adsads
tang cuong tu duy chien luoc 3
Lượt Xem 2 K

Đã bao giờ bạn được góp ý cần làm việc có chiến lược hơn? Thông qua nhận xét từ người khác hay sau những nỗ lực thăng tiến thất bại, bạn bị nhìn nhận là chưa đủ tư duy chiến lược để bức phá? Khi đấy, bạn cần làm rõ “chiến lược hơn” sẽ như thế nào và bạn cần có những gợi ý cụ thể để cải thiện khả năng này. Có kỹ năng tư duy chiến lược tốt cùng với sự đầu tư về thời gian và năng lượng sẽ giúp bạn đóng góp nhiều hơn, thậm chí có thể mang lại cho bạn sự thăng tiến như bạn mong đợi.

Bạn không cần phải đưa ra các quyết định có ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức hoặc phân bổ nguồn ngân sách khan hiếm mới được gọi là có “ kỹ năng tư duy chiến lược”. Nó chỉ đòi hỏi bạn đặt những quyết định dù là nhỏ nhất của mình phù hợp với mục tiêu chung của công ty. Nuôi dưỡng một mối quan hệ, như hiểu rõ nhà cung cấp, khách hàng, hoặc đối thủ cạnh tranh là một việc làm có tính chiến lược cao.

Nếu bạn chưa được nhìn nhận là người có đủ suy nghĩ chiến lược, tôi đoán là bởi vì bạn quá bận rộn mà thôi. Bạn dành bao nhiêu phần trăm thời gian làm việc trong tuần cho các cuộc họp? Bao nhiêu thời gian còn lại bạn lao vào trả lời các email, gọi điện thoại, và làm những công việc khác? Dưới áp lực của năng suất, bạn đã vắt kiệt thời gian suy nghĩ của mình. Kết quả là bạn đưa ra những quyết định dựa nhiều vào phản xạ hơn là suy ngẫm và phản ánh tình huống. Nguy cơ của các quyết định phản xạ là xu hướng dựa trên những gì đã làm trước đó. Điều này sẽ tốt nếu thế giới của chúng ta cứ bình lặng trôi qua như thế, nhưng thực tế thì không. Ngành kinh doanh của bạn, đối thủ cạnh tranh, khách hàng của bạn đang thay đổi từng ngày với tốc độ chóng mặt. Tiếp tục đi theo lối mòn với những gì đã làm và không luyện tập kỹ năng tư duy có thể sẽ rủi ro hơn việc cố gắng tiếp cận những điều mới mẻ và chưa được kiểm chứng.

Dành thời gian suy ngẫm trước khi đưa ra quyết định là rất quan trọng. Việc đó liên quan đến ai, cái gì? Điều gì đang bị đe dọa? Cơ hội và rủi ro là gì? Những điều lúc đầu trông như cơ hội vẫn có thể có nguy cơ tiềm ẩn và những điều thoạt đầu là rủi ro vẫn có thể là cơ hội lớn. Bạn có thể lập một danh sách những mục tiêu cần thực hiện và chú tâm hoàn thành chúng. Tuy nhiên, việc tập trung quá mức có thể làm hạn chế sự phát triển kỹ năng tư duy chiến lược của bạn. Người có chiến lược tạo ra sự kết nối giữa các ý tưởng, kế hoạch, và con người mà người khác không nhìn thấy.

Một chuyên viên ngân hàng cấp cao tìm kiếm nhà cung cấp CNTT mới cho các hoạt động trong vùng biển Caribbean khi đồng thời ông cũng biết được rằng một bộ phận khác trong công ty cũng đang phát triển các tiêu chuẩn dịch vụ mới. Ông có thể tiếp tục tìm kiếm một mình hoặc hợp tác với phòng ban đó để tích hợp hệ thống với các tiêu chuẩn dịch vụ mới, tạo ra các trải nghiệm tốt hơn, mang lại những thông tin hữu ích và kịp thời cho khách hàng.

Và hãy nhớ rằng các mối quan hệ cũng là chiến lược. Chuyên viên ngân hàng này có thể yêu cầu các nhà cung cấp giới thiệu ông với các khách hàng khác, những người có kinh nghiệm sử dụng hệ thống mới, từ đó ông có thể tìm hiểu và đặt câu hỏi nhằm tối ưu hóa các kết quả và sự hợp tác lâu dài.

Người có tư duy chiến lược nhìn thế giới như một mạng lưới liên kết các ý tưởng và con người với nhau, đồng thời cũng tìm thấy cơ hội để phát triển quyền lợi của mình tại các điểm kết nối.

Nhưng một người có khả năng suy ngẫm tình huống và kết nối những ý tưởng, con người với nhau vẫn có một trở ngại: họ không thể làm tất cả mọi thứ! Khả năng là vô hạn trong khi thời gian, tiền bạc và nguồn lực thì không. Điều đó đòi hỏi bạn phải có khả năng đưa ra sự lựa chọn.

Đưa ra sự lựa chọn về những gì bạn sẽ làm và không làm là một phần quan trọng của tư duy chiến lược. Khi bạn ra quyết định cũng là lúc bạn cần can đảm để hành động (mà sau này bạn có thể bị chỉ trích) và tự tin để loại bỏ những giải pháp khác (mà có thể đó là cơ hội tốt). Vào thời điểm đưa ra sự lựa chọn, khả năng chiến lược của bạn sẽ được kiểm nghiệm. Điều này không phải là không có rủi ro, nhưng việc không đưa ra quyết định hoặc dàn trải những nguồn lực hạn chế cho quá nhiều sự lựa chọn còn rủi ro hơn.

Bạn sẽ được xem là người có kỹ năng tư duy chiến lược sáng tạo hơn nếu bạn hành động và chấp nhận rủi ro còn hơn là trì hoãn hoặc không làm gì cả. Bạn không cần phải có một chức danh mới, kiểm soát nhiều hơn, ngân sách lớn hơn để có chiến lược hơn; bạn chỉ cần phải thận trọng hơn trong suy nghĩ và hành động của mình. Bằng cách đầu tư thời gian và năng lượng để suy ngẫm về tình huống và đưa ra quyết định; bằng cách kết nối những ý tưởng với những người mà bạn chưa bao giờ liên kết trước đó; và can đảm để lựa chọn những gì bạn sẽ làm và không làm, bạn sẽ làm tăng đáng kể đóng góp chiến lược. Chẳng bao lâu mọi người sẽ nhìn thấy sự thay đổi tích cực từ bạn, nhờ bạn giúp đỡ thường xuyên hơn, và thậm chí có thể mang lại cho bạn sự thăng tiến như bạn mong đợi.

 

— HR Insider —
Tìm kiếm ngay các cơ hội việc làm hấp dẫn ngay hôm nay tại vietnamworks.com

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bộ quy tắc ứng xử khi gặp khách hàng: 7 Bí Quyết Chốt Deal Thần Tốc

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh hiện nay, khả năng chốt deal nhanh chóng và hiệu quả là một kỹ năng vô giá. 

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng tăng, Video Editor đang trở thành một nghề nghiệp hấp...

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Trái phiếu hay còn gọi là Bond, là một trong những công cụ đầu tư phổ biến trên thị trường tài chính. Để hiểu rõ...

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là khái niệm quan trọng trong thống kê, thường được sử dụng để phân tích dữ liệu. Hiểu rõ trung vị là gì...

Bài Viết Liên Quan

Bộ quy tắc ứng xử khi gặp khách hàng: 7 Bí Quyết Chốt Deal Thần Tốc

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh hiện nay, khả năng chốt deal nhanh chóng...

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng...

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Trái phiếu hay còn gọi là Bond, là một trong những công cụ đầu tư...

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là khái niệm quan trọng trong thống kê, thường được sử dụng để...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers