adsads
6 1200x900
Lượt Xem 1 K

Trên lý thuyết, hai bộ phận này luôn bổ trợ, phối hợp hiệu quả với nhau. Nhưng trên thực tế, ta khó có thể nhìn thấy điểm này. Trong công ty, bộ phận Marketing và bộ phận Sale thường khó ăn ý với nhau, cả hai còn có những hiềm khích gây ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của tổ chức. 

Vấn đề xảy ra ở đây là việc giao tiếp giữa nhân sự hai bộ phận chưa được rõ ràng; quy trình bị lỗi hoặc thiếu sót; thông tin của khách hàng không đủ để khai thác; số liệu chưa được chính xác… Tất cả những trở ngại này làm ảnh hưởng tới sự hợp tác giữa Sale – Marketing. Để giảm bớt khó khăn trong việc phối hợp của 2 phòng ban, doanh nghiệp có thể tham khảo 3 cách giúp hai bộ phận này phối hợp hiệu quả với nhau.

10 sai lầm mắc phải trong quá trình "onboarding" của nhân viên

Nâng cao chất lượng dữ liệu của khách hàng 

Việc dẫn đến mâu thuẫn của hai bộ phận thường tới từ chất lượng dữ liệu của khách hàng. Đội Marketing có nhiệm vụ tìm kiếm và thu hút khách hàng tiềm năng, còn bộ phận Sale sẽ tiến hành tư vấn và bán hàng cho những vị khách đó. Nếu mọi chuyện đều diễn ra theo đúng trình tự và đạt kết quả tốt, thì sẽ không có chuyện gì để bàn. 

Mặc khác, nếu tháng đó không đạt đủ chỉ tiêu, hai bộ phận này sẽ xảy ra tranh cãi. Bộ phận Sale cho rằng bộ phận Marketing đưa ra những thông tin về khách hàng kém chất lượng và không hiệu quả. Và ngược lại, bộ phận Marketing cho rằng bộ phận Sale chưa làm tốt công việc của mình, kỹ năng bán hàng kém và làm lãng phí thông tin về khách hàng mà team Marketing kiếm được.

Đối diện trước tình huống này, cần phải có những tiêu chuẩn nhất định cho dữ liệu khách hàng khi bộ phận Marketing kiếm về, sàng lọc kỹ chất lượng thông tin rồi mới chuyển sang cho bộ phận Sale. Những khách hàng tiềm năng mà bộ phận Marketing kiếm về, dữ liệu của họ không nên dừng ở những thông tin cơ bản như họ và tên, số điện thoại, địa chỉ email mà bộ phận Marketing cần đào sâu hơn nữa về một số thông tin khác như tâm lý mua hàng, như cầu khách hàng, lịch sử tìm kiếm, xu hướng quan tâm… Vậy nên, trước khi chuyển giao dữ liệu cho bộ phận Sale, bộ phận Marketing cần sàng lọc dữ liệu đạt yêu cầu nhất định, tìm ra những dữ liệu có tiềm năng trở thành khách hàng nhất, và khi bộ phận Sale nhận được số dữ liệu đó, họ chỉ cần tập trung vào phát triển và khai thác dữ liệu.
Thực hiện được như vậy sẽ vừa tránh tình trạng đổ lỗi cho chất lượng dữ liệu của đội Marketing, tránh mất thời gian và nguồn lực của đội Sales vào nhóm dữ liệu khách hàng không có tiềm năng. Tuy nhiên, đối với những dữ liệu chưa đạt được mức độ trở thành dữ liệu tiềm năng, team Marketing vẫn có nhiệm vụ tiếp tục nuôi dưỡng những dữ liệu này, tiếp cận và tạo mối quan hệ.

Tạo môi trường gắn kết

Doanh nghiệp nên tạo ra một không gian hợp tác cho hai bộ phận Marketing và Sale để hai bộ phận này tự chủ động phối hợp với nhau. Cả hai bộ phận cần hiểu về công việc và môi trường làm việc của mỗi bên. Ví dụ như: bộ phận Marketing có thể hiểu được vấn đề của bộ phận Sale sau khi trải qua một buổi bán hàng, cũng như để khảo sát thị trường thực tế. Ngược lại, bộ phận Sale cũng cần tham gia buổi họp của bộ phận Marketing để hiểu được thông điệp truyền tải của doanh nghiệp qua mỗi dự án. Từ đó có thể đóng góp ý kiến của mình từ kinh nghiệm bán hàng thực tế, góp phần xây dựng chiến lược thành công.

Bên canh đó, chính sách thưởng cho mỗi bộ phận cũng là vấn đề được quan tâm. Doanh nghiệp có thể áp dụng KPI chung, bằng cách xây dựng cơ chế nhằm khi có khách hàng mới cả hai bộ phận cùng được thường, chia theo công sức của mỗi bên. Việc áp KPI sẽ giúp cho mỗi thành viên có trách nhiệm, kỷ luật hơn hay thậm chí, mọi thành viên sẽ tìm tới đồng nghiệp để xin giúp đỡ hoặc hỗ trợ đồng nghiệp của mình hoàn thành công việc. Cùng chung mục tiêu, các thành viên sẽ tự thúc đẩy, truyền động lực cho nhau cùng cố gắng. Tuy nhiên, để xây dựng KPI cho cả hai phòng, người lãnh đạo cần họp lại với hai phòng ban để lấy ý kiến

Xây dựng cơ chế giao tiếp hai chiều 

Bộ phận Sale nhận thông tin khách hàng tiềm năng từ bộ phận Marketing chỉ đơn thuần là một chiều. Việc bộ phận Marketing nhận lại thông tin từ bộ phận Sale cũng rất quan trọng. Bởi vì bộ phận Sale còn có khả năng khai thác thông tin nhiều và rõ hơn nữ về khách hàng ( ngoài những thông tin mà bộ phận Marketing cung cấp). Vì trong quá trình tiếp xúc với khách hàng, bộ phận Sale có thể chủ động thu thập thông tin về nhu cầu, đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm/ dịch vụ, những lý do mua sản phẩm và lý do không mua, họ gặp những khó khăn gì khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ… Những thông tin tưởng chừng chỉ là câu hỏi vu vơ của bộ phận Sale hỏi khách hàng, nhưng thực tế, những thông tin này lại là những dữ liệu quan trọng để bộ phận Marketing lập số liệu để đánh giá và điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp.

Do đó, việc trao đổi thông tin giữa hai phòng ban luôn cần trao đổi kịp thời và liên tục để cả hai bộ phận có thể tìm ra những đối sách, tìm ra những vấn đề chung và tìm phương hướng xử lý. 

 

Xem thêm: Riêng tư nơi công sở là gì? Vì sao nhân viên có quyền riêng tư?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Business administration la gi

Business administration là gì? Phân biệt Business management và Business administration

Business Administration là thuật ngữ quen thuộc với những người đang theo học các khối ngành về kinh doanh hoặc những người đang làm các công việc liên quan đến nhà hàng, khách sạn. Vậy chính xác Business administration là gì? Hay Business administration là ngành gì?

Telemarketing là gì?

Telemarketing là gì? Cơ hội việc làm trong ngành

Trong lĩnh vực marketing, vốn đa dạng về thuật ngữ, HR Insider đã tổng hợp một số thông tin thú vị về telemarketing – một trong những vị trí rất phổ biến tại các doanh nghiệp. Vậy telemarketing là gì với nội dung bài viết dưới đây nhé.

brand identity là gì

Brand Identity là gì? Quy trình xây dựng brand identity

Brand Identity không chỉ là logo hay một tông màu thương hiệu. Đó là những yếu tố tạo nên cái "tôi" riêng biệt của thương hiệu, khiến khách hàng nhớ mãi. Bài viết này sẽ dẫn bạn vào thế giới đa dạng của brand identity là gì, từ ý nghĩa quan trọng đến cách xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng.

Brand awareness là gì?

Brand awareness là gì? Phân loại Brand awareness

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh ngày nay, khái niệm "brand awareness" đang ngày càng trở nên quan trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về brand awareness là gì, vai trò quan trọng của việc tạo dấu ấn thương hiệu, cách phân loại brand awareness, và những bước cụ thể để xây dựng brand awareness hiệu quả.

smart là gì

SMART là gì? Mục tiêu và ý nghĩa SMART trong Marketing

SMART là một từ ngữ rất quen thuộc với chúng ta với ý nghĩa là thông minh, nhưng đằng sau nó ẩn chứa một nguyên tắc cực kỳ quan trọng trong việc giúp chúng ta có thể xác định và thiết lập được mục đích của mình. Vậy thực chất  SMART là gì? Những chia sẻ dưới đây của HR Insider sẽ giúp bạn nắm rõ về nguyên tắc này qua bài viết sau.

Bài Viết Liên Quan
Business administration la gi

Business administration là gì? Phân biệt Business management và Business administration

Business Administration là thuật ngữ quen thuộc với những người đang theo học các khối ngành về kinh doanh hoặc những người đang làm các công việc liên quan đến nhà hàng, khách sạn. Vậy chính xác Business administration là gì? Hay Business administration là ngành gì?

Telemarketing là gì?

Telemarketing là gì? Cơ hội việc làm trong ngành

Trong lĩnh vực marketing, vốn đa dạng về thuật ngữ, HR Insider đã tổng hợp một số thông tin thú vị về telemarketing – một trong những vị trí rất phổ biến tại các doanh nghiệp. Vậy telemarketing là gì với nội dung bài viết dưới đây nhé.

brand identity là gì

Brand Identity là gì? Quy trình xây dựng brand identity

Brand Identity không chỉ là logo hay một tông màu thương hiệu. Đó là những yếu tố tạo nên cái "tôi" riêng biệt của thương hiệu, khiến khách hàng nhớ mãi. Bài viết này sẽ dẫn bạn vào thế giới đa dạng của brand identity là gì, từ ý nghĩa quan trọng đến cách xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng.

Brand awareness là gì?

Brand awareness là gì? Phân loại Brand awareness

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh ngày nay, khái niệm "brand awareness" đang ngày càng trở nên quan trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về brand awareness là gì, vai trò quan trọng của việc tạo dấu ấn thương hiệu, cách phân loại brand awareness, và những bước cụ thể để xây dựng brand awareness hiệu quả.

smart là gì

SMART là gì? Mục tiêu và ý nghĩa SMART trong Marketing

SMART là một từ ngữ rất quen thuộc với chúng ta với ý nghĩa là thông minh, nhưng đằng sau nó ẩn chứa một nguyên tắc cực kỳ quan trọng trong việc giúp chúng ta có thể xác định và thiết lập được mục đích của mình. Vậy thực chất  SMART là gì? Những chia sẻ dưới đây của HR Insider sẽ giúp bạn nắm rõ về nguyên tắc này qua bài viết sau.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers