adsads
shutterstock 1996388822
Lượt Xem 4 K

Tầm ảnh hưởng từ quan điểm của lãnh đạo

Những quan điểm hay nhận thức của lãnh đạo trong việc nâng cao chất lượng văn hóa doanh nghiệp sẽ tác động đến hệ thống tư tưởng cũng như sự đầu tư nhân lực, chính sách ở nhiều mức độ và khía cạnh. Ví dụ như các chính sách về quản trị nhân lực: tuyển dụng, bố trí chức vụ, đào tạo công việc, lương thưởng, phúc lợi…đều có tác động trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả nhân lực, là nguồn động viên cho nhân viên, khiến nơi làm việc trở nên tích cực hơn nhờ vào thái độ của cả cấp trên lẫn cấp dưới.

Môi trường làm việc hiện đại

Một môi trường làm việc hiện đại, đáp ứng được nhu cầu của đôi bên sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển năng lực, nhân lực làm việc có cơ hội được bộc lộ tài năng, phẩm chất tốt nhất trong công việc, từ đó tạo sự gắn bó, cống hiến hết mình đối với doanh nghiệp. Môi trường làm việc ở đây không chỉ là không gian làm việc, cơ sở vật chất, kĩ thuật, thiết bị phục vụ công việc mà còn là mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên, cách thức, phong thái, kỉ luật, không khí làm việc cũng như với đồng nghiệp lẫn nhau.

Một nơi làm việc không thống nhất, luôn đặt cái tôi lên đầu mà không quan tâm, thấu hiểu lẫn nhau thì dễ xảy ra mâu thuẫn. Điều này tác động lớn đến hiệu quả công việc, niềm tin nhân sự đối với doanh nghiệp cũng như cá nhân, từ đó các vấn đề lớn của công ty cũng ảnh hưởng nghiêm trọng, hình ảnh văn hóa doanh nghiệp cũng vì thế mà mai một hẳn.

Vậy nên, nhà quản lý đừng quên rằng yếu tố cạnh tranh lành mạnh và tính công bằng luôn là chìa khóa để kích thích, khích lệ nhân lực nỗ lực phát triển hơn, tạo sự gắn kết và gia tăng độ tin tưởng, củng cố hình ảnh doanh nghiệp.

Sự quan trọng về nhận thức của nhân lực

Chất lượng nơi làm việc hiện đại không chỉ là nỗ lực từ một phía doanh nghiệp, mà nhân lực công ty cũng là nhân tố then chốt với thái độ và trình độ đạt được từ sự mong muốn của công ty cũng như cá nhân đó. Về vấn đề nào cũng vậy, muốn cải thiện được chất lượng, trước hết phải nhận thức được kĩ năng cũng như kiến thức của bản thân nhân lực đó phù hợp với vị trí công việc hay không.

Cần hiểu rõ bản chất công việc để nâng cao kiến thức chuyên môn, phẩm chất nhận lực, trình độ tay nghề, học hỏi, tích lũy những kinh nghiệm từ cả trong công việc lẫn đời sống. Như vậy mới nhận thức rõ những dấu hiệu, các vấn đề thường xuyên gặp phải chốn công sở để khắc phục cũng như tránh khỏi những điều thị phi không mong muốn.

Doanh nghiệp với những kế hoạch và chiến lược phát triển

Doanh nghiệp cần có trách nhiệm lên kế hoạch và chiến lược bao gồm các kĩ năng, kiến thức và các bước đánh giá nhân lực, lập bản thống kê so sánh số liệu về trình độ, kĩ năng, thành quả mà công việc đã đặt ra. Từ đó phát triển kế hoạch đào tạo, nâng cao kiến thức, phẩm chất, tác phong nhằm cải thiện chất lượng nhân lực, xóa bỏ mọi rào cản, loại bỏ những lệch lạc, sai lầm, thị phi không đáng có nơi làm việc. Việc này đáp ứng được nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp về hiện tại và lâu dài.

Tác động của yếu tố kinh tế

Kinh tế luôn là yếu tố phức tạp, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng nhân lực cũng như văn hóa doanh nghiệp. Gồm thu nhập cá nhân, sự tăng trưởng kinh tế, giá cả, lạm phát, quan hệ đồng tiền, sức mua và bán, dịch vụ, mức sống,… có thể gây ra các vấn đề tiêu cực như tham nhũng, lạm dụng chức quyền, đút lót.

Vậy nên, doanh nghiệp hiện đại phải có những chính sách, giải pháp hợp lý, công bằng, công khai đến với nhân lực công ty thì mới giảm thiểu được phần nào các vấn đề còn tồn đọng. Xây dựng kinh tế doanh nghiệp hợp lý mang đến lợi ích về mặt lâu dài cho công ty, đảm bảo dòng chảy và sự tin tưởng đối với toàn doanh nghiệp.

Phát triển giáo dục – Đạo đức nghề nghiệp

Mức độ phát triển giáo dục – đào tạo nghề nghiệp càng cao thì quy mô, chất lượng nhân lực càng mở rộng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến mọi doanh nghiệp. Đó là trình độ văn hóa, nhân phẩm, chuyên môn và kĩ thuật của nhân lực trong doanh nghiệp, từ đó hình thành được cách ứng xử, thiết lập kế hoạch công việc hiệu quả, xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp tích cực.

Ngoài ra việc phát triển giáo dục còn ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tuổi thọ của nhân lực vì có các yếu tố tác động như thu nhập, thu nạp và xử lý thông tin xã hội, chính trị, các lĩnh vực đời sống, khoa học trong và ngoài nước. Qua đây đòi hỏi doanh nghiệp nên đầu tư giáo dục một cách khoa học và triệt để, nhằm gây dựng cũng như củng cố tiềm năng, ý thức của các bên liên quan.

Kết luận

Drama công sở luôn “len lỏi” ở khắp chốn văn phòng dù ít hay nhiều. Tuy nhiên, với cương vị là người quản lý, bạn nên hiểu được những drama này bắt nguồn từ đâu nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp nhất để giảm thiểu tin tức tiêu cực không đáng có cho cả phòng ban của mình. Hy vọng với bài viết này của HR Insider, nhà quản lý có thêm góc nhìn đa chiều để biết được yếu tố nào cần nên xây dựng để loại bỏ đi sự thị phi khi làm việc.

>> Xem thêm: Khi tiếng nói không được lắng nghe thì nhà quản lý nên áp dụng những chiêu thức nào?

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

"Career Lattice" - lộ trình thăng tiến khác biệt mà HR cần biết

Bạn có biết không, trong thế giới hiện đại, sự phát triển nghề nghiệp không còn là một hành trình thẳng và đơn điệu nữa,...

"Psychological Safety" - Tạo dựng sự an toàn tâm lý nơi công sở thật sự quan trọng

Trong môi trường làm việc, không chỉ những chiến lược kinh doanh và kỹ năng chuyên môn quan trọng, mà còn có một yếu tố...

Muốn gây ấn tượng với ứng viên, HR đừng hỏi 5 câu hỏi phỏng vấn "rập khuôn" dưới đây nữa

Trong quá trình tuyển dụng, đôi khi những câu hỏi phỏng vấn quen thuộc lại trở nên thiếu hiệu quả. Ứng viên có thể dễ...

Những điều kiện loại trừ vô lý trong phỏng vấn khiến bạn đánh mất nhân tài

Đôi khi, nhà tuyển dụng và người quản lý tuyển dụng muốn tìm cách tiết kiệm thời gian cho quá trình sàng lọc ứng viên,...

"Unconscious Bias" - sự thiên vị "vô ý" khiến bạn đánh mất nhân tài

Trong thế giới hiện đại, việc tìm kiếm và giữ chân nhân tài là một trong những ưu tiên hàng đầu của mọi tổ chức....

Bài Viết Liên Quan

"Career Lattice" - lộ trình thăng tiến khác biệt mà HR cần biết

Bạn có biết không, trong thế giới hiện đại, sự phát triển nghề nghiệp không...

"Psychological Safety" - Tạo dựng sự an toàn tâm lý nơi công sở thật sự quan trọng

Trong môi trường làm việc, không chỉ những chiến lược kinh doanh và kỹ năng...

Muốn gây ấn tượng với ứng viên, HR đừng hỏi 5 câu hỏi phỏng vấn "rập khuôn" dưới đây nữa

Trong quá trình tuyển dụng, đôi khi những câu hỏi phỏng vấn quen thuộc lại...

Những điều kiện loại trừ vô lý trong phỏng vấn khiến bạn đánh mất nhân tài

Đôi khi, nhà tuyển dụng và người quản lý tuyển dụng muốn tìm cách tiết...

"Unconscious Bias" - sự thiên vị "vô ý" khiến bạn đánh mất nhân tài

Trong thế giới hiện đại, việc tìm kiếm và giữ chân nhân tài là một...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers