Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những tình huống khó khăn và thử thách. Tuy nhiên, khi những trải nghiệm tiêu cực chiếm lĩnh suy nghĩ và cảm xúc, chúng có thể dẫn đến trạng thái tâm lý không lành mạnh, ảnh hưởng xấu đến cả bản thân lẫn những người xung quanh. Vậy, tiêu cực là gì? Bài viết này, HR Insider sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm tiêu cực, cùng với những dấu hiệu nhận biết và phương pháp hiệu quả để giữ cho tâm trí luôn tích cực, lạc quan.
Tiêu cực là gì?
Tiêu cực là trạng thái tâm lý thường đi kèm với cảm xúc bi quan, lo lắng và khó chịu. Đây là phản ứng tự nhiên của con người trước những tình huống khó khăn, nhưng nếu không được kiểm soát, nó có thể trở thành thói quen, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống.
Dấu hiệu nhận biết người suy nghĩ tiêu cực
Dấu hiệu nhận biết người tiêu cực là gì? Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy một người có thể đang rơi vào trạng thái tiêu cực. Nếu nhận thấy bản thân có một số dấu hiệu dưới đây, có thể bạn đang trở nên tiêu cực.
Hay phàn nàn
Người tiêu cực thường xuyên phàn nàn bởi họ chỉ chú trọng đến những mặt xấu của mọi thứ mà không nhận ra những điều tích cực. Nếu từng tiếp xúc với một người tiêu cực, chắc hẳn bạn đã thấy rõ họ hay phàn nàn về những điều nhỏ nhặt nhất, thậm chí là những vấn đề không quan trọng.
Người hay phàn nàn sẽ không nhận ra những điều tốt đẹp mà chỉ tập trung vào những khía cạnh tiêu cực để chỉ trích. Do đó, họ thường không cảm nhận được niềm vui từ cuộc sống. Ngoài ra, dù thường xuyên phàn nàn và chỉ trích người khác nhưng họ lại không chịu nổi những lời chỉ trích hướng về mình.
Không thích sự góp ý từ người khác
Người tiêu cực tuy thường phàn nàn nhưng lại không thích khi người khác chỉ trích họ, ngay cả khi đó là những lời góp ý mang tính xây dựng. Họ thường xem những lời góp ý đó như là sự công kích cá nhân. Nguyên nhân chính là vì họ luôn cảm thấy bất an và cần được sự công nhận từ người khác.
Xem nhẹ nhẹ ý kiến người xung quanh
Người tiêu cực không cởi mở với quan điểm của người khác, ngay cả khi đó là lời khuyên, họ vẫn chỉ lắng nghe chính bản thân mình. Thực tế, họ không phải không muốn nghe người khác nói mà là họ không có khả năng tiếp nhận những ý kiến trái ngược với quan điểm của họ.
Đối với người tiêu cực, sự khác biệt thường đồng nghĩa với việc điều đó là không tốt. Do đó, họ không thích thay đổi cách suy nghĩ hay hành động của mình. Đây là lý do tại sao khi họ gặp phải ý kiến khác biệt, họ không biết phải đối phó như thế nào, ngay cả khi họ đã yêu cầu lời khuyên cụ thể.
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
Thường phán xét người khác
Người tiêu cực thường tìm ra lỗi trong mọi chuyện. Họ có xu hướng nghĩ đến những kịch bản tồi tệ nhất trong mọi tình huống vì họ thực sự tin rằng không có điều gì tốt đẹp sẽ xảy ra. Điều này thường xuất phát từ việc họ có tiêu chuẩn cao và mong muốn mọi thứ phải hoàn hảo theo quan điểm của mình. Nếu mọi người đáp ứng đủ những tiêu chuẩn đó, họ sẽ không phán xét. Tuy nhiên, họ không nhận ra rằng những phán xét của mình có thể gây tổn thương cho người khác.
Thái độ bi quan, lo lắng
Người tiêu cực thường suy nghĩ đến tình huống xấu nhất vì họ không tin vào những điều tốt đẹp có thể xảy ra. Đây cũng là lý do khiến họ khó thay đổi hành vi cá nhân, bởi việc thay đổi đòi hỏi phải có nhận thức về bản thân. Bên cạnh đó, họ thường xuyên lo lắng đến mức không biết làm thế nào để thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn này, vì họ luôn sợ rằng những điều tồi tệ sẽ xảy ra.
Ngại thay đổi
Thay đổi là một phần tất yếu của cuộc sống, giúp con người tiến bộ và phát triển nếu không muốn trở nên trì trệ, lạc hậu. Tuy nhiên, người tiêu cực lại tìm thấy sự an toàn trong sự trì trệ vì họ sợ phải thay đổi. Ngay cả khi họ không hài lòng với hoàn cảnh hiện tại, họ vẫn thích duy trì hiện trạng hơn là đối mặt với sự thay đổi, vì họ không thực sự tin rằng thay đổi sẽ mang lại kết quả tốt đẹp lâu dài.
Khám phá thêm những bài viết đặc sắc khác cùng VietnamWorks như: “lạc quan là gì”, “tự tin là gì”, và một số mẹo vặt cuộc sống mà bạn có thể chưa biết. Bên cạnh đó, đừng bỏ lỡ những chủ đề hấp dẫn về kỹ năng khám phá bản thân và làm thế nào để sống là chính mình.
Nguyên nhân khiến bạn tiêu cực là gì?
Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến việc hình thành các cảm xúc tiêu cực. Đôi khi, chúng phát sinh từ những tình huống hoặc sự kiện cụ thể. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy bực bội khi vợ/chồng của bạn đến trễ so với giờ hẹn hoặc bạn có thể thất vọng khi đội bóng yêu thích của mình thua một trận đấu.
Cảm xúc tiêu cực cũng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác như:
- Xung đột trong mối quan hệ: Những căng thẳng trong mối quan hệ cá nhân, chẳng hạn như với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp hoặc đối tác có thể dẫn đến cảm giác khó chịu về mặt cảm xúc.
- Nhu cầu không được đáp ứng: Khi các nhu cầu của bạn cho dù là về thể chất, tình cảm, xã hội, tâm lý hay tinh thần không được thỏa mãn, việc cảm thấy buồn bã, tức giận, cô đơn hoặc ghen tị là điều dễ hiểu.
- Cơ chế đối phó kém: Nếu bạn không có những phương pháp hiệu quả để xử lý căng thẳng hàng ngày, điều này có thể dẫn đến nhiều cảm xúc tiêu cực. Những cơ chế đối phó yếu kém thường khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn hoặc gây ra những khó khăn mới.
Cách tránh trở thành người tiêu cực
Giao tiếp với tinh thần tích cực
Khi bạn chia sẻ những suy nghĩ tích cực nghĩa là bạn đang tạo ra một hướng đi tích cực cho cuộc sống của mình. Việc tập trung vào những điều tốt đẹp sẽ giúp bạn thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực trong thời gian ngắn. Trở thành một người lạc quan sẽ mang lại niềm vui. Từ đó, bạn có thể nâng cao chất lượng cuộc sống và cảm thấy hài lòng với những gì bạn đang có.
Hòa đồng với mọi người
Tìm kiếm cơ hội để khen ngợi những người xung quanh, chẳng hạn như khi họ hoàn thành tốt công việc hoặc khi bạn thấy một khu vườn đẹp hay một chiếc áo khoác nổi bật. Hãy nhìn thẳng vào mắt người mà bạn khen ngợi. Ghi lại những khoảnh khắc mà bạn cảm thấy kết nối thực sự với người đó trong nhật ký của mình.
Không ngại thử thách mới
Hãy thử thay đổi môi trường sống của bạn để giúp phục hồi nhanh hơn sau những thử thách. Rời xa những điều tiêu cực và mở lòng với những điều mới mẻ sẽ giúp bạn khám phá ra những sở thích, niềm vui mới.
Thể hiện sự biết ơn
Hãy chú ý đến những lần bạn nói “cảm ơn”. Khi làm vậy, hãy nhìn vào mắt người mà bạn đang cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn một cách chân thành. Bạn cũng có thể viết nhật ký, ghi lại những khoảnh khắc trong ngày mà bạn cảm thấy có sự kết nối với người khác thông qua việc bày tỏ lòng biết ơn.
Bài viết trên, HR Insider đã làm rõ những thắc mắc về câu hỏi tiêu cực là gì? Đó là trạng thái tâm lý có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống nếu không được nhận diện và điều chỉnh kịp thời. Hiểu rõ dấu hiệu và nguyên nhân của sự tiêu cực sẽ giúp bạn tìm ra những cách phòng tránh hiệu quả. Từ đó, tạo nên một cuộc sống tích cực và tràn đầy năng lượng hơn.
Xem thêm: Cái tôi là gì? Hiểu rõ bản chất, sự ảnh hưởng và cách quản lý hiệu quả
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.