• .
adsads
nhung loi khuyen nghe nghiep hay nhat tu 15 lanh dao hang dau the gioi phan 2 5
Lượt Xem 7 K
  1. Michael Bloomberg: Không bao giờ ngừng học hỏi.

Bloomberg khẳng định: “Tôi chưa từng gặp một người nhận giải Nobel nào luôn cho rằng họ đã quá giỏi và không cần học hỏi từng ngày”. Không quan trọng bạn thành công đến đâu, việc học luôn cần thiết. Bloomberg tin rằng không có gì mạnh mẽ bằng một tư duy mở rộng và ham học hỏi.

  1. Serena Williams: Sự tập trung quan trọng hơn may mắn.

Trải qua tuổi thơ khó khăn tại California, Serena đã kể về sự tập trung của cô ấy: “Nếu bạn có thể vẫn chơi quần vợt khi một ai đó đang nã súng dưới đường, đó là sự tập trung”. Khi được hỏi về sự may mắn, Serena chia sẻ: “May mắn chẳng liên quan gì cả vì tôi đã luyện tập hàng giờ để chuẩn bị cho những thời khắc quan trọng mà tôi không biết rằng khi nào nó sẽ đến.”

Hãy phớt lờ việc của người khác, những hình ảnh bạn bè chia sẻ về những chuyến du lịch, buổi đính hôn hay công việc mới của họ. Điều bạn cần là hướng sự tập trung vào việc bạn đang làm, con đường sự nghiệp và mục tiêu của bạn.

  1. Richard Branson: Đừng bao giờ ngoảnh lại trong tiếc nuối, cứ tiếp tục bước tới.

Richard Branson chia sẻ: “Tôi thấy ngạc nhiên vì mọi người thường mất thời gian chìm đắm trong thất bại thay vì tập trung năng lượng cho kế hoạch tương lai. Tôi tìm thấy niềm vui trong việc điều hành TẤT CẢ các hoạt động của Virgin. Thất bại chưa bao giờ là trải nghiệm tồi tệ, nó chỉ là cơ hội để tôi học hỏi mà thôi.”

Khi bạn ứng tuyển thất bại hay phạm phải sai lầm trong công việc, đừng thất vọng hay tiếc nuối, hãy tập trung tiếp tục cố gắng. Điều này là một phần của quá trình học hỏi.

  1. Beyoncé: Làm bạn với người chăm chỉ và tài năng.

Nữ hoàng Bey tỏa sáng hơn các thành viên khác trong nhóm nhạc “Destiny’s Child”. Điều này làm cho các thành viên thường bị so sánh với cô ấy.

Trong cuộc sống, chúng ta thường cảm thấy tồi tệ khi so sánh mình với những người thành công hơn. Kelly Rowland thừa nhận rằng việc cô ấy làm bạn với Beyoncé giúp cô ấy tỏa sáng hơn chứ không phải lu mờ đi. Thay vì cạnh tranh, hãy làm  bạn với những người chăm chỉ và tài năng. Họ sẽ giúp bạn trở nên giỏi hơn.

  1. Arianna Huffington: Sức khỏe là quan trọng nhất.

Arianna Huffington nhận ra bài học đắt giá này trong một lần gục ngã và chấn thương vì kiệt sức. Cô chia sẻ: “Từ xưa đến nay, chúng ta đã thường ảo tưởng rằng bùng cháy hết mình là cái giá cần thiết cho việc đạt được thành công.” Cô tin rằng nếu được biết điều này khi 22 tuổi, cô sẽ vẫn giành được tất cả giải thưởng của mình với ít áp lực và lo lắng hơn.

Làm việc chăm chỉ, phát triển nghề nghiệp là quan trọng nhưng sức khỏe mới là vô giá. Không có nó, bạn sẽ không thể đạt được mục tiêu.

  1. Stewart Butterfield: Đừng ngại trải nghiệm.

Stewart Butterfield, đồng sáng lập của Flickr và là chủ tịch của Slack, nói rằng: “Một số người sẽ biết chính xác điều họ muốn làm khi còn rất trẻ, nhưng số khác thì không. Tôi thấy nhiều người ở tuổi 20 rất chững chạc và muốn đạt được thành công khi còn trẻ, thay vì cố gắng tìm kiếm mục tiêu nghề nghiệp. Vì vậy, tôi cố gắng hướng họ đến những trải nghiệm nhiều hơn.”

Nhiều người may mắn khi tự khám phá điều họ muốn. Những người còn lại trong chúng ta phải tự trải nghiệm để tìm ra điều mình muốn. Bạn có thể bắt tay vào một dự án mới trong công việc, tự học những kỹ năng mới như lập trình, thiết kế đồ họa hoặc thậm chí là sản xuất bia để tìm ra việc mình thích.

  1. Mark Bartels: Xây dựng lịch trình cho thành công khi bạn bắt đầu công việc mới.

Chủ tịch StumbleUpon, Mark Bartels đã chia sẻ với các doanh nghiệp: “Lập thời gian biểu cụ thể cho chính mình là một trong những bước đầu tiên bạn nên làm khi bắt đầu một công việc mới. Chúng ta nói về ngân sách và kế hoạch tài chính, nhưng nhiều người lại không quan tâm đến kế hoạch phát triển sự nghiệp bản thân trong vòng 12 đến 18 hay 24 tháng tiếp theo.”

Không lên kế hoạch có thể sẽ gây ra tổn thất về thời gian, năng lượng và thậm chí có thể tạo ra khủng hoảng. Hãy chuẩn bị một lịch trình giúp bạn thành công trong vai trò mới. Nếu không có những mục tiêu chi tiết, sau hai đến ba năm làm việc, bạn sẽ tự hỏi rằng “Tại sao tôi vẫn ở đây?” và bạn không thể trả lời câu hỏi đó. Nhưng với một kế hoạch cụ thể, bạn có thể nói: “Tôi vẫn chưa đạt được mục tiêu của tôi bởi vì…x,y,z nhưng tôi đã tiến đến rất gần và có thể đạt được nó trong vòng sáu tháng tới.”

  1. Brian Chesky: Đừng chọn nghề nghiệp theo yêu cầu của bố mẹ.

Khi được hỏi về lời khuyên dành cho sinh viên vừa tốt nghiệp, Brian Chesky, chủ tịch của Airbnb khuyên rằng: “Bố mẹ là những người quan trọng nhất trong đời bạn, nhưng bạn đừng nghe theo lời khuyên nghề nghiệp từ họ.”

Bố mẹ bạn có thể muốn điều tốt nhất cho bạn, nhưng “tốt nhất” của họ và “tốt nhất” của bạn có thể khác nhau. Trong một số trường hợp, họ có thể làm bạn chùn bước bởi nỗi sợ thất bại. Đừng để thành công, tiền bạc, địa vị nghề nghiệp và những điều hấp dẫn khác làm bạn quên đi niềm đam mê. Hãy tìm một việc bạn yêu thích và theo đuổi nó vì mỗi người có một định nghĩa riêng về sự thành công.

– HR Insider – VietnamWorks –

adsads
Bài Viết Liên Quan
Làm sao để nhận bảo hiểm bồi thường do bão

Làm sao để nhận bảo hiểm bồi thường do bão số 3 (Yagi)?

Bão Yagi gây ra nhiều thiệt hại đáng kể, và việc nhận bồi thường bảo hiểm là bước quan trọng để khắc phục hậu quả....

Những ngành nghề nào thường ưu tiên tuyển dụng qua người giới thiệu?

Có một sự thật là những mối quan hệ cá nhân và kết nối xã hội cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá...

Doanh nghiệp có được khấu trừ chi phí tổn thất do bão lũ khi tính thuế TNDN không?

Giải đáp: Doanh nghiệp có được trừ chi phí tổn thất do bão lũ khi tính thuế TNDN không?

Theo quy định hiện hành, chi phí tổn thất do bão lũ mà không được bồi thường có thể được tính vào chi phí được...

Bài Viết Liên Quan
Làm sao để nhận bảo hiểm bồi thường do bão

Làm sao để nhận bảo hiểm bồi thường do bão số 3 (Yagi)?

Bão Yagi gây ra nhiều thiệt hại đáng kể, và việc nhận bồi thường bảo...

Những ngành nghề nào thường ưu tiên tuyển dụng qua người giới thiệu?

Có một sự thật là những mối quan hệ cá nhân và kết nối xã...

Doanh nghiệp có được khấu trừ chi phí tổn thất do bão lũ khi tính thuế TNDN không?

Giải đáp: Doanh nghiệp có được trừ chi phí tổn thất do bão lũ khi tính thuế TNDN không?

Theo quy định hiện hành, chi phí tổn thất do bão lũ mà không được...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers