adsads
shutterstock 1987994927
Lượt Xem 10 K

Câu chuyện của tôi 

Tôi – đã ra trường hơn 3 năm và có hơn 4 năm kinh nghiệm đi làm trong lĩnh vực truyền thông. Công ty tôi đang làm việc cũng là nơi mà tôi bắt đầu cảm thấy thực sự cảm thấy khó khăn khi đứng giữa những phe cánh trong chính phòng làm việc của mình. 

Cuộc chạy đua đến vị trí phó phòng, dù không ai nói ra nhưng chúng tôi hiểu rằng chỉ có 22 ứng viên sáng giá nhất và kể từ đó, họ dường như bước vào một cuộc chiến, vừa công khai lại vừa ngấm ngầm. Công khai vì trong những cuộc họp đưa ra ý tưởng, mỗi người đều nỗ lực chứng minh và bảo vệ cho quan điểm của mình. Ngấm ngầm vì đằng sau câu chuyện công việc chuyên môn là lúc những ứng viên bắt đầu tranh thủ mở rộng mối quan hệ, cũng đồng thời là mở rộng sự ủng hộ của mọi người đối với mình. Cách để “mở rộng sự ủng hộ” chính là ai cũng tỏ ra thân thiện và vui vẻ với người khác, thân thiết hơn với nhân viên mới và cũng thường “tỉ tê”, “tâm sự” cả chuyện công việc và cả chuyện đời thường với các thành viên khác. Tuy không xảy ra thực trạng châm chích, đố kỵ, nói xấu hay drama hơn là hãm hại nhau. Nhưng không khó để nhận ra mỗi ứng viên đều muốn lấy lòng của những người khác trong phòng để họ vui vẻ đồng thuận nếu họ thành công bước lên vị trí mới. 

Đừng tham gia vào việc biến “công sở” thành “chiến trường” 

Tôi nhận ra rằng, dù làm việc ở môi trường lớn hay nhỏ, đông hay ít nhân sự thì drama hay chuyện bè cánh dường như đều tồn tại. Nhẹ thì ở mức độ vì không xung đột lợi ích nên chỉ dừng lại ở mức không thích nhau, không muốn giao tiếp với nhau. Nặng thì ở mức độ cô lập đối phương. Nghiêm trọng hơn thì tìm cách châm chích nhau bằng những lời lẽ không hay hoặc làm những điều gây thiệt hại cho đối phương, đây là trường hợp tính đố kỵ cao hoặc có xung đột về lợi ích giữa các phe cánh. 

Nếu bạn cũng như tôi, là một người trung lập thì quả thật không khó để tìm cách xoay sở. Trong mối quan hệ giao tiếp thường ngày, chúng ta có quyền và hãy cứ thoải mái trò chuyện với những đồng nghiệp mà mình yêu mến. Trong công việc, chúng ta có thể tìm đến sự giúp đỡ khi cần thiết, giúp đỡ lại nếu có khả năng, và ủng hộ những ý tưởng mà chúng ta thực sự cảm thấy nó phù hợp với ý tưởng mà bạn muốn đóng góp, trình bày. 

Trong trường hợp nếu bạn bị lôi kéo một cách rõ ràng hoặc cố tình bị đưa vào những câu chuyện nói xấu một đối tượng vắng mặt, hãy khéo léo tìm cách né tránh bằng cách im lặng hoặc chuyển chủ đề bằng những câu nói “đánh trống lảng” như: “thật ra em cũng không để ý lắm”, “em thì thấy chuyện ấy cũng bình thường”, “em cũng nghe nói vậy nhưng không để ý lắm” hoặc “chắc không phải như vậy đâu”… 

Ở giữa những phe cánh, điều tối kỵ nhất chính là tự biến mình thành một drama queen, nghĩa là bạn ngồi với nhóm này thì nói những điều không hay về nhóm khác và ngược lại. Bạn cũng góp vui vào những câu chuyện không tốt về đối phương và thậm chí tham gia vào thêu dệt chúng thành những phiên bản khác. Bạn góp phần vào việc lan truyền những câu chuyện chưa thực sự được kiểm chứng. 

“Phe cánh” an toàn nhất 

Một nhà nghiên cứu – Tiến sĩ Travis Bradberry – từng chia sẻ rằng luôn tồn tại những đồng minh hoặc địch thủ trong cùng một công ty. Những đồng minh luôn vui vẻ cùng nhau, có mặt cùng nhau trong những lần đi ăn, những sinh hoạt chung ở công ty. Và ngược lại, với địch thủ, họ cũng sẽ có cách phản ứng lại tùy vào từng mức độ khác nhau. Rất khó để tìm một môi trường làm việc mà ở đó không có sự “lệch pha” giữa những nhóm chơi chung. Nhưng chính tiến sĩ cũng đưa ra lời khuyên thẳng thắn rằng lựa chọn khéo léo nhất là không nên đứng hẳn về một phe cánh nào để đấu tranh với phe cánh khác một cách tiêu cực. Bởi công ty không phải là chiến trường, mỗi nhân sự có một nhiệm vụ riêng và nếu bạn làm tốt, công ty sẽ có sự ghi nhận theo một cách riêng. 

Phe cánh an toàn nhất chính là phe cánh hướng đến lợi ích chung của công ty. Bạn có thể thân thiết với đồng nghiệp này và ít gắn kết hơn với một đồng nghiệp khác. Bạn có thể đồng ý tưởng với đồng nghiệp này và không tán thành với một ý tưởng khác. Điều đó là rất bình thường trong một doanh nghiệp. Nhưng nếu chính chúng ta cũng là nhân tố gây mất đoàn kết nội bộ thì công sở sẽ thực sự trở thành nơi tranh đấu, ngột ngạt và rất khó để chúng ta có thể tiếp tục làm việc nếu những “đồng minh” của mình lần lượt rời đi. Thay vì như thế, hãy nỗ lực trau dồi bản thân để hoàn thành công việc của bản thân và hướng đến lợi ích chung của công ty. Nếu không thể làm hài lòng tất cả mọi người, hãy chọn cách cởi mở với những người cũng cởi mở và cùng quan điểm với bạn và cũng đừng tham gia vào việc thêu dệt hay bàn tán không hay về người không có mặt. 

Công sở là nơi để làm việc, cống hiến, tạo ra giá trị và tìm kiếm những người “đồng chí”. Đừng biến công sở thành nơi mà chính bạn cũng cảm thấy ngột ngạt mỗi ngày.

>>> Xem thêm: 4 điều sếp nên thường xuyên trao đổi với nhân viên

— HR Insider/ Theo CafeF.vn —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tầm quan trọng của từ "trộm vía" đối với dân công sở

Bạn có bao giờ thốt lên "Trộm vía" sau những may mắn nho nhỏ trong công việc? Hay vội vàng "xin vía" khi gặp ai đó thành công? "Trộm vía" - hai từ tưởng chừng đơn giản nhưng lại ẩn chứa vô vàn ý nghĩa đối với dân công sở chúng ta.

Đồng nghiệp rủ rê làm "job ngoài kiếm thêm", tôi phải xử trí thế nào đây?

Khi đã có công việc ổn định nhưng đồng nghiệp lại rủ rê làm thêm các công việc bên ngoài để “kiếm thêm”, bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào cho khéo? Hãy cùng VietnamWorks tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho tình huống trên ngay nhé!

Tầm quan trọng của "sự công nhận" ở môi trường công sở

Trong một góc văn phòng yên tĩnh, ánh đèn le lói chiếu sáng lên khuôn mặt đầy tập trung của Anh Minh, một nhân viên IT chăm chỉ. Đôi mắt anh lướt qua hàng loạt dòng code, tìm kiếm lỗi nhỏ nhất có thể làm sụp đổ cả hệ thống. 

Góc tâm sự: "Tôi nhận được lệnh gọi nhập ngũ khi đang làm việc"

Xin chào các bạn! Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn một câu chuyện về cuộc đời mình, về quãng thời gian tôi nhận được lệnh gọi nhập ngũ khi đang làm việc văn phòng.

Khi đồng nghiệp "nhạy cảm với lời chê bai", làm thế nào để họ "thấy sai mà sửa"

Môi trường công việc là nơi tập hợp nhiều cá tính khác nhau, và không phải ai cũng có khả năng tiếp nhận lời phê bình một cách tích cực.

Bài Viết Liên Quan

Tầm quan trọng của từ "trộm vía" đối với dân công sở

Bạn có bao giờ thốt lên "Trộm vía" sau những may mắn nho nhỏ trong công việc? Hay vội vàng "xin vía" khi gặp ai đó thành công? "Trộm vía" - hai từ tưởng chừng đơn giản nhưng lại ẩn chứa vô vàn ý nghĩa đối với dân công sở chúng ta.

Đồng nghiệp rủ rê làm "job ngoài kiếm thêm", tôi phải xử trí thế nào đây?

Khi đã có công việc ổn định nhưng đồng nghiệp lại rủ rê làm thêm các công việc bên ngoài để “kiếm thêm”, bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào cho khéo? Hãy cùng VietnamWorks tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho tình huống trên ngay nhé!

Tầm quan trọng của "sự công nhận" ở môi trường công sở

Trong một góc văn phòng yên tĩnh, ánh đèn le lói chiếu sáng lên khuôn mặt đầy tập trung của Anh Minh, một nhân viên IT chăm chỉ. Đôi mắt anh lướt qua hàng loạt dòng code, tìm kiếm lỗi nhỏ nhất có thể làm sụp đổ cả hệ thống. 

Góc tâm sự: "Tôi nhận được lệnh gọi nhập ngũ khi đang làm việc"

Xin chào các bạn! Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn một câu chuyện về cuộc đời mình, về quãng thời gian tôi nhận được lệnh gọi nhập ngũ khi đang làm việc văn phòng.

Khi đồng nghiệp "nhạy cảm với lời chê bai", làm thế nào để họ "thấy sai mà sửa"

Môi trường công việc là nơi tập hợp nhiều cá tính khác nhau, và không phải ai cũng có khả năng tiếp nhận lời phê bình một cách tích cực.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers