adsads
Lượt Xem 401

Nửa năm thất nghiệp, tôi ước gì mình biết điều này sớm hơn

Công việc nào cũng đáng được trân trọng

Trước kia khi còn đi làm, hầu như ngày nào tôi cũng than vãn với đồng nghiệp và người thân chuyện công việc. Nào là nay đi làm mệt, công việc áp lực quá; nào là lương thưởng thấp, Sếp khó tính… 

Lúc đó tôi còn mơ mộng về sự tự do nữa chứ. Tôi mơ về một ngày bản thân có thể được làm những điều mình thích, thậm chí mơ được làm chủ… 

Đến khi thất nghiệp dài mới thấm, tự do làm điều mình thích đồng nghĩa với việc thắt chặt chi tiêu vì không có thu nhập ổn định. Có một thời gian tôi cũng tập tành kinh doanh online để làm chủ. Và rồi thực tế “vả vào mặt” khi làm chủ đồng nghĩa với việc tôi phải chịu gánh nặng lớn hơn, cảm giác chông chênh hơn khi tự mình bỏ vốn, tự mình tìm khách hàng, tự mình chịu trách nhiệm trong mọi việc…

Nửa năm thất nghiệp tìm mãi không có việc, tập làm chủ thì thất bại thê thảm… khiến tôi nhận ra rằng công việc nào cũng đáng được trân trọng. Giữa thị trường lao động biến động như hiện nay, có được một công việc đã là điều vô cùng trân quý rồi.

Vị trí của bản thân không phải “độc nhất vô nhị”

Tôi chắc có nhiều bạn cũng giống như tôi. Lúc còn làm ở công ty cũ, tôi thường tự ảo tưởng về bản thân mình. Lúc đó tôi nghĩ mình rất có giá trị ở công ty, không ai đảm nhận tốt vị trí này bằng mình… Thậm chí tôi còn nghĩ sau khi mình nhảy việc chắc công ty sẽ lao đao lắm đây! 

Nhưng thực tế thì “vắng mợ chợ vẫn đông” các bạn ạ. Sau khi tôi nghỉ việc thì công ty đã nhanh chóng tuyển được người khác thay thế vị trí của tôi. Và công ty vẫn vận hành bình thường cho đến nay. 

Tôi nhận ra mình đã quá ảo tưởng về bản thân. Vì luôn có hàng trăm hàng nghìn người ngoài kia sẵn sàng thay thế vị trí của mình trong công ty.

Cầu tiến nếu không muốn bị đào thải

“An phận thủ thường” không phù hợp với thời đại công nghệ phát triển như vũ bảo và thị trường lao động đầy biến động hiện nay. Nếu bạn không cầu tiến, ắt sẽ bị đào thải! 

Lúc còn đi làm, tôi không chỉ chây lười mà còn có tâm lý “an phận thủ thường”, không phấn đấu để thăng tiến lên vị trí cao hơn. Ý thức cạnh tranh trong tôi hầu như là không có.

Đồng nghiệp xung quanh tôi thì không ngừng nỗ lực nâng cấp bản thân từng ngày. Họ đăng ký tham gia các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ vào buổi tối, giờ rảnh họ tranh thủ học thêm khóa ngoại ngữ online, cập nhật công nghệ AI từng giờ… Trong khi đó thì tôi chỉ đi làm cho đủ giờ mỗi ngày, chẳng học thêm gì cũng lười cập nhật công nghệ mới…

Cho đến khi rải CV tìm việc tôi mới thấm, thị trường lao động ngoài kia đang yêu cầu chất lượng nhân sự ngày càng cao. Hàng nghìn ứng viên ngoài kia có CV “đẹp” hơn tôi rất nhiều. Do đó, tôi bị thụt lùi so với thời đại cũng là lẽ dĩ nhiên.

Sau khi nhận ra những điều quý giá trên, tôi dần “vực dậy” bản thân để bắt đầu hành trình tìm việc mới. Muốn vậy, trước tiên tôi phải giữ vững được tâm lý trong thời gian thất nghiệp “dài hơi” này. Vì chây lì, tiêu cực và trầm cảm là trạng thái tâm lý khó tránh khỏi của những người thất nghiệp nửa năm.

Xem thêm: Bật mí bí quyết deal lương thành công, mức lương mơ ước trong tầm tay

Cách giữ vững tâm lý trong thời gian thất nghiệp

Đầu tiên, tôi sắp xếp lịch trình sinh hoạt khoa học hợp lý hơn. Thất nghiệp mà, mọi sinh hoạt đảo lộn cả lên. 

Sáng tôi dậy sớm tập thể dục, ăn sáng uống café rồi đọc sách chuyên ngành. Chiều tôi đi học khóa nâng cao nghiệp vụ, thỉnh thoảng giao lưu các câu lạc bộ ngoại ngữ hoặc câu lạc bộ người trong nghề… Tối tôi học thêm ngoại ngữ online, cập nhật mày mò ứng dụng công nghệ AI vào công việc… 

Lịch trình bận rộn, thú vị và khoa học giúp sức khỏe tôi tốt hơn, tinh thần tích cực hơn và không còn trầm cảm nhiều như trước. Đặc biệt, nhớ phải luôn chú trọng trau dồi kiến thức mới, đào tạo kỹ năng mới các bạn nhé. 

Đừng bỏ qua các cơ hội việc làm giá trị phát triển tiềm năng tại VietnamWorks:

Sau khi nâng cấp bản thân và làm “đẹp” CV hơn, đã đến lúc tôi lên kế hoạch tìm kiếm công việc mới. “Mơ mộng” về tương lai tươi sáng phía trước khiến tôi hứng khởi hơn trong việc vạch rõ mục tiêu và kế hoạch phát triển sự nghiệp. Sự hứng khởi này giúp tôi sớm thoát khỏi tâm trạng tiêu cực sau những ngày thất nghiệp “dài hơi” nửa năm qua.

Nhiều người đã tìm được việc làm qua tuyển dụng giáo viên hoặc kế toán tuyển dụng. Đặc biệt, tôi nhận ra rằng việc nắm vững thông tin về các vị trí như nhân viên hành chính hay tuyển dụng nhân viên kho có thể giúp tôi tìm kiếm cơ hội tốt hơn. Thêm vào đó, tuyển nhân viên kinh doanhnhân viên văn phòng cũng là những ngành nghề có nhu cầu cao mà tôi nên xem xét.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của tôi giúp những ai đang thất nghiệp cảm thấy tích cực và có động lực tiếp tục tìm việc hơn. Còn những ai đang may mắn có việc làm thì hãy trân trọng công việc bạn nhé!

Công việc theo khu vực như bạn mong muốn được tuyển dụng mới nhất. Xem ngay:

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Mong muốn khoản thưởng cuối năm: Không chỉ là tiền mà còn là sự công nhận

Tiền thưởng cuối năm thì ai cũng thích, nhưng được nhận thêm sự công nhận của cấp trên về nỗ lực làm việc của mình sẽ khiến nhân viên cảm thấy hạnh phúc và muốn gắn bó lâu dài hơn với công ty. Vậy sự công nhận trong công việc là gì mà có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu suất làm việc đến vậy? Cùng VietnamWorks tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này bạn nhé.

Không còn thưởng Tết và lương tháng 13, học cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng ăn Tết

Tết năm nay có thể không còn thưởng Tết và lương tháng 13 hiện đang là nỗi bận tâm của hầu hết người đi làm. Trong bối cảnh thị trường kinh tế bất ổn hiện nay, sự bấp bênh về thưởng Tết tháng 13 khiến nhiều người lo lắng về tài chính cuối năm. Cùng VietnamWorks học ngay cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng “ăn Tết” trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Cảm thấy chán nản với công việc hiện tại nhưng đổi việc liệu có phải là lựa chọn tốt?

Bạn chán việc nhưng đã bao giờ bạn test thử mình đang nằm ở cấp độ nào trong “thang đo chán việc” chưa? Nếu đang chán việc và phân vân không biết có nên đổi việc hay không thì hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Cơ hội và rủi ro khi nhảy việc cuối năm, lựa chọn nào là đúng đắn?

Nhảy việc cuối năm thì mất thưởng Tết, mà gắng ở lại thì quá chán ngán công ty? Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết có nên nhảy việc cuối năm không thì tham khảo ngay bài viết này nhé. VietnamWorks sẽ phân tích cụ thể những cơ hội và rủi ro giúp bạn chọn được quyết định đúng đắn và phù hợp nhất với bản thân.

Áp lực thất nghiệp còn kéo dài: Khi nào là thời điểm tốt nhất để nhảy việc?

Chán ngán công ty hiện tại nhưng lại sợ rủi ro khi nhảy việc? Áp lực thất nghiệp kéo dài khiến nhiều người cứ mãi chần chừ chưa dám rời bỏ môi trường làm việc toxic. Hãy để VietnamWorks mách bạn TOP “thời điểm vàng” tốt nhất để nhảy việc giúp sớm tìm được cơ hội việc làm mới ưng ý hơn!

Bài Viết Liên Quan

Mong muốn khoản thưởng cuối năm: Không chỉ là tiền mà còn là sự công nhận

Tiền thưởng cuối năm thì ai cũng thích, nhưng được nhận thêm sự công nhận của cấp trên về nỗ lực làm việc của mình sẽ khiến nhân viên cảm thấy hạnh phúc và muốn gắn bó lâu dài hơn với công ty. Vậy sự công nhận trong công việc là gì mà có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu suất làm việc đến vậy? Cùng VietnamWorks tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này bạn nhé.

Không còn thưởng Tết và lương tháng 13, học cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng ăn Tết

Tết năm nay có thể không còn thưởng Tết và lương tháng 13 hiện đang là nỗi bận tâm của hầu hết người đi làm. Trong bối cảnh thị trường kinh tế bất ổn hiện nay, sự bấp bênh về thưởng Tết tháng 13 khiến nhiều người lo lắng về tài chính cuối năm. Cùng VietnamWorks học ngay cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng “ăn Tết” trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Cảm thấy chán nản với công việc hiện tại nhưng đổi việc liệu có phải là lựa chọn tốt?

Bạn chán việc nhưng đã bao giờ bạn test thử mình đang nằm ở cấp độ nào trong “thang đo chán việc” chưa? Nếu đang chán việc và phân vân không biết có nên đổi việc hay không thì hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Cơ hội và rủi ro khi nhảy việc cuối năm, lựa chọn nào là đúng đắn?

Nhảy việc cuối năm thì mất thưởng Tết, mà gắng ở lại thì quá chán ngán công ty? Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết có nên nhảy việc cuối năm không thì tham khảo ngay bài viết này nhé. VietnamWorks sẽ phân tích cụ thể những cơ hội và rủi ro giúp bạn chọn được quyết định đúng đắn và phù hợp nhất với bản thân.

Áp lực thất nghiệp còn kéo dài: Khi nào là thời điểm tốt nhất để nhảy việc?

Chán ngán công ty hiện tại nhưng lại sợ rủi ro khi nhảy việc? Áp lực thất nghiệp kéo dài khiến nhiều người cứ mãi chần chừ chưa dám rời bỏ môi trường làm việc toxic. Hãy để VietnamWorks mách bạn TOP “thời điểm vàng” tốt nhất để nhảy việc giúp sớm tìm được cơ hội việc làm mới ưng ý hơn!

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers