấn đầu tiên để nhận thông báo đậu, nhưng đồng thời cũng báo cho bạn biết vòng phỏng vấn tiếp theo sẽ diễn ra vào… ngày mai. Hoặc, sau phỏng vấn vòng thứ ba, bạn tự tin đã có thể đường đường chính chính trở thành nhân viên chính thức nhưng đột ngột bạn phải phỏng vấn thêm đến tận 2 vòng nữa? Bạn sẽ cảm thấy như thế nào trong các trường hợp đó?

 

Quá nhiều người trong phòng ban cùng phỏng vấn ứng viên

Như Hân, bạn có cảm thấy thoải mái không nếu có đến tận năm cặp mắt chăm chú nhìn bạn? Và bạn có cảm thấy đủ tự tin nếu như có đến năm người trong buổi phỏng vấn hôm đó, đặc biệt là khi bạn không được báo trước về điều này? Mỗi người đưa ra một câu hỏi, không thống nhất với nhau từ trước, bạn cảm thấy lộn xộn và mất dần cảm tình với công ty so với trước đây.

 

Không đọc trước hồ sơ của bạn

Việc đợi đến khi vào phòng phỏng vấn mới đem hồ sơ của ứng viên ra đọc là không thể hiện sự tôn trọng đối với ứng viên. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy như thế nào nếu ứng viên hoàn toàn không tìm hiểu gì về công ty trước khi ứng tuyển, và đợi đến khi phỏng vấn mới bắt đầu tìm hiểu? Một công việc là sự thỏa thuận giữa hai bên, thiết nghĩ có sự tôn trọng lẫn nhau thì mối quan hệ này mới có thể kéo dài.

 

Trả lời thư ứng viên thô lỗ

Gần đây, cộng đồng mạng xôn xao vụ nhà tuyển dụng xúc phạm sinh viên nộp đơn xin thực tập. Đây cũng là một ví dụ cho thấy phía bên tuyển dụng không tôn trọng ứng viên mặc dù ứng viên cũng có phần không đúng. Trường hợp bạn không làm gì sai nhưng nhận được thư từ chối từ phía tuyển dụng một cách thô lỗ như thế, bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Bị xúc phạm? Mất hết tự tin? Điều đó thật đáng buồn! “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, hà cớ gì phải sử dụng từ ngữ thô lỗ với nhau như vậy?

 

Khi bắt gặp các cách hành xử trên, ứng viên cần luôn luôn giữ phong thái điềm tĩnh và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, hãy ghi nhớ các cách hành xử này. Liệu đây chỉ là những lỗi nhỏ hay là dấu hiệu của một bộ máy vận hành không chuyên nghiệp? Liệu khi gia nhập công ty bạn có phải chịu đựng sự thiếu chuyên nghiệp này với tần suất cao hơn, hay mọi thứ chỉ là những sai sót nhất thời? 

 

Bạn có hai lựa chọn: nếu vẫn nghĩ công ty này phù hợp với mình, hãy bỏ qua những lỗi lầm trên và nhận lời làm việc. Bạn có thể chia sẻ sự không hài lòng với quy trình tuyển dụng với sếp khi đã quen với môi trường mới. Ngược lại, lựa chọn thứ hai là từ chối đề nghị làm việc. Khi đó, trong thư từ chối, hãy chỉ ra những điểm khiến bạn thấy không được tôn trọng một cách lịch sự nhưng rõ ràng và thẳng thắn. Hãy giúp nhà tuyển dụng nhận ra những sai sót trong bộ phận tuyển dụng và nhân sự, chắc chắn họ sẽ trân trọng ý kiến đóng góp của bạn. 

– HR Insider/VietnamWorks –

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy rằng sếp không hiểu bạn, không tôn trọng bạn, hoặc không công bằng với bạn? Có lẽ bạn mong muốn có một sếp tốt hơn, người có "tiếng nói chung" với bạn?

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống và con người. Trong môi trường làm việc, việc xảy ra những lỗi lầm không phải là điều bất ngờ.

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển và cải thiện. Tuy nhiên, đôi khi, sếp có thể gặp phải tình trạng nhân viên "miễn dịch" với các lời góp ý hoặc phản hồi. Hiểu rõ nguyên nhân và biết cách xử lý tình huống này không chỉ là một kỹ năng quản lý hiệu quả mà còn là chìa khóa để xây dựng một môi trường làm việc tích cực và phát triển.

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta phải đưa ra sự lựa chọn bước ra khỏi vùng an toàn.

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo nên một nhân viên lý tưởng. Điều này có thể ảnh hưởng xấu chính năng suất, văn hoá và thậm chí tạo áp lực cho phòng nhân sự. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 4 đặc điểm của nhân viên của một nhân viên ưu tú, có những đặc điểm này giúp bạn được sếp quý, đồng nghiệp nể, lương thưởng dễ thăng hạng.

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy rằng sếp không hiểu bạn, không tôn trọng bạn, hoặc không công bằng với bạn? Có lẽ bạn mong muốn có một sếp tốt hơn, người có "tiếng nói chung" với bạn?

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống và con người. Trong môi trường làm việc, việc xảy ra những lỗi lầm không phải là điều bất ngờ.

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển và cải thiện. Tuy nhiên, đôi khi, sếp có thể gặp phải tình trạng nhân viên "miễn dịch" với các lời góp ý hoặc phản hồi. Hiểu rõ nguyên nhân và biết cách xử lý tình huống này không chỉ là một kỹ năng quản lý hiệu quả mà còn là chìa khóa để xây dựng một môi trường làm việc tích cực và phát triển.

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta phải đưa ra sự lựa chọn bước ra khỏi vùng an toàn.

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo nên một nhân viên lý tưởng. Điều này có thể ảnh hưởng xấu chính năng suất, văn hoá và thậm chí tạo áp lực cho phòng nhân sự. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 4 đặc điểm của nhân viên của một nhân viên ưu tú, có những đặc điểm này giúp bạn được sếp quý, đồng nghiệp nể, lương thưởng dễ thăng hạng.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers