adsads
Untitled design 4 5
Lượt Xem 9 K

Các chuyên gia nói gì về chuyện “deal” lương?

Bất kể tình trạng của thị trường tuyển dụng như thế nào, bạn hãy luôn thực hiện chiến lược đàm phán để đạt được mức lương phù hợp. Theo Kanne McGinn, giáo sư khoa Quản trị Kinh Doanh trường Đại học Havard Business, đồng tác giả của cuốn “Từ khi nào vấn đề giới tính lại ảnh hưởng đến việc đàm phán?” cho rằng, không phải lúc nào bạn cũng sẽ nói cảm ơn ngay lập tức với nhà tuyển dụng. Có một công việc mới hoặc thăng chức mới là cơ hội tuyệt vời để bạn đàm phán mức lương của mình – cơ hội mà không phải lúc nào cũng có được. John Lees, chuyên gia hướng nghiệp và là tác giả của cuốn “Làm sao để có được công việc yêu thích”, nhận định rằng nhiều người thường ít khi đàm phán lại về các khoản điều khoản liên quan đến lương thưởng của họ, cho đến khoảng sau hai năm họ nhận công việc này.

Hãy chuẩn bị cho bước đàm phán lương tiếp theo của bạn theo những lời khuyên dưới đây:

 

Sẵn sàng với những lựa chọn thay thế

Lời khuyên quan trọng nhất dành cho bạn đó là hãy chuẩn bị sẵn những lựa chọn thay thế khi bạn bắt đầu thương lượng mức lương với nhà tuyển dụng đầu tiên. Dĩ nhiên điều này sẽ rất khó khăn cho bạn trong tình hình tuyển dụng hiện nay. Thế nhưng, khi bạn không nắm trong tay những lựa chọn thay thế khác, cho dù là những offer khác hay công việc hiện tại cũng khiến bạn trở nên “không có tiếng nói” trong việc quyết định mức lương của mình. Do đó, bạn cần phải trở nên khôn khéo hơn trong việc đưa ra những giá trị bạn có thể đem lại cho công ty. Ví dụ, bạn cần phải giải thích vì sao bạn là nhân tố phù hợp cho vị trí đặc thù này, bằng tất cả kĩ năng và kinh nghiệm chứ không chỉ đơn thuần là một ứng viên nộp đơn. Trong thời kì ứng viên đầy ắp, nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn người có khả năng làm việc tốt. Trong thời kì khan hiếm ứng viên, họ sẽ tìm kiếm người tốt nhất có thể để đảm nhận công việc.

 

Tiến hành khảo sát trước khi đàm phán

Nhà tuyển dụng đặt mức lương cho bạn dựa theo khoản lương mà họ đang trả cho những người khác ở vị trí tương tự và những gì mà đối thủ cạnh tranh của họ cũng đang làm. Họ cũng có thể có một ngân sách nhất định hoặc khoản lương đã được quy định từ trước. Thông tin chính là sức mạnh giúp bạn chiến thắng cuộc đàm phán. Do đó, bạn càng biết nhiều, cơ hội để bạn nắm giữ mức lương mơ ước sẽ càng cao. Hãy thực hiện một số cuộc khảo sát từ các trang web tin cậy để tìm kiếm thông tin về công ty cũng như những khoản lương được công bố. Vận dụng Facebook và LinkedIn để tiếp cận những người bạn nghĩ sẽ tiết lộ mức lương ở công ty bạn ứng tuyển. Đó có thể là người bạn tin tưởng đang làm việc tại công ty đó, một chuyên gia tư vấn, một người quen trong ngành. Có lẽ khi hỏi trực tiếp một ai đó về mức lương sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu. Thay vì vậy, hãy hỏi rằng họ nghĩ công ty sẽ trả như thế nào cho vị trí bạn ứng tuyển. sau đó hãy so sánh các nguồn thông tin với nhau. Đừng chỉ dựa trên một nguồn thông tin duy nhất.

 

deal lương

Sử dụng những thông tin bạn có được để thiết lập mức lương bạn kỳ vọng cho vị trí ứng tuyển. Một nhà tuyển dụng giỏi sẽ hỏi về mức lương cơ bản bạn mong muốn. Nếu được hỏi, hãy trả lời một cách thành thật nhất. Nhà tuyển dụng luôn muốn biết liệu mức lương bạn muốn có nằm trong phạm vi chi trả của họ để không phải mất thời gian cả đôi bên. Nếu bạn là ứng viên hàng đầu họ tìm kiếm, nhà tuyển dụng sẽ sẵn sàng cân nhắc về các con số để có được bạn cho vị trí này!

 

Làm gì khi “offer” quá thấp?

Nếu con số nhà tuyển dụng đưa ra thấp hơn kỳ vọng ban đầu của bạn, đừng tiếc nuối mà hãy thẳng thắn nói không. Hãy khéo léo trình bày như sau: “Có lẽ tôi chưa thật sự truyền đạt đủ những giá trị mà tôi có thể mang lại cho công ty. Bởi vì khi nghe công ty đề nghị offer này, tôi nghĩ rằng sẽ phù hợp hơn với những người trẻ hơn, hoặc làm những việc khác hay thiếu kinh nghiệm cho vị trí này.” Ngay cả khi bạn hài lòng với mức offer đầu tiên, hãy lựa chọn thương lượng ở các khía cạnh khác của công việc. Hầu hết các nhà tuyển dụng đều chuẩn bị rằng bạn sẽ có những yêu cầu khác ngoài lương. Do đó, nếu bạn không thương lượng, bạn sẽ bỏ lỡ những cơ hội tuyệt vời.

 

Tập trung vào “chúng ta” hơn là “tôi”

Trong suốt quá trình thương lượng, hãy chú ý hướng tiếp cận của bạn với nhà tuyển dụng. Bạn sẽ không muốn biến mình trở thành một người đòi hỏi danh sách dài những yêu cầu. Thay vào đó, hãy thể hiện rằng bạn đang cố gắng tìm giải pháp để đáp ứng nhu cầu của cả đôi bên. Hãy sử dụng những ngôn từ tích cực, chứng tỏ bạn vẫn cởi mở chấp nhận những đề nghị khác ngoài những đề nghị từ bạn. Đừng nên ép buộc quá mức khiến nhà tuyển dụng phải “bỏ đi”. Quan trọng nhất là bạn phải biết được bạn quan tâm đến điều gì trong quá trình đàm phán, dù đó là lương hay những khía cạnh khác trong công việc. Sau đó, hãy cố gắng tập trung làm rõ yếu tố này.

 

Cách đàm phán để offer hấp dẫn hơn

Hầu hết chúng ta đều mắc phải sai lầm khi đàm phán cho mức lương của mình, thay vì cho công việc mình ứng tuyển. Ứng viên thường chỉ tập trung vào khoản tiền họ sẽ nhận được vì đó là giá trị hữu hình trước mắt. Thế nhưng, điều khiến một offer hấp dẫn nhiều khi không nằm ở khoản lương đề xuất. Hãy nghĩ về những khía cạnh khác khiến công việc ứng tuyển tuyệt vời hơn: cơ hội thăng tiến nhanh, công việc thú vị, cơ hội tiếp xúc và làm việc với giám đốc điều hành cấp cao, vv. Sau đó, hãy đàm phán với nhà tuyển dụng về những khía cạnh ngoài tiền lương này. Một khi bạn đã nhận việc, sẽ rất khó để thương lượng về những yếu tố cơ bản trên. Do đó, hãy thực hiện ngay từ đầu.

 

Những nguyên tắc bạn cần nhớ khi “deal” lương:

Nên

  • Tiếp cận với mọi người, bạn bè, đồng nghiệp, chuyên gia – những người có thể cung cấp thông tin cho bạn về mức lương nhà tuyển dụng sẽ trả cho vị trí ứng tuyển.
  • Hãy hợp lý và trung thực với bản thân và nhà tuyển dụng về mức lương bạn mong muốn cho công việc.
  • Đưa ra những giải pháp có thể đáp ứng nhu cầu của cả đôi bên.

 

Không Nên

  • Chỉ đàm phán về tiền lương, bỏ qua các khía cạnh khác. Đôi khi những yếu tố ngoài mức lương sẽ quyết định mức độ hài lòng của bạn về công việc.
  • Chấp nhận offer ban đầu ngay cả khi bạn không có các lựa chọn thay thế.
  • Đàm phán lương với một danh sách dài những yêu cầu và đề nghị.

 

— HR Insider / Theo HBR Ascend —

adsads
Bài Viết Liên Quan
3 cách thức sao kê ngân hàng nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là gì? Hướng dẫn chi tiết cách sao kê nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là một công cụ quan trọng giúp bạn theo dõi các giao dịch tài chính và quản lý tài khoản ngân...

Top 11 ý tưởng content Trung thu ấn tượng

Top 11 ý tưởng content Trung thu ấn tượng

Trung thu không chỉ là dịp lễ hội truyền thống mà còn là cơ hội tuyệt vời để tạo ra những nội dung sáng tạo,...

Bộ quy tắc ứng xử khi gặp khách hàng: 7 Bí Quyết Chốt Deal Thần Tốc

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh hiện nay, khả năng chốt deal nhanh chóng và hiệu quả là một kỹ năng vô giá. 

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng tăng, Video Editor đang trở thành một nghề nghiệp hấp...

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Trái phiếu hay còn gọi là Bond, là một trong những công cụ đầu tư phổ biến trên thị trường tài chính. Để hiểu rõ...

Bài Viết Liên Quan
3 cách thức sao kê ngân hàng nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là gì? Hướng dẫn chi tiết cách sao kê nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là một công cụ quan trọng giúp bạn theo dõi các...

Top 11 ý tưởng content Trung thu ấn tượng

Top 11 ý tưởng content Trung thu ấn tượng

Trung thu không chỉ là dịp lễ hội truyền thống mà còn là cơ hội...

Bộ quy tắc ứng xử khi gặp khách hàng: 7 Bí Quyết Chốt Deal Thần Tốc

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh hiện nay, khả năng chốt deal nhanh chóng...

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng...

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Trái phiếu hay còn gọi là Bond, là một trong những công cụ đầu tư...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers