adsads
Untitled design 264
Lượt Xem 3 K

Dù chúng ta là ai, thì trong cuộc sống của chúng ta luôn phải đưa ra những quyết định. Và trong những quyết định ấy, có những quyết định nhỏ nhặt, cũng có những quyết định cực kỳ quan trọng và mang tính sống còn. Vì vậy, ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu làm thế nào để ra quyết định một cách hiệu quả và đúng đắn?

Như đã nói ở trên, trong cuộc sống của mỗi người thường có những quyết định vô cùng quan trọng. Nếu bạn quyết định đúng thì sẽ thành công. Còn nếu như bạn quyết định sai thì bạn sẽ phải trả giá rất đắt và nghiêm trọng. 

Một số quyết định quan trọng hầu như mỗi người đều phải trải qua ví dụ như:

Mình có nên lấy người đó làm chồng/vợ hay không? Hoặc là có nên nghỉ công việc hiện tại để chuyển sang kinh doanh hay không? Có nên học Đại học hay không?…

 

1.Tố chất cần cho việc ra quyết định

Chắc hẳn,  ai cũng đã hiểu ra quyết định là gì? và trong cuộc sống bạn ít nhiều cũng đã từng những lần phải đưa ra quyết định của mình. Nhưng không phải ai cũng biết cách quyết định một cách đúng đắn.

Và khả năng ra quyết định tốt, thì không phải ai cũng có. Họ phải rèn luyện mỗi ngày, phải học hỏi, tìm tòi, tham khảo rất nhiều mới đưa đến một kết quả tốt. Thậm chí, họ phải vấp phải rất nhiều thất bại để có được những kinh nghiệm của riêng mình.

Vậy hãy cùng chúng tôi rút ngắn thời gian rèn luyện của bạn.

 

2. Làm sao để có những quyết định sáng suốt

Trong cuộc đời mỗi người, có vô vàn những quyết định cần chúng ta lựa chọn. Tuy nhiên, bài viết này chúng tôi chỉ để cập để cách để đưa ra những quyết định quan trọng đúng đắn.

Trước khi muốn ra quyết định quan trọng nào đó, bạn cần làm 2 điều quan trọng dưới đây:

  • Tịnh tâm suy nghĩ: Bạn có thực sự nghiêm túc với quyết định này hay không? Nếu không quyết định cuộc đời của bạn sẽ tiếp tục gặp bế tắc, những sự tiêu cực mà hiện tại mang lại.
  • Lên Google tham khảo thông tin đầy đủ. Hãy dành 2-3 ngày để tìm hiểu. Để xem đã có ai gặp phải trường hợp như mình chưa? Hoặc có cách giải quyết nào hợp lý không?…

Nếu như không có sự chuẩn bị đầy đủ về kiến thức, thông tin, bình tĩnh thì mọi sự quyết định sẽ dẫn đến sai lầm.

Nếu đó là một quyết định lớn, bạn hãy tự mình lập một bảng ra quyết định để mang đến sự hiệu quả, lý trí và ít hối tiếc nhất. Và trong bảng ra quyết định này bạn viết gì trong đó? 

Đầu tiên, bạn cần viết ra vấn đề cần giải quyết. Tiếp theo, bạn hãy đưa ra tất cả các phương án mà các bạn đang có để giải quyết vấn đề này. Từ đó, phân tích xem, ở mỗi phương án bạn được và mất điều gì. Phương án nào có chi phí cơ hội lớn hơn. Và tìm ra được phương án tốt nhất cho vấn đề bạn đang gặp phải.

Chúng ta cùng phân tích một ví dụ dưới đây để cùng hiểu hơn về cách làm này:

Ví dụ: Một anh nhân viên văn phòng A đang vô cùng chán nản với công việc của mình. Và anh đặt câu hỏi có nên bỏ công việc hiện tại để ra kinh doanh tự do hay không?

Làm sao để có được quyết định sáng suốt?

Vậy vấn đề của anh nhân viên này chính là quyết định xem nên tiếp tục làm việc tại công ty hay nghỉ việc và ra kinh doanh?

Bảng phân tích các phương án đưa ra

Tiếp tục làm việc Nghỉ việc để tự kinh doanh
Được:

  • Có lương ổn định
  • Có bạn bè đồng nghiệp

Mất:

  • Sếp khó tính
  • Đồng nghiệp soi mói
  • Công việc chán, thường xuyên làm việc, không có thời gian lo cho gia đình
  • Lương thấp
  • Nhà xa
  • Làm mãi không được thăng tiến
Được:

  • Tự do, thoải mái
  • Bớt stress
  • Tự tin hơn
  • Có cơ hội theo đuổi ước mơ

Mất: 

  • Tiền vốn 
  • Nhiều rủi ro
  • Nỗi sợ thất bại khi kinh doanh
  • Gia đình có thể không ủng hộ

Bạn có thể thấy quyết định nghỉ việc để tự kinh doanh mang lại nhiều lợi thế hơn. Và dĩ nhiên bạn sẽ chọn quyết định này. Tuy nhiên, cũng có thể quyết định hiện tại chỉ là một quyết định bốc đồng mang tính cảm xúc chủ quan. Và bạn ưu tiên quyết định nghỉ việc hơn nên thấy được nhiều ưu điểm hơn.

Vì thế bạn hãy áp dụng quy tắc 1-3-3:

Ngày bạn lập bảng ra quyết định này được tính là ngày 1.

3 ngày sau đợi khi mọi thứ đã bình tâm lại. Bạn hãy quay lại bảng này là cải thiện lại những điều được mất.

3 ngày sau nữa bạn lại quay lại. Đây sẽ là lần cuối hoàn thiện và bổ sung những thứ khác nếu cần.

Như vậy chúng ta sẽ mất 1 tuần để có thể đưa ra một quyết định quan trọng. Quyết định này có thể gây ảnh hưởng lớn đến cuộc đời bạn nên thời gian 7 ngày này vô cùng xứng đáng. Vì vậy, đừng tiếc rẻ một chút thời gian để đưa ra một quyết định sáng suốt nhé. 

Tới đây thì bạn đã biết cách làm sao để có những quyết định sáng suốt chưa? Hãy dành thời gian để hiểu chính bản thân mình trước khi đưa ra bất kỳ một quyết định nào nhé.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bộ quy tắc ứng xử khi gặp khách hàng: 7 Bí Quyết Chốt Deal Thần Tốc

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh hiện nay, khả năng chốt deal nhanh chóng và hiệu quả là một kỹ năng vô giá. 

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng tăng, Video Editor đang trở thành một nghề nghiệp hấp...

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Trái phiếu hay còn gọi là Bond, là một trong những công cụ đầu tư phổ biến trên thị trường tài chính. Để hiểu rõ...

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là khái niệm quan trọng trong thống kê, thường được sử dụng để phân tích dữ liệu. Hiểu rõ trung vị là gì...

Bài Viết Liên Quan

Bộ quy tắc ứng xử khi gặp khách hàng: 7 Bí Quyết Chốt Deal Thần Tốc

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh hiện nay, khả năng chốt deal nhanh chóng...

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng...

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Trái phiếu hay còn gọi là Bond, là một trong những công cụ đầu tư...

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là khái niệm quan trọng trong thống kê, thường được sử dụng để...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers