Trong một tổ chức, doanh nghiệp hầu như sẽ không thể thiếu tầm nhìn, sứ mệnh. Việc xác định được tầm nhìn, sứ mệnh giúp cho tổ chức đi đúng hướng và đạt mục tiêu chung. Vậy sứ mệnh là gì, ý nghĩa và cách xác định sứ mệnh như thế nào cho hiệu quả? Trong bài viết này của HR Insider, chúng tôi sẽ giải đáp rõ hơn cho bạn đọc cùng tham khảo.
Sứ mệnh là gì?
Sứ mệnh chính là những nhiệm vụ quan trọng, lý do tồn tại của một tổ chức cần thực hiện để phát triển, mang lại giá trị cho khách hàng. Sứ mệnh thường được tuyên bố bằng một câu, đoạn văn ngắn súc tích, rõ ràng. Dựa vào sứ mệnh, tổ chức đó sẽ hiểu được cần làm gì, làm cho ai và làm như thế nào. Sứ mệnh mang tính ngắn hạn khác so với tầm nhìn.
Ý nghĩa của sứ mệnh trong doanh nghiệp
Dưới đây là những ý nghĩa của tuyên bố sứ mệnh trong tổ chức:
-
- Sứ mệnh giúp cho nhân viên hiểu được mục đích tồn tại, sống và làm việc của bản thân và trong tổ chức. Sứ mệnh còn khuyến khích sự tập trung ở nhân viên nhằm làm việc sáng tạo, hiệu suất công việc được nâng cao.
- Sứ mệnh còn có ý nghĩa cố định mục tiêu, kết quả và cách tiếp cận ở hiện tại và tương lai. Khi đã đưa ra sứ mệnh rõ ràng từ đầu giúp các nhà lãnh đạo định hướng chiến lược tiếp theo và tăng năng suất cho tổ chức.
- Bản tuyên bố sứ mệnh cho các quản lý, lãnh đạo tổ chức chặt chẽ và chuyên nghiệp hơn. Phân bổ nguồn lực, tìm cách hướng dẫn đội ngũ nhân sự, phát triển phòng ban theo từng nhiệm vụ.
- Sứ mệnh giúp nâng cao giá trị cho tổ chức, doanh nghiệp. Thông qua sứ mệnh với góc nhìn bên ngoài, thể hiện được rằng họ đã nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng.
- Sứ mệnh còn giúp đánh giá được mục tiêu, các chiến lược đã được triển khai hiệu quả chưa, dựa vào các chỉ số như chi phí, con số đạt được, thời gian.
Xem thêm để hiểu rõ hơn về kỹ năng sáng tạo là gì? Kỹ năng tư duy sáng tạo là gì? Những cách để sáng tạo tại văn phòng đỉnh cao có thể bạn chưa biết.
Điểm khác nhau giữa tầm nhìn và sứ mệnh là gì?
Để làm rõ sự khác biệt giữa tầm nhìn và sứ mệnh, sau đây là bảng phân tích chi tiết:
Điểm khác biệt | Tầm nhìn | Sứ mệnh |
Chức năng | Thúc đẩy cố gắng làm việc, hiểu được lý do cần nỗ lực hết mình. Cho tổ chức thấy rằng mình sẽ đi đến đâu trong tương lai. | Doanh nghiệp có thể định hình được mục tiêu lớn, qua đó biết được cần làm gì để tiến tới mục tiêu và gặt hái thành công đó. |
Vai trò | Giúp doanh nghiệp xác định được lộ trình, hướng đi phù hợp. Đồng thời, khẳng định giá trị, lý do tồn tại của doanh nghiệp. | Giúp xác định cách thức để có thể đi tới đích mà doanh nghiệp muốn. Tìm ra được mục tiêu, giá trị cho tổ chức. |
Tính chất | Giải đáp được sự tồn tại của doanh nghiệp. Không nên thay đổi tầm nhìn nếu điều đó không cần thiết. | Sứ mệnh mang tính chất ngắn hạn nên các nhà lãnh đạo có thể thay đổi, điều chỉnh sứ mệnh để phù hợp với tình hình của tổ chức. |
Thời gian | Hướng tới khả năng nhìn ra xa bức tranh toàn cảnh trong tương lai | Tập trung vào hiện tại |
Giải đáp cho câu hỏi | Tổ chức sẽ đi được đến đâu và ở đâu trong tương lai? | Cần làm gì để khác biệt, phù hợp và đem lại thành công? |
Cách xác định sứ mệnh cho doanh nghiệp
Mỗi tổ chức, doanh nghiệp khi được thành lập đều có sứ mệnh riêng. Tuy nhiên, làm thế nào để xác định được sứ mệnh phù hợp với doanh nghiệp của mình? Sau đây sẽ là các bước hướng dẫn xác định sứ mệnh:
Nghiên cứu thị trường
Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường mục tiêu kỹ càng là bước đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải thực hiện. Việc này nhằm giúp các nhà lãnh đạo có thể xác định được sứ mệnh rõ ràng hơn. Khi nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể đặt ra các câu hỏi và trả lời:
- Sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp là gì, giải quyết được vấn đề gì cho người tiêu dùng không?
- Lý do khách hàng lại nên lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thay vì của đối thủ? Doanh nghiệp mang lại giá trị gì và thu hút được khách hàng điều gì?
- Sản phẩm của bên mình phù hợp với những nhu cầu nào của khách hàng?
Hiện nay, dự báo nhu cầu của khách hàng và xu hướng trên thị trường biến đổi liên tục. Do đó, nghiên cứu thị trường này là bước nền tảng giúp doanh nghiệp có được lộ trình phù hợp trong tương lai.
Xác định rõ giá trị doanh nghiệp mang lại cho khách hàng
Việc tiếp theo sau khi đã nghiên cứu, phân tích thị trường và khách hàng chính là định hình giá trị nổi bật mà doanh nghiệp muốn mang lại cho khách hàng. Khi viết sứ mệnh nên dựa những lợi ích, điểm khác biệt của sản phẩm/dịch vụ. Doanh nghiệp nên viết vừa đủ, không quá màu mè và tránh chỉ tập trung vào mỗi thế mạnh đang có. Thay vào đó, hãy nhấn mạnh vào những đóng góp tới xã hội, hướng tới sự phát triển chung và tìm kiếm sự sáng tạo, đổi mới để tạo ấn tượng tốt trong mắt khách hàng.
Vận dụng sự sáng tạo và brainstorming ý tưởng
Với những doanh nghiệp mới Startup, việc xác định và tuyên bố được sứ mệnh là điều khá khó khăn ban đầu. Ở thế hệ trẻ hiện nay lại có thể lợi thế chính là tận dụng sự sáng tạo, mới lạ để đưa ra sứ mệnh. Tuy nhiên, sứ mệnh cũng cần đảm bảo sự chỉn chu, hình ảnh chuyên nghiệp và tích cực khi ra mắt thị trường.Sử dụng brainstorming, họ sẽ đưa ra những ý tưởng rõ ràng, lý lẽ chặt chẽ để trình bày chi tiết tới mọi người trong tổ chức. Họ sẽ tham gia cùng vào việc xác định sứ mệnh vì họ là người hiểu rõ nhất về tầm nhìn, sứ mệnh cần phải như thế nào.
Vậy, Startup là gì? Brainstorm là gì? Cùng khám phá sức mạnh của Brainstorm ở các doanh nghiệp startup trong bài viết sau.
Ban hành, lắng nghe, sửa đổi
Sau khi đã định hình được sứ mệnh là gì và đi đến sự đồng thuận cuối với các thành viên trong công ty, tiến hành thông báo tới mọi người. Việc ban hành thông tin này có thể thông qua truyền thông, báo chí,… để mọi người cùng lắng nghe và biết được doanh nghiệp bạn đang truyền tải những gì.Sau thời gian, doanh nghiệp sẽ nhận được những góp ý từ những người tiếp nhận thông tin, từ đó có thể đưa ra những sửa đổi phù hợp hơn. Những hoạt động hay lợi ích của tập thể sẽ có những chia sẻ góp ý, lắng nghe phản biện sẽ giúp cho sứ mệnh của doanh nghiệp vững chắc hơn.Bài viết trên hy vọng có thể đã giúp bạn đọc hiểu rõ được sứ mệnh là gì, vai trò và phân biệt được sứ mệnh với tầm nhìn. Với những thông tin bổ ích trên, bạn cũng có thể áp dụng cách xác định sứ mệnh hiệu quả cho mình. Nếu bạn còn muốn tham khảo thêm các bài viết khác về tuyển dụng, doanh nghiệp, hãy truy cập vào HR Insider ngay để tìm đọc ngay nhé!
Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Bệnh viện Hồng Ngọc tuyển dụng, Buymed tuyển dụng, Phòng khám 315 tuyển dụng, Diag tuyển dụng, Tuyển dụng Bệnh viện, Tuyển dụng Nhà thuốc Long Châu, Bệnh viện Hùng Vương tuyển dụng và Tuyển dụng Bệnh viện Tâm Anh.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là trang tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc làm với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm jobs có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.