adsads
1200x900 1 1
Lượt Xem 540

1. Lên kế hoạch tuyển dụng

Là một nhà quản lý, bạn nên chuẩn bị tuyển dụng ngay khi nhân viên của mình thông báo nghỉ việc. Hầu hết khi xin nghỉ việc, các nhân viên sẽ phải báo trước một tháng và như vậy là bạn phải tranh thủ thời gian để tìm kiếm một ứng viên thay thế xuất sắc và phù hợp với yêu cầu của công ty. 

Để tuyển dụng nguồn nhân lực cho vị trí mới có người nghỉ, lãnh đạo có thể triển khai đăng tuyển tin trên nhiều trang mạng xã hội hoặc các web tuyển dụng uy tín. Đây là cách nhanh và hiệu quả nhất, giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm được các ứng viên tiềm năng.

2. Bàn giao lại công việc cho các phòng ban

Bên cạnh việc tuyển dụng ứng cử viên thay thế mới thì nhà quản lý cũng cần sắp xếp lại và có sự điều chỉnh công việc giữa các phòng ban sao cho hợp lý. Việc phân bổ lại những công việc quan trọng sẽ giúp hoạt động của công ty được trôi chảy và không có sự gián đoạn khi có người nghỉ việc. 

Thêm vào đó, nếu nhân viên nghỉ việc thuộc ban quản lý cấp cao thì càng cần nhanh chóng sắp xếp lại các công việc. Nhà quản lý nên bàn giao lại công việc của nhân viên nghỉ cho người có năng lực trong công ty để đảm nhận thay thế. Công việc cần được phân chia đều cho mọi người để đảm bảo không làm chậm tiến độ và không gây ảnh hưởng đến sự vận hành của toàn doanh nghiệp.

3. Làm công tác tư tưởng cho các nhân viên còn lại

Bên cạnh đó, việc ai đó nghỉ việc cũng sẽ khiến nhân viên ở lại bị mất tinh thần. Để điều này không ảnh hưởng đến năng suất công việc, người quản lý cần biết cách để làm công tác tư tưởng cho họ.  Hãy chia sẻ với những nhân viên ở lại về các mục tiêu sắp tới được triển khai, các khoản lương thưởng hấp dẫn mà họ sắp được hưởng, hay đưa ra các kế hoạch mới để phát triển phong ban. Điều này sẽ tạo nên sự hứng thú và giúp nhân viên gắn bó tinh thần hơn với doanh nghiệp.  

Ngoài ra, nhà quản lý cũng có thể thể vực lại tinh thần cho các phòng ban có nhân viên nghỉ việc của mình bằng các hoạt động teambuilding hoặc các hoạt động ăn uống giải trí sau giờ làm việc. Điều này sẽ giúp nhân viên giảm căng thẳng, thấy thoải mái và đoàn kết với nhau hơn. Tạo văn hóa công ty hòa đồng vui vẻ chính là cách để khiến nhân viên muốn gắn bó lâu dài cùng doanh nghiệp.

4. Khuyến khích nhân viên khác giới thiệu ứng viên

Hãy tạo điều kiện để các nhân viên trong công ty giới thiệu ứng viên mới với bạn là một trong những cách hay để tuyển dụng thay thế nhân viên cũ. Bạn sẽ có được sự giới thiệu từ những người biết về cả trong lẫn ngoài công ty và có thể nhận xét về người mà cho là phù hợp với vị trí mà bạn đang cần tuyển. Các nhân viên sẽ không giới thiệu những ứng viên không phù hợp vì sẽ ảnh hưởng tới uy tín cá nhân của mình, do đó bạn có thể tin tưởng nhiều hơn khi sử dụng phương thức này. 

Bạn có thể gửi đến các nhân viên trong công ty một email bao gồm thông tin tuyển dụng và nhờ họ chuyển thông tin đến người mà họ cho là phù hợp để người đó có thể nộp đơn. Việc cung cấp thêm một vài ưu ái với các nhân viên có thể khuyến khích mọi người tìm được ứng viên thay thế phù hợp để nhanh chóng triển khai công việc giúp doanh nghiệp đấy.

Như vậy, bài viết này đã giúp các nhà quản lý có được câu trả lời cho việc những việc cần làm để thay thế nhân viên nghỉ việc. Hy vọng những bí quyết ở trên sẽ được các nhà quản lý vận dụng triệt để nhằm thay thế được ứng viên phù hợp của mình nhé!

Xem thêm: Mẹo hay trong nghệ thuật ứng xử với cấp dưới

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến nhân viên tin tưởng vào quản lý của họ.

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại nhiều biến động. Theo một khảo sát của Robert Walters, trong 2024, 59% người có trình độ tại Việt Nam sẵn sàng tìm kiếm cơ hội công việc mới trong nếu họ không hài lòng với công việc hiện tại. Để thành công, các nhà quản lý cần nắm vững nghệ thuật quản lý, tạo môi trường làm việc giúp nhân viên cảm thấy bản thân được đánh giá cao và có giá trị. Bài viết này sẽ chia sẻ một số bí quyết giúp bạn đạt được mục tiêu đó.

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội thú vị cho các chuyên gia pháp chế và phát triển nguồn nhân lực (L&D). Sự thay đổi này đến từ nhiều yếu tố, bao gồm làn sóng nhân viên trẻ gia nhập lực lượng lao động và leo lên các vị trí quản lý, áp lực gia tăng về chứng minh hiệu quả đầu tư (ROI) cho các chương trình đào tạo, hay xu hướng quay trở lại văn phòng làm việc. Cùng với sự thay đổi đáng kể trong môi trường lao động, dự đoán 5 xu hướng đào tạo nội bộ nổi bật trong năm 2024 sẽ là điều mà các chuyên gia phát triển nguồn nhân lực và pháp chế không nên bỏ qua.

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh khỏi của quá trình thích nghi và thay đổi, đặc biệt là trong giai đoạn như hiện nay. Tuy nhiên, tác động của việc nói lời tạm biệt với đồng nghiệp không chỉ dừng lại ở những con số trên bảng cân đối kế toán. Nó còn ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của nhân viên, gây ra sự thiếu tự tin và lo lắng.

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào tạo thực hành trong đó một nhân viên theo dõi, học hỏi và ghi nhận công việc của một người đồng nghiệp trong cùng một tổ chức hoặc ngành nghề. Phương pháp này không chỉ mang lại lợi ích cho người thực hiện đồng hành mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của cả nhân viên và doanh nghiệp. Cùng VietnamWorks tìm hiểu qua bài viết sau vì sao “Job Shadowing” là sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp.

Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến nhân viên tin tưởng vào quản lý của họ.

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại nhiều biến động. Theo một khảo sát của Robert Walters, trong 2024, 59% người có trình độ tại Việt Nam sẵn sàng tìm kiếm cơ hội công việc mới trong nếu họ không hài lòng với công việc hiện tại. Để thành công, các nhà quản lý cần nắm vững nghệ thuật quản lý, tạo môi trường làm việc giúp nhân viên cảm thấy bản thân được đánh giá cao và có giá trị. Bài viết này sẽ chia sẻ một số bí quyết giúp bạn đạt được mục tiêu đó.

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội thú vị cho các chuyên gia pháp chế và phát triển nguồn nhân lực (L&D). Sự thay đổi này đến từ nhiều yếu tố, bao gồm làn sóng nhân viên trẻ gia nhập lực lượng lao động và leo lên các vị trí quản lý, áp lực gia tăng về chứng minh hiệu quả đầu tư (ROI) cho các chương trình đào tạo, hay xu hướng quay trở lại văn phòng làm việc. Cùng với sự thay đổi đáng kể trong môi trường lao động, dự đoán 5 xu hướng đào tạo nội bộ nổi bật trong năm 2024 sẽ là điều mà các chuyên gia phát triển nguồn nhân lực và pháp chế không nên bỏ qua.

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh khỏi của quá trình thích nghi và thay đổi, đặc biệt là trong giai đoạn như hiện nay. Tuy nhiên, tác động của việc nói lời tạm biệt với đồng nghiệp không chỉ dừng lại ở những con số trên bảng cân đối kế toán. Nó còn ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của nhân viên, gây ra sự thiếu tự tin và lo lắng.

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào tạo thực hành trong đó một nhân viên theo dõi, học hỏi và ghi nhận công việc của một người đồng nghiệp trong cùng một tổ chức hoặc ngành nghề. Phương pháp này không chỉ mang lại lợi ích cho người thực hiện đồng hành mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của cả nhân viên và doanh nghiệp. Cùng VietnamWorks tìm hiểu qua bài viết sau vì sao “Job Shadowing” là sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers