adsads
Kỹ năng cần có và cơ hội việc làm ngành quản lý thông tin
Lượt Xem 42

Ngành quản lý thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức, phân tích, bảo mật dữ liệu trong các tổ chức và doanh nghiệp. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và khối lượng thông tin ngày càng gia tăng, nhu cầu về các chuyên gia trong ngành này trở nên ngày càng cấp thiết. Cùng HR Insider khám phá những nhiệm vụ chính của ngành quản lý thông tin và các cơ hội việc làm hấp dẫn hiện nay trong lĩnh vực này.

Ngành quản lý thông tin là gì?

Ngành Quản lý thông tin (Information Management) đào tạo nhân lực chuyên môn với kỹ năng trong việc quản lý, điều chỉnh, triển khai các giải pháp thông tin và dữ liệu trong các môi trường khác nhau.

Ngành quản lý thông tin là gì?

Ngành quản lý thông tin là gì?

Ngành này rất ứng dụng trong thế giới 4.0, với chức năng thu thập, lưu giữ, bảo mật thông tin và tài liệu. Nó kết hợp ba lĩnh vực: thông tin, truyền thông, công nghệ thông tin giúp các công ty và doanh nghiệp vận hành hiệu quả, từ đó đưa ra quyết định chính xác.

Các công việc ngành quản lý thông tin

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, nhu cầu về nhân sự trong ngành này ngày càng tăng cao. Dưới đây là một số công việc điển hình mà bạn có thể theo đuổi trong ngành quản lý thông tin:

  • Chuyên viên quản lý dữ liệu: Thu thập, xử lý, phân tích và báo cáo dữ liệu. Xây dựng cơ sở dữ liệu, đảm bảo tính chính xác, bảo mật của dữ liệu.
  • Chuyên viên bảo mật thông tin: Bảo vệ hệ thống và dữ liệu của tổ chức khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài. Xây dựng và thực hiện triển khai các giải pháp bảo mật. Kiến thức về các hệ thống mạng, các loại tấn công mạng, các giải pháp bảo mật.
  • Chuyên viên tư vấn công nghệ thông tin: Tư vấn cho các tổ chức về việc xây dựng và triển khai hệ thống thông tin.
  • Chuyên gia truyền thống: Quản lý các kênh truyền thông nội bộ và ngoại bộ nhằm đảm bảo thông tin được truyền tải chính xác, hiệu quả.
  • Quản lý dự án công nghệ thông tin: Lên kế hoạch, điều phối, giám sát các dự án công nghệ thông tin nhằm đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ và ngân sách đề ra.
  • Chuyên viên phân tích hệ thống: Đánh giá và cải tiến hệ thống thông tin hiện tại để đáp ứng nhu cầu của tổ chức. Tư vấn cho tổ chức về các giải pháp công nghệ mới.

Ngành hệ thống thông tin học gì, làm gì và mức lương.

Các vị trí công việc phổ biến trong ngành

Các vị trí công việc phổ biến trong ngành

Cơ hội việc làm ngành quản lý thông tin hiện nay

Với sự phát triển công nghệ và chuyển đổi số, nhu cầu về quản lý thông tin ngày càng cao, bởi dữ liệu liên quan chặt chẽ đến mọi lĩnh vực. Doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng nhân sự ngành này để hỗ trợ lưu trữ và bảo mật dữ liệu lớn.

Dự báo từ Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ cho thấy nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin sẽ tăng 12% từ 2018 đến 2028, với mức thu nhập cao gấp đôi các ngành khác. Tại Việt Nam, dự kiến thiếu hụt 150.000 đến 200.000 nhân lực công nghệ thông tin mỗi năm đến năm 2024.

Tuyển dụng nhân sự là gì? Bí quyết tuyển dụng nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp.

Nhu cầu về quản lý thông tin ngày càng cao

Nhu cầu về quản lý thông tin ngày càng cao

Điều này tạo cơ hội cho sinh viên ngành này, với khả năng làm việc tại doanh nghiệp, thư viện hoặc cơ quan Nhà nước, đảm nhận các vị trí quản lý, lưu trữ và bảo mật thông tin.

Kỹ năng cần có của ngành quản lý thông tin

Để học tập, làm việc trong ngành quản lý thông tin, đòi hỏi bạn có sự kết hợp hài hòa giữa kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm. Để thành công trong lĩnh vực này, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng sau:

Kỹ năng chuyên môn

  • Kiến thức về công nghệ thông tin: Hiểu biết về các hệ điều hành, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu, mạng máy tính. Nắm vững các ngôn ngữ lập trình cơ bản như Python, SQL để xử lý và phân tích dữ liệu.
  • Phân tích dữ liệu: Cần có khả năng thu thập, làm sạch biến đổi và mô hình hóa dữ liệu. Biết sử dụng thành thạo các công cụ phân tích dữ liệu như Excel, Tableau, Power BI,…
  • Quản lý hệ thống thông tin: Kỹ năng trong việc thiết kế, triển khai và duy trì các hệ thống thông tin hiệu quả trong tổ chức.
Ngành này cần sự kết hợp hài hòa giữa kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm

Ngành này cần sự kết hợp hài hòa giữa kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm

  • Kỹ năng giao tiếp: Khả năng truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, súc tích và thuyết phục. Biết lắng nghe cũng như hiểu được nhu cầu của người khác.
  • Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả: Có tinh thần hợp tác, biết chia sẻ, hỗ trợ đồng đội và làm việc hiệu quả trong môi trường đa văn hóa.
  • Quản lý thời gian: Khả năng tổ chức và ưu tiên công việc để hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn.
  • Tinh thần học hỏi: Sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới và cập nhật công nghệ mới để duy trì khả năng cạnh tranh.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Khả năng phân tích và tìm ra giải pháp hiệu quả cho các vấn đề phát sinh trong công việc.

Ngành quản lý thông tin thi khối nào?

Ngành quản lý thông tin thường yêu cầu các thí sinh thi các khối liên quan đến công nghệ, toán học và ngôn ngữ. Các khối phổ biến để xét tuyển vào ngành này thường bao gồm:

  • Khối A00: Toán, Lý, Hóa.
  • Khối A01: Toán, Lý, Anh.
  • Khối D01: Toán, Văn, Anh.
Các khối phổ biến xét tuyển vào ngành

Các khối phổ biến xét tuyển vào ngành

Tuy nhiên, các yêu cầu cụ thể có thể có sự khác nhau giữa các trường đại học, vì vậy bạn nên kiểm tra yêu cầu xét tuyển của từng trường hợp để biết chính xác khối thi và tổ hợp môn cần thiết.

Mức lương của ngành quản lý thông tin

Ngành quản lý thông tin là sự kết hợp của các lĩnh vực thông tin, công nghệ thông tin và truyền thông. Thu nhập ngành này thường khá cao và tăng theo số năm kinh nghiệm. Bạn có thể tham khảo mức lương ngành công nghệ thông tin như sau:

  • Nhân viên mới tốt nghiệp: Mức lương thường khoảng từ 8-10 triệu đồng/tháng cho các vị trí như nhân viên quản trị, IT hoặc phần mềm.
  • Chuyên viên phân tích cơ sở dữ liệu hoặc các vị trí cao hơn: Mức lương khoảng từ 15-25 triệu đồng/tháng.
  • Chuyên viên cấp cao hoặc các vị trí nhóm trưởng: Với nhiều năm kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng, mức lương có thể dao động từ 25-33 triệu đồng/tháng.
Thu nhập ngành này thường khá cao và tăng theo số năm kinh nghiệm

Thu nhập ngành này thường khá cao và tăng theo số năm kinh nghiệm

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu cao về quản lý dữ liệu, cơ hội việc làm trong ngành quản lý thông tin đang gia tăng. Sinh viên và người tìm việc trong công nghệ thông tin nên cân nhắc ngành này vì nó mang lại nhiều vị trí cùng triển vọng nghề nghiệp tốt.

Đầu tư vào kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm trong ngành sẽ mở ra cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và mức lương cạnh tranh. Hy vọng bài viết trên từ HR Insider đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích để có thêm động lực theo đuổi ngành mình yêu thích.

— HR Insider —

VietnamWorksWebsite tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. 

 

adsads
Bài Viết Liên Quan
3 cách thức sao kê ngân hàng nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là gì? Hướng dẫn chi tiết cách sao kê nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là một công cụ quan trọng giúp bạn theo dõi các giao dịch tài chính và quản lý tài khoản ngân...

Top 11 ý tưởng content Trung thu ấn tượng

Top 11 ý tưởng content Trung thu ấn tượng

Trung thu không chỉ là dịp lễ hội truyền thống mà còn là cơ hội tuyệt vời để tạo ra những nội dung sáng tạo,...

Bộ quy tắc ứng xử khi gặp khách hàng: 7 Bí Quyết Chốt Deal Thần Tốc

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh hiện nay, khả năng chốt deal nhanh chóng và hiệu quả là một kỹ năng vô giá. 

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng tăng, Video Editor đang trở thành một nghề nghiệp hấp...

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Trái phiếu hay còn gọi là Bond, là một trong những công cụ đầu tư phổ biến trên thị trường tài chính. Để hiểu rõ...

Bài Viết Liên Quan
3 cách thức sao kê ngân hàng nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là gì? Hướng dẫn chi tiết cách sao kê nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là một công cụ quan trọng giúp bạn theo dõi các...

Top 11 ý tưởng content Trung thu ấn tượng

Top 11 ý tưởng content Trung thu ấn tượng

Trung thu không chỉ là dịp lễ hội truyền thống mà còn là cơ hội...

Bộ quy tắc ứng xử khi gặp khách hàng: 7 Bí Quyết Chốt Deal Thần Tốc

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh hiện nay, khả năng chốt deal nhanh chóng...

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng...

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Trái phiếu hay còn gọi là Bond, là một trong những công cụ đầu tư...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers