adsads
sep cua cam ban lam sao de thoat 3
Lượt Xem 13 K
Chia sẻ
Mấy ngày cuối năm này tiệc tùng liên miên. Đây là khoảng thời gian mà các bạn nữ trong văn phòng tha hồ ăn diện với phương châm “Là con gái thật tuyệt”. Tiếc thay, cũng chính vì việc ăn bận đẹp này mà bao cô gái trẻ đã “lọt” vào tầm ngắm của các sếp. Bởi vậy mà mấy ngày gần đây Vui Vẻ nhận được biết bao nhiêu là thư “cầu cứu” của các bạn.

 

Như thường lệ, Vui Vẻ tức tốc nghiên cứu và tìm tòi những biện pháp tốt nhất để giúp các bạn vượt qua được giai đoạn chông gai này. Hãy xem những cách giải quyết và từ chối khi bị sếp cưa cẩm ngay sau đây nhé!

 

shutterstock_298649972 (1)

 

 

 

Giả vờ không nghe, không thấy, không biết

Đây là cách phổ biến nhất mà các bạn nữ hay sử dụng. Nếu sếp cưa cẩm bạn mặt đối mặt, hãy giả đò như mình không “bắt được 1 tí tín hiệu gì từ đối phương” và vẫn tiếp tục cuộc hội thoại như bình thường. Nếu sếp cưa cẩm bằng cách nhắn tin, hãy vui lên rồi quên luôn. Vài lần như vậy chắc chắn sếp sẽ dần nhận ra quan điểm của bạn.

 

Tuy giả vờ là cách phổ biến nhất, nhưng lại không phải là cách tốt nhất. Vì đâu phải ai cũng đủ tinh tế để nhận ra được sự từ chối khéo từ bạn đâu. Vậy nên họ cứ tìm cách lấn tới, rồi lấn tới. Nếu rơi vào tình huống như vậy, bạn hãy tiếp tục thử những phương pháp ngay dưới đây.

 

Nói thẳng

Nói thẳng luôn luôn là cách nhanh và tốt nhất để chấm dứt bất kỳ sự cưa cẩm khó chịu nào. Vui Vẻ biết mấy bạn nữ thường sợ rằng mình quá nhạy cảm rồi đâm ra hiểu lầm: Chắc gì sếp đã cưa mình; chắc là ổng chỉ tốt với mình tí xíu thôi à!

 

Tuy nhiên, các bạn hãy cứ vững tin vào giác quan thứ 6 của mình đi. Nếu bạn thấy sếp đang bắt đầu phát tín hiệu thì hãy hành động ngay lập tức. Hãy nói rằng mình không thích, và chắc chắn rằng bạn nhấn mạnh sự “không thích” đó. Nếu bạn tỏ ra yếu ớt, sếp sẽ hiểu rằng bạn “chỉ là đang ngại ngùng thôi chứ chắc cũng chịu rồi”. Nguy hiểm lắm! Hãy tỏ ra quyết liệt khi có thể.

 

Đừng bao giờ ở một mình với ông sếp đó!

Nếu dạo gần đây cứ mỗi lần gặp mặt sếp là bạn cảm thấy lo sợ, hoặc sếp luôn cố cưa cẩm bạn vào những thời điểm như vậy thì cách tốt nhất là hạn chế việc bạn phải ở một mình với sếp. Nếu phải gặp nhau trong phòng sếp, hãy cố tình để cửa mở để dễ bề thoát thân.

 

Nếu sếp mời bạn đi ăn trưa hay ăn tối, hãy từ chối khéo. Viện cớ bận rộn, không quen ăn ngoài, hoặc hoãn lại lần sau là những thủ thuật mà bạn nên làm. Nói gì thì nói, đừng có ở một mình với ổng!

 

Công khai là bạn là “hoa đã có chủ”

Ví dụ như sếp mời bạn đi ăn trưa hay ăn tối, thay vì từ chối khéo như Vui Vẻ chỉ ở trên, bạn có thể sử dụng biện pháp mạnh hơn nữa là công khai với sếp rằng “bạn là hoa đã có chủ rồi”. Hãy nói rằng trưa đó bạn có hẹn đi ăn với bạn trai chẳng hạn. Điều này chắc chắn sẽ làm chùn bước đối phương đó.

 

 

Mr. Vui Vẻ là ai?
Xin chào, tôi tên là Mr. Vui Vẻ, đến từ thế giới của Chia sẻ Chủ Nhật! Hàng tuần, thành viên của VietnamWorks sẽ nhận được những chia sẻ do chính tay Vui Vẻ biên soạn. Nếu bạn chưa là thành viên của VietnamWorks, hãy đăng ký tại đây và đón chờ chia sẻ từ Vui Vẻ vào Chủ Nhật kế tiếp nhé.

 

Công việc lương cao do HR Insider đề xuất
 

 

– Mr. Vui Vẻ / HR Insider / VietnamWorks –

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo...

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers