adsads
Untitled design 117
Lượt Xem 8 K

Trong cuộc sống chúng ta luôn phải đối mặt với những chuỗi vấn đề từ tâm sinh lý. Ở mỗi vấn đề khác nhau chúng ta có những cách giải quyết khác nhau sao cho ổn thỏa nhất. Nhưng đâu phải lúc nào cách làm của bản thân luôn được sự ủng hộ từ mọi người. Do đó, sẽ nảy sinh những mâu thuẫn không cần thiết làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ. Như vậy, kỹ năng giải quyết vấn đề đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội phát triển ngày nay. 

 

Các nguyên nhân vì sao vấn đề không được giải quyết 

Chúng ta thường có xu hướng giải quyết vấn đề không hiệu quả bởi vì rất nhiều nguyên nhân về chủ quan lẫn khách quan: 

– Không có phương pháp mà chỉ giải quyết vấn đề một cách ngẫu nhiên: Tâm lý con người có xu hướng đề ra một giải pháp ngẫu nhiên theo kinh nghiệm và đôi khi giải pháp này không phù hợp với những vấn đề mang tính phức tạp. Ví dụ: Con bạn bị đau đầu, nguyên nhân sâu xa là do lo lắng cho mùa thi sắp tới. Nhưng theo kinh nghiệm, bạn lại cho chúng uống thuốc an thần. Vì thế bạn thấy rằng giải pháp uống thuốc sẽ không hiệu quả. 

– Thiếu sự cam kết trong giải quyết vấn đề: Chúng ta thường có thái độ xem nhẹ những vấn đề nhỏ, cá nhân…Bởi xem nhẹ tầm quan trọng của những vấn đề, ý chí sẽ không có động lực, tìm lý do trì hoãn việc giải quyết chúng. Chỉ khi vấn đề đó gây ra hậu quả nghiêm trọng, con người mới chú ý đến nó; và thông thường ta phải giải quyết một cách gấp rút. Lúc này ta sẽ khó có đủ thời gian để xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề, phương án giải quyết dẫn đến việc dễ dàng ra những quyết định giải quyết vấn đề một cách vội vàng, phiến diện và kém hiệu quả

– Không nhìn thấy được sự liên kết giữa các phần nhỏ một vấn đề: có những vấn đề phức tạp cần một cái nhìn nhiều chiều mới thấy hết các phần liên kết của nó. Nhiều khi chúng ta chỉ giải quyết những phần nhỏ, phần ngọn của vấn đề nhưng điều này ảnh hưởng các yếu tố khác trong hệ thống. Hệ quả của các giải quyết này là vấn đề chỉ được giải quyết một phần. Trong ngắn hạn ta thấy rằng vấn đề đã được giải quyết, nhưng trong dài hạn thì ta sẽ thấy rằng vấn đề tương tự như vậy, và có thể ngày càng nghiêm trọng hơn, sẽ tiếp tục xuất hiện 4 cho đến khi ta nhìn nhận ra vấn đề cốt lõi và giải quyết chúng. Do đó khả năng tư duy mang tính hệ thống là một yếu tố mà những người giải quyết vấn đề cần trang bị. 

– Thiếu kiến thức và kỹ thuật cho qui trình giải quyết vấn đề, hiểu sai vấn đề hoặc sử dụng phương pháp sai trong một vấn đề nào đó cũng là yếu tố làm ảnh hưởng đến kết quả. Khi đó bạn sẽ không thể giải quyết được vấn đề hoặc những giải pháp đưa ra để giải quyết vấn đề có thể lại gây ra thêm những hậu quả nghiêm trọng, tạo thêm vấn đề khác mà ta lại phải tốn nguồn lực để giải quyết những vấn đề phát sinh này. 

– Thông tin không đủ hoặc không chính xác: Nếu không có đầy đủ những thông tin thì hầu như chúng ta khó có thể đưa ra được những giải pháp thích hợp. Tuy nhiên ta thấy rằng sẽ xuất hiện mâu thuẫn ở đây. Nếu ta chờ có đầy đủ thông tin mới giải quyết vấn đề thì có khi giải pháp của ta đã không còn ý nghĩa, còn nếu ta đưa ra giải pháp trong điều kiện không có đủ thông tin thì có thể những giải pháp đó có thể sẽ là chủ quan, duy ý chí và không hiệu quả. Đây là trường hợp thường gặp trong hoạt động kinh doanh. Đó đòi hỏi những nhà quản lý khi giải quyết chúng phải có những kỹ năng và phương pháp thích hợp mới có thể giải quyết được tốt.

 – Không có khả năng phân tích v sáng tạo: Những vấn đề khó, phức tạp thường đòi hỏi ta phải phát huy khả năng sáng tạo, hoặc để có thể giải quyết vấn đề hiệu quả chúng ta thường cần những giải pháp đột phá. Nếu chúng ta làm theo những cách cũ thì khó có thể giải quyết những vấn đề mới. Những thói quen cố hữu của chúng ta khi giải quyết vấn đề sẽ làm suy giảm khả năng sáng tạo của chúng ta. 

 

Những cách giải quyết mâu thuẫn cần biết

Nhận biết được mâu thuẫn 

Hãy tìm ra những nguyên nhân khiến mâu thuẫn xảy ra.

Chỉ bạn mới biết chuyện gì đang xảy ra, mức độ đến đâu. Trong công việc, bạn có nhiều ý tưởng thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải nghe nhiều ý kiến trái chiều khác nhau. Những quan điểm đối lập nhau, sự tranh luận là không thể tránh khỏi. Và chính việc đó lại là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa bạn và những người khác.

Không làm quá vấn đề trở nên tệ hơn

Nhìn nhận sự việc một cách khách quan nhất. Những lời nói hành động của bạn trong lúc mất bình tĩnh sẽ vô tình làm tổn thương người khác. Lúc này bạn nên cẩn trọng trong cách giao tiếp của mình.

Nói lời xin lỗi

Cho dù bạn đúng trong vấn đề hai người tranh luận nhưng chắc gì cách thể hiện và lời nói của bạn là đúng. Xin lỗi không phải là vì mình sai, mà là thể hiện sự tôn trọng đối phương của mình. Khi bạn trân trọng họ thì đương nhiên họ cũng sẽ có những điều tương tự đối với bạn như bạn đã làm.

Điều hòa mối quan hệ 

Khi một mối quan hệ đã từng có khúc mắc thì lần sau hai người sẽ còn có những khoảng cách với nhau, chưa thật sự thoải mái về nhau. Chính vì thế, bạn cần có những chiến lược để điều tiết mối quan hệ đó tốt hơn.

 

Vai trò quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề mang tính quyết định không chỉ đến thành công mà còn là hạnh phúc của mỗi cá nhân. 

Việc giải quyết vấn đề liên quan mật thiết đến cuộc sống của mỗi người, nó xâu chuỗi những sự kiện lại thành một chuỗi sự kiện một cách có mục đích, nguyên nhân và kết quả. Hiển nhiên là một kết quả sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ thành công của hành động liên quan, phát sinh ngay sau đó. Những quyết định sai lầm thường dẫn đến những hậu quả không ai mong muốn, với tùy mức độ khác nhau, từ những ảnh hưởng nhỏ, đến những biến cố, thậm chí là những khủng hoảng kéo dài. 

Thất bại trong việc giải quyết mâu thuẫn gia đình dẫn đến tan vỡ, lựa chọn ngành học theo số đông mà không tìm rõ đam mê của mình dẫn đến lãng phí thời gian và mất phương hướng. Giải quyết vấn đề bất đồng quan điểm với sếp một cách vụng về có thể dẫn đến mất việc. 

Dù ở cấp độ nào đi chăng nữa, mỗi người đều cần có một kỹ năng giải quyết vấn đề tốt, để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Kỹ năng này cũng đặc biệt quan trọng trong công việc . Nó góp phần rút ngắn con đường tới thành công và làm rạng rỡ hơn thành công của bạn.

Hy vọng bài viết này giúp bạn nhận thấy được tầm quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề rõ ràng hơn.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bộ quy tắc ứng xử khi gặp khách hàng: 7 Bí Quyết Chốt Deal Thần Tốc

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh hiện nay, khả năng chốt deal nhanh chóng và hiệu quả là một kỹ năng vô giá. 

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng tăng, Video Editor đang trở thành một nghề nghiệp hấp...

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Trái phiếu hay còn gọi là Bond, là một trong những công cụ đầu tư phổ biến trên thị trường tài chính. Để hiểu rõ...

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là khái niệm quan trọng trong thống kê, thường được sử dụng để phân tích dữ liệu. Hiểu rõ trung vị là gì...

Bài Viết Liên Quan

Bộ quy tắc ứng xử khi gặp khách hàng: 7 Bí Quyết Chốt Deal Thần Tốc

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh hiện nay, khả năng chốt deal nhanh chóng...

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng...

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Trái phiếu hay còn gọi là Bond, là một trong những công cụ đầu tư...

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là khái niệm quan trọng trong thống kê, thường được sử dụng để...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers