• .
adsads
Untitled design 6
Lượt Xem 6 K

Khoảng 1 triệu người không phải nộp thuế cá nhân với mức giảm trừ mới

Tại cuộc họp báo chiều 18/5/2020, ông Nguyễn Trường Giang cho biết, trong phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội diễn ra vào tuần trước, Uỷ ban đã xem xét và quyết định tăng mức giảm trừ gia cảnh từ 9 triệu lên 11 triệu đồng một tháng, theo tờ trình của Chính phủ. Tương ứng với đó, mức giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc tăng từ 3,6 triệu lên 4,4 triệu đồng một tháng. Với quy định mới này, ước tính sẽ có khoảng 1 triệu người không phải nộp thuế thu nhập cá nhân, nhiều đối tượng người lao động khác cũng sẽ được giảm mức thuế phải nộp.

Cũng tại buổi họp báo, ông Giang thông tin thêm, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội không có quyền quyết định đối tượng nào chịu thuế, mà chỉ quyết định điều chỉnh mức tăng giảm trừ gia cảnh khi CPI biến động vượt 20% trên cơ sở đề xuất của Chính phủ. Việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh lên 11 triệu đồng là phù hợp với biến động của CPI và quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Trước đó, Bộ Tài chính đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân từ 9 triệu lên 11 triệu đồng và mức với người phụ thuộc tăng từ 3,6 triệu lên 4,4 triệu đồng. Về cơ sở cho mức giảm trừ mới này, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết, thời gian qua, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng đáng kể. Cụ thể, tính đến tháng 6/2019, CPI đã tăng 18,7% so với tháng 7/2013. Đến hết tháng 12/2019, con số tăng trưởng lên đến 23,2%. 

 

Mức giảm trừ gia cảnh mới sẽ được áp dụng thế nào?

Theo quyết định, mức giảm trừ gia cảnh mới sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2020. Tuy nhiên, do quy định hiện hành kỳ tính thuế tiền công, tiền lương của doanh nghiệp sẽ tính theo năm, từ ngày 1/1. Do đó, với các trường hợp đã tạm nộp thuế theo mức giảm trừ gia cảnh cũ (9 triệu/tháng), 3,6 triệu người/người phụ thuộc sẽ được xác định lại khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2020.

Việc đóng thuế theo mức giảm trừ mới vẫn thực hiện theo các quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân, Thông tư 111/2013/TT-BTC và Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính.

Với những người không có người phụ thuộc thì ngưỡng chịu thuế thu nhập cá nhân là 11 triệu đồng. Còn với những lao động có 1-2 người phụ thuộc, ngưỡng thu nhập mới sẽ là 15,4 triệu đồng và 19,8 triệu đồng. Điều này đồng nghĩa, nếu thu nhập vượt quá mức này mới phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Cụ thể, số tiền đóng thuế được tính như sau:

Thuế TNCN phải nộp = thu nhập tính thuế x thuế suất theo biểu thuế luỹ tiến.

Trong đó, thu nhập tính thuế = tổng thu nhập chịu thuế – tổng mức giảm trừ gia cảnh + khoản
đóng bảo hiểm bắt buộc + từ thiện (nếu có).

Theo luật hiện hành, cách tính thuế với tiền lương, tiền công dựa trên biểu luỹ tiến từng phần, mỗi bậc thu nhập có một thuế suất tương ứng sau:

Bậc Thu nhập tính thuế/tháng(ĐVT: Triệu đồng) Thuế suất (%)
1 Đến 5 5%
2 Trên 5 đến 10 10%
3 Trên 10 đến 18 15%
4 Trên 10 đến 32 20%
5 Trên 32 đến 52 25%
6 Trên 52 đến 80 30%
7 Trên 80 35%

Theo ông Nguyễn Trường Giang, Phó Tổng thư ký Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho rằng từ khi áp dụng mức giảm trừ gia cảnh (ngày 01/07/2013) đến cuối năm 2019, chỉ số giá tiêu dùng đã tằn 23,3%. Do đó, việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh từ 9 triệu đồng/tháng lên 11 triệu đồng/tháng đối với bản thân người nộp thuế và 3.6 triệu đồng/người/tháng lên 4.4 triệu đồng/người/tháng đối với mỗi người phụ thuộc là tương đương với mức tăng của chỉ số CPI, phù hợp với quy định của Luật Thuế Thu Nhập Cá Nhân.

Việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo đề xuất của Bộ Tài chính sẽ đảm bảo thu nhập thực tế cho người nộp thuế trong bối cảnh giá cả, lạm phát tăng so với thời điểm năm 2013 và mức sống của người dân cũng nâng lên. Nếu áp dụng điều chỉnh này, mọi đối tượng nộp thuế TNCN đều được giảm nghĩa vị thuế, trong đó, những người nộp thuế có thu nhập thấp hơn sẽ được hưởng lợi nhiều hơn, góp phần điều tiết hợp lý thư nhập, thực hiện công bằng xã hội.

Việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh sẽ đảm bảo chính sách động viên một cách hợp lý, công bằng, góp phần nâng cao đời sống của người nộp thuế, tạo động lực khuyến khích lao động, đồng thời, kích thích tăng mức chi tiêu hộ gia đình, tăng tiêu dùng của xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có những tác động bất lợi đến nhiều mặt của nền kinh tế.

>>Xem thêm: Nghỉ phép năm được áp dụng như thế nào với những đối tượng người lao động khác nhau?

 

— HR Insider —
Xem thêm nhiều việc làm hấp dẫn ngành Nhân Sự tại www.vietnamworks.com

adsads
Bài Viết Liên Quan
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là gì? Vai trò và ý nghĩa

Tìm hiểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là gì?

Với guồng quay cuộc sống công việc, chúng ta ít thường xuyên tìm hiểu về các tổ chức chính trị, xã hội xung quanh. Một...

Hiểu rõ các cấp độ rủi ro thiên tai và cách ứng phó

Hiểu rõ về các cấp độ rủi ro thiên tai và cách ứng phó hiệu quả

Thiên tai luôn tiềm ẩn những rủi ro không thể lường trước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản con người. Để...

Tìm hiểu cách vệ sinh nhà cửa sau bão lũ

Hướng dẫn cách vệ sinh nhà cửa sau bão lũ

Bão lũ (đặc biệt bão số 3 Yagi) vừa đi qua không chỉ gây ra nhiều thiệt hại cho nhà cửa, nơi làm việc mà...

3 bước xem bản đồ ngập lụt tại Hà Nội nhanh nhất

3 bước xem bản đồ ngập lụt tại Hà Nội nhanh nhất

Hà Nội đang chìm trong biển nước! Bạn có muốn biết những khu vực nào đang bị ngập nặng nhất? Làm thế nào để di...

3 cách thức sao kê ngân hàng nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là gì? Hướng dẫn chi tiết cách sao kê nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là một công cụ quan trọng giúp bạn theo dõi các giao dịch tài chính và quản lý tài khoản ngân...

Bài Viết Liên Quan
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là gì? Vai trò và ý nghĩa

Tìm hiểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là gì?

Với guồng quay cuộc sống công việc, chúng ta ít thường xuyên tìm hiểu về...

Hiểu rõ các cấp độ rủi ro thiên tai và cách ứng phó

Hiểu rõ về các cấp độ rủi ro thiên tai và cách ứng phó hiệu quả

Thiên tai luôn tiềm ẩn những rủi ro không thể lường trước, ảnh hưởng nghiêm...

Tìm hiểu cách vệ sinh nhà cửa sau bão lũ

Hướng dẫn cách vệ sinh nhà cửa sau bão lũ

Bão lũ (đặc biệt bão số 3 Yagi) vừa đi qua không chỉ gây ra...

3 bước xem bản đồ ngập lụt tại Hà Nội nhanh nhất

3 bước xem bản đồ ngập lụt tại Hà Nội nhanh nhất

Hà Nội đang chìm trong biển nước! Bạn có muốn biết những khu vực nào...

3 cách thức sao kê ngân hàng nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là gì? Hướng dẫn chi tiết cách sao kê nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là một công cụ quan trọng giúp bạn theo dõi các...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers