1. Vì sao phỏng vấn thất bại bạn lại cảm thấy thất vọng?
Mọi chuyện bạn làm nếu có thất bại cũng sẽ khiến bạn thất vọng huống hồ chi là việc phỏng vấn – một công việc bạn rất kỳ vọng và đặt để rất nhiều công sức. Đây cũng được coi là một cơ hội mà bạn vô cùng mong đợi và nó thực sự quan trọng trong con đường sự nghiệp của bản thân nên khi gặp thất bại bạn sẽ cảm thấy rất thất vọng và khó khăn để vượt qua cảm giác mất mát, đặc biệt là khi bạn đã chuẩn bị khá nhiều cho buổi phỏng vấn đó!
Thậm chí, khi bước ra khỏi phòng phỏng vấn bạn liền cảm thấy mình đã làm sai gì đó trong buổi phỏng vấn và bắt đầu chán nản những ngày tiếp theo. Việc này sẽ khiến bạn khó tập trung vào các cơ hội việc làm khác! Trước những sa sút trong tinh thần sẽ cản trở bạn làm tốt những việc khác và khó thành công ở những cơ hội tiếp theo.
Nếu bạn nghĩ rằng một số biện pháp kiểm soát và phục hồi tinh thần sau cuộc phỏng vấn là cần thiết, thì điều quan trọng là phải lập kế hoạch cho phép bản thân thực hiện để hướng tới tinh thần lạc quan và sẵn sàng cho buổi phỏng vấn xin việc kế tiếp.
2. Làm thế nào vượt qua buổi phỏng vấn thất bại?
Suy nghĩ tích cực
Cảm thấy chán nản ngay sau thất bại trong buổi phỏng vấn cũng không sao, vì đó được coi là cảm xúc vô cùng bình thường hiển nhiên. Vì khi bạn cảm thấy khó khăn như thế nào với cảm xúc này cũng là động lực để bạn cố gắng làm tốt hơn ở lần sau. Và thay vì tạo áp lực cho bản thân về kết quả của cuộc phỏng vấn, hãy ghi công cho bản thân vì bạn đã cố gắng.
Mọi thành công đều bắt đầu bằng sự thất bại, thất bại hôm nay có nghĩa rằng bạn đang bước đi trên con đường tìm kiếm thành công.
Chia sẻ với ai đó hoặc viết nhật ký
Sau khi cảm thấy thất vọng, điều thực sự quan trọng là cho phép bản thân giải phóng nỗi lòng. Việc tâm sự với một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè về trải nghiệm đó sẽ giúp cho bản thân bạn thể hiện quan điểm của mình với trải nghiệm đó. Hơn thế vữa khi bạn chia sẻ với người đáng tin cậy có thể cung cấp cho bạn thêm một số quan điểm hữu ích nữa về buổi phỏng vấn.
Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy khó có thể tâm sự với ai hoặc là một người hướng nội thì hãy viết nhật ký về trải nghiệm này của bạn. Khi viết ra hết, bạn sẽ trở thành bên thứ ba đang nhìn vào một câu chuyện trước mắt ở góc độ khách quan hơn và cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
Rút kinh nghiệm từ sai lầm
Nếu nhà tuyển dụng từ chối bạn trong buổi phỏng vấn, vậy thì bạn nên từ bỏ và tập trung cho những cơ hội việc làm tiếp theo. Đừng quá chán nản trong việc bỏ lỡ công việc này để nó lấy đi sự tự tin của bạn. Hãy nhớ rằng bạn đã vượt qua rất nhiều thí sinh ứng tuyển khác để có mặt trong buổi phỏng vấn ngày hôm đó.
Thêm vào đó, bạn cần đảm bảo rằng buổi phỏng vấn tiếp theo ở công ty khác phải thành công hơn bằng cách học hỏi rút kinh nghiệm từ những sai lầm trước đó. Hãy xem lại, đánh giá bản thân một lần nữa và cố gắng xác định đâu là vấn đề lớn nhất bạn cần giải quyết. Sau đó thiết lập những mục tiêu nhằm cải thiện việc đã xảy ra sai sót ở buổi phỏng vấn trước đó.
Phỏng vấn thực sự là một thử thách khó khăn với người tìm việc vì không chỉ phải làm tốt mà còn phải cạnh tranh với những ứng viên khác.
Thế nên, phỏng vấn thất bại là điều dễ xảy ra hơn bao giờ hết, nhất là người chưa có kinh nghiệm nhưng không vì thế mà bạn bỏ cuộc. Hi vọng rằng nội dung bài viết này có thể giúp bạn vượt qua phỏng vấn thất bại để tiến đến các cơ hội việc làm khác, từ đó gặt hái cho mình những thành công!
Xem thêm: Với những câu hỏi phỏng vấn này, đừng chỉ trả lời rập khuôn
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.