adsads
Những dấu hiệu rớt phỏng vấn mà bạn cần biết
Lượt Xem 121

Ai cũng mong muốn thành công trong các buổi phỏng vấn để tìm được công việc như ý. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn nhận được kết quả như mong đợi. Nếu bạn đang băn khoăn liệu mình có được chọn hay không, hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu rớt phỏng vấn mà HR Insider bật mí dưới đây.

Những dấu hiệu rớt phỏng vấn từ trước

Những dấu hiệu rớt phỏng vấn từ trước thường được thể hiện gồm:

Lịch phỏng vấn thay đổi nhiều lần

Khi lịch phỏng vấn của bạn bị thay đổi nhiều lần cùng một thời gian, điều đó cho thấy sự thiếu tổ chức từ phía nhà tuyển dụng hoặc phân vân về việc có nên tiếp tục tuyển dụng bạn hay không. Đây có thể là dấu hiệu rằng bạn không phải là ứng viên ưu tiên hoặc thậm chí vị trí tuyển dụng có thể đã được lấp đầy mà bạn chưa được thông báo.

Thông tin liên lạc không rõ ràng hoặc chậm trễ

Nếu nhà tuyển dụng không liên lạc đúng hẹn hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ về buổi phỏng vấn, đây được xem là hành động thiếu chuyên nghiệp. Những thiếu sót này không chỉ khiến bạn giảm sự nhiệt huyết mà còn ngầm ý rằng bạn chưa phải là ứng viên ưu tiên. Điều đó đồng nghĩa với việc khả năng bạn được chọn cho vị trí này là không cao.

Những dấu hiệu rớt phỏng vấn từ trước buổi phỏng vấn

Những dấu hiệu rớt phỏng vấn từ trước buổi phỏng vấn

Thiếu sự chuẩn bị từ phía nhà tuyển dụng

Khi nhận thấy nhà tuyển dụng không có sự chuẩn bị cần thiết cho buổi phỏng vấn như: không cung cấp mô tả công việc rõ ràng, không thể trả lời được những câu hỏi cơ bản về công ty,… Những dấu hiệu này cho thấy họ chưa thực sự nghiêm túc với hồ sơ của bạn hoặc cũng có thể vị trí này đã được lấp đầy. Đây là một trong những dấu hiệu rớt phỏng vấn từ trước mà bạn cần lưu ý.

Dấu hiệu trong buổi phỏng vấn

Dưới đây là những dấu hiệu rớt phỏng vấn trong quá trình phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng, bao gồm:

Nhà tuyển dụng không tạo sự thoải mái

Một buổi phỏng vấn lý tưởng thường diễn ra trong không khí cởi mở và thân thiện, giúp ứng viên cảm thấy thoải mái để bộc lộ khả năng. Tuy nhiên, nếu bạn không được lắng nghe hoặc bị ngắt lời liên tục, cho thấy nhà tuyển dụng không thực sự quan tâm đến câu trả lời của bạn. Bởi họ có thể đã có sẵn ứng viên khác phù hợp hơn và là một trong những dấu hiệu rớt phỏng vấn mà bạn cần lưu ý.

Câu hỏi khó và không liên quan đến vị trí ứng tuyển

Khi gặp phải những câu hỏi khó, mang tính đánh đố hoặc không liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển, hãy cẩn trọng. Nó có thể là dấu hiệu cho thấy nhà tuyển dụng không thực sự quan tâm đến việc đánh giá đúng năng lực của bạn, mà đang tìm cách loại bỏ ứng viên, đặc biệt khi họ đã có một ứng viên lý tưởng khác.

Dấu hiệu rớt phỏng vấn trong quá trình phỏng vấn trực tiếp

Dấu hiệu rớt phỏng vấn trong quá trình phỏng vấn trực tiếp

Thiếu sự tương tác và phản hồi từ nhà tuyển dụng

Trong một buổi phỏng vấn hiệu quả, sự tương tác giữa hai bên là điều quan trọng. Nếu bạn nhận thấy nhà tuyển dụng không đặt câu hỏi thêm, không phản hồi tích cực hoặc thậm chí không có giao tiếp bằng ánh mắt, đó là dấu hiệu cho thấy họ không thực sự quan tâm đến bạn. Nó đồng nghĩa với việc khả năng bạn được chọn là không cao.

Buổi phỏng vấn kết thúc quá nhanh

Nếu buổi phỏng vấn kết thúc quá nhanh mà không có bất kỳ câu hỏi bổ sung nào được đặt ra, đây cũng là một dấu hiệu đáng lo ngại. Việc này cho thấy nhà tuyển dụng đã không tìm thấy sự phù hợp từ phía bạn và đưa ra quyết định khá sớm, khiến bạn khó có cơ hội để thể hiện bản thân đầy đủ.

Tham khảo một số lưu khi trong quá trình phỏng vấn để có thể chinh phục nhà tuyển dụng: Cách trả lời ưu và nhược điểm khi phỏng vấn, cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn, cách trả lời phỏng vấn thông minh, cách đặt câu hỏi phỏng vấn, thư cảm ơn sau phỏng vấn bằng tiếng anh.

Dấu hiệu sau buổi phỏng vấn

Cuối cùng, đây là những dấu hiệu rớt phỏng vấn sau khi kết thúc cuộc đối thoại với nhà tuyển dụng mà bạn cần biết.

Không nhận được phản hồi sau thời gian hứa hẹn

Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy bạn đã rớt phỏng vấn là việc nhà tuyển dụng không hồi âm sau thời gian họ đã cam kết. Nếu nhà tuyển dụng hứa hẹn thông báo kết quả phỏng vấn vào cuối tuần nhưng bạn vẫn chưa nhận được bất kỳ tin tức nào, khả năng cao là bạn đã không được chọn. Sự im lặng này là tín hiệu rõ ràng cho thấy họ đã quyết định tiến xa hơn với ứng viên khác.

Dấu hiệu sau khi kết thúc buổi phỏng vấn

Dấu hiệu sau khi kết thúc buổi phỏng vấn

Phản hồi từ nhà tuyển dụng mang tính chất tiêu cực

Nếu bạn nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng nhưng với nội dung chung chung, không cụ thể hoặc thậm chí là những nhận xét tiêu cực về phần trình bày của bạn, điều này thường là dấu hiệu không tốt. Những lời nhận xét như “chúng tôi đang xem xét các ứng viên khác” hoặc “chúng tôi sẽ liên lạc lại nếu có nhu cầu” thường là cách lịch sự để nói rằng bạn không phải là lựa chọn ưu tiên.

Không nhận được lời mời làm việc hoặc thông tin tiếp theo

Sau buổi phỏng vấn, nếu bạn không nhận được bất kỳ thông tin nào về bước tiếp theo trong quá trình tuyển dụng chẳng hạn như một buổi phỏng vấn bổ sung, một bài kiểm tra kỹ năng, lời mời làm việc…; điều đó cho thấy bạn có thể đã không vượt qua vòng phỏng vấn. Trong nhiều trường hợp, sự im lặng từ phía nhà tuyển dụng là cách họ thể hiện rằng họ đã chọn một ứng viên khác cho vị trí này.

Với bài viết này, HR Insider đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những dấu hiệu rớt phỏng vấn để từ đó rút ra kinh nghiệm cho mình về những lần phỏng vấn sau. Nếu thấy thông tin hữu ích, đừng quên chia sẻ bài đọc đến mọi người nhé!

— HR Insider —

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

 

adsads
Bài Viết Liên Quan
3 cách thức sao kê ngân hàng nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là gì? Hướng dẫn chi tiết cách sao kê nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là một công cụ quan trọng giúp bạn theo dõi các giao dịch tài chính và quản lý tài khoản ngân...

Top 11 ý tưởng content Trung thu ấn tượng

Top 11 ý tưởng content Trung thu ấn tượng

Trung thu không chỉ là dịp lễ hội truyền thống mà còn là cơ hội tuyệt vời để tạo ra những nội dung sáng tạo,...

Bộ quy tắc ứng xử khi gặp khách hàng: 7 Bí Quyết Chốt Deal Thần Tốc

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh hiện nay, khả năng chốt deal nhanh chóng và hiệu quả là một kỹ năng vô giá. 

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng tăng, Video Editor đang trở thành một nghề nghiệp hấp...

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Trái phiếu hay còn gọi là Bond, là một trong những công cụ đầu tư phổ biến trên thị trường tài chính. Để hiểu rõ...

Bài Viết Liên Quan
3 cách thức sao kê ngân hàng nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là gì? Hướng dẫn chi tiết cách sao kê nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là một công cụ quan trọng giúp bạn theo dõi các...

Top 11 ý tưởng content Trung thu ấn tượng

Top 11 ý tưởng content Trung thu ấn tượng

Trung thu không chỉ là dịp lễ hội truyền thống mà còn là cơ hội...

Bộ quy tắc ứng xử khi gặp khách hàng: 7 Bí Quyết Chốt Deal Thần Tốc

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh hiện nay, khả năng chốt deal nhanh chóng...

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng...

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Trái phiếu hay còn gọi là Bond, là một trong những công cụ đầu tư...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers