adsads
HRI 1200 X 900 1
Lượt Xem 10 K

Dạo này đi làm, tôi sững người vì mình bắt đầu luống tuổi và trở thành nhân viên khá “dừ” dù có nhảy việc ở đâu. Mấy cô cậu Gen Z ngày nào mà mình nghĩ sẽ có khoảng cách về thế hệ cũng đã bắt đầu trưởng thành và đi làm như tôi rồi.

Nhưng có điều lạ là, do tôi già, không còn bắt kịp được cuộc sống ngày càng hiện đại hay do điều gì khác mà tôi thấy Gen Z ngày nay vào công sở sao mà khác quá. Tôi biết là thế hệ sau này ai cũng tự tin, ai cũng năng động, ai cũng có chính kiến riêng nhưng những điều này dường như trở nên quá dư thừa đến nỗi tôi cảm thấy ngộp thở với thứ gọi là “cái tôi” của họ.

 

Đốp chát với sếp từng lời một, không bao giờ cho rằng mình sai

 

Sau khi tôi đi làm ở công ty A được một thời gian chuyên về lĩnh vực tổ chức sự kiện với vị trí marketing, không lâu sau, công ty tuyển thêm vị trí account, người này tên Q., 23 tuổi. Nhiệm vụ của anh ta là tìm kiếm, tư vấn khách hàng để đem job về cho công ty, ngoài ra còn giữ liên hệ, tạo kết nối với tệp khách hàng cũ.

Ấn tượng đầu tiên mà Q. có trong mắt mọi người là giọng nói “oang oang”, có khi cách xa cả trăm mét cũng nghe thấy. Anh hòa nhập rất nhanh, chưa bao lâu đã kịp nói chuyện với tất cả những nhân viên khác. Nhưng cũng vì cách nói chuyện bỗ bã, lớn giọng của mình mà Q. không nhận được nhiều thiện cảm từ người khác.

Trong cuộc họp đầu tiên của Q. với công ty, anh làm người khác sửng sốt vì hẳn là chưa bước chân vào ngành event lần nào nhưng đã vội lên tiếng bác bỏ những ý kiến của nhân viên có kinh nghiệm khác. Thậm chí, trong một phút chốc, Q. lớn tiếng: “Anh sai rồi!” để nhận xét về một phương án mà sếp lớn đưa ra. Mặt của sếp lúc đó biến sắc hẳn, sếp chỉ cười trừ vì trước đến giờ đám nhân viên cũ không ai dám lên mặt với mình như vậy.

Sau đó, Q. được đà gây hấn với giám đốc kinh doanh, rồi giám đốc sản xuất, nhảy cả sang kế toán đến các nhân viên bộ phận design. Anh luôn cho mình là đúng mà vội bác bỏ bất cứ ý kiến nào mình nghe không lọt tai. Không bao lâu sau, người này nghỉ việc vì tìm được một “bến đỗ” mới với mức lương ổn hơn. Tôi hi vọng Q. gắn bó được lâu dài với bên đấy.

 

Chẳng biết kinh nghiệm thế nào nhưng cứ “xẵng giọng” với người khác

 

Tôi gặp C., một nhân viên mới nữa với profile đỉnh cao vừa được sếp tuyển vào. Dù mới ra trường nhưng bởi thành tích của mình mà cậu được giao cho hẳn vị trí leader của một team. Mọi người đều chờ xem cậu sẽ làm được gì, cậu có tài cán như thế nào mà lại được tin tưởng đến thế. Nhưng ngay hôm đầu, C. đã có màn “thị uy quyền lực” khiến người khác không thể có cảm tình nổi.

C. đã nhận được bản kế hoạch của những dự án mà các team cùng nhau phối hợp thực hiện. Nhưng với vai trò của mình, C. cho phép mình tự hủy bỏ những nỗ lực của các team khác và bảo với những thành viên team mình phải sửa lại những thứ mà anh cho là lỗ hổng, không cần câu nệ hay hỏi han ai trước.

Tất nhiên, chẳng ai đồng ý với việc làm này, C. bắt đầu có mâu thuẫn với các trưởng bộ phận khác và dù chỉ mới ra trường nhưng C. có thái độ ngang hàng với các nhân viên, leader đã từng làm lâu năm. Điều này khiến anh mất điểm ban đầu với đồng nghiệp.

Đôi lần, C. cũng góp ý cách làm việc của người này chưa ổn, cách làm việc của người kia không tốt ngay trước mặt họ dù C. không có bất cứ chuyên môn gì về lĩnh vực của team đó. C. cho rằng, khi đã làm leader thì có quyền “góp ý chân thành” như thế với nhân viên trong công ty. Điều này của C có lẽ đã đi vượt quá giới hạn, vì những người cần nghe những lời đó chỉ nên thuộc phạm vi quản lý nhân sự của anh ta. Lâu dần, C. không thể hòa hợp được với ai khác vì tính ngạo mạn của mình ngoài người chung team.

 

Tự tin quá đà vào thực lực bản thân

Lần này là M., người được sếp tuyển dụng và đặt niềm tin tưởng rằng anh có thể giúp công ty có nhiều sáng kiến hay ho vì được tiếng đi du học từ nước ngoài về. Tất nhiên, ai cũng xem cái mác du học luôn luôn “ăn đứt” những người chỉ có bằng cử nhân trong nước. M. tự tin rằng những gì mình đã trải nghiệm suốt vài năm du học sẽ có ích cho công việc.

M. bắt đầu công việc với hàng loạt những màn khoe khoang về cuộc sống trời Tây, về phong cách sống của người nước ngoài, về môi trường học tập hiện đại mà mình đã từng có. M. tự tin rằng, với những gì mình có và với kiến thức mình mang về sẽ thay thế được những nền tảng mà anh cho là lạc hậu, xưa cũ, chỉ có người Việt mới xài.

Trong các cuộc họp, anh lên tiếng phủ nhận kế hoạch của công ty, dù gần như bản này là bản mà mọi người định chốt. Anh cho rằng, tại sao đến giờ vẫn còn áp dụng những cách làm này, anh đề xuất những hướng đi mới sặc mùi Tây phương cho cả công ty cùng nghe. Nhưng cuối cùng, ban lãnh đạo lên tiếng: “Nếu em bắt người Việt Nam hằng ngày ăn cơm mà lập tức đòi họ ăn sandwich, phô mai mỗi ngày thì họ có chịu không? Mỗi nơi có 1 văn hóa khác nhau, đừng áp dụng quá nhiều kiến thức mang tính lý thuyết của em vào đây mà phải biết linh hoạt.”

Ngay từ giây phút này, M. nín thinh suốt cuộc họp vì không còn gì để tranh biện. Đúng thật, lần này M. quá háo thắng và muốn thể hiện mình nhưng lại sai thời điểm. Không thể phủ nhận, có thể du học cho bạn một nền tảng kiến thức tốt hơn, nhưng phải biết áp dụng đúng nơi, đúng chỗ sao cho người Việt có thể tiếp nhận được và không cảm thấy quá xa lạ.

Kết

Đó là những mẩu chuyện vụn vặt mà tôi đã gặp trong vài năm đi làm của mình, dù không nhiều nhưng đủ cho tôi có những nhìn nhận, đúc kết. Tôi nể thế hệ Gen Z bây giờ vì họ tự tin quá, họ sẵn sàng thể hiện cá tính ở bất cứ đâu, không ngại có những tuyên ngôn để đánh dấu sự khác biệt của chính mình.

3 câu chuyện trên không đủ để đánh giá cả một thế hệ, nhưng nó cho thấy vẫn còn có nhiều bạn trẻ mới đi làm đã có cách hành xử thiếu tôn trọng người khác đến nỗi điều đó được xem là ngạo mạn, hống hách. Chưa biết tài cán, thực lực thế nào nhưng nếu có thái độ tồi thì bạn chính là một nhân viên tồi. Kiến thức, năng lực có thể cải thiện qua từng ngày nếu biết tiếp thu, học hỏi, còn nếu mãi chỉ biết ngạo mạn bởi những thứ hiện tại thì bạn sẽ tự đánh mất đi cơ hội của chính mình.

Một nhân viên kiêu ngạo sẽ thích đứng ở vị trí cao hơn người khác và… đứng yên ở đó. Họ luôn nghĩ mình đã đủ tài giỏi nên chẳng ai có thể đứng ở vị trí này ngoài mình. Nhưng rồi, đến một ngày không ngờ tới, sẽ có người vượt qua họ và vươn lên dẫn trước. Người đến sau không thể chỉ mãi ở sau nếu biết cố gắng, người ngỡ đang ở trước vạch đích nếu chủ quan sẽ tự đánh mất vị trí của mình.

Thế nên Gen Z ơi, nếu có đi làm thì làm ơn hãy biết tiết chế lại cảm xúc và cái tôi cá nhân. Thêm nữa, đã lỡ mở miệng nói thì cũng xin mở cả đôi tai để lắng nghe, mở trí óc để học hỏi thêm chứ đừng mãi ngồi ở đáy giếng rồi xem như mình đã thấu được cả trời cả đất! Chỉ thế thôi bạn cũng đã có cơ hội để thăng tiến trong sự nghiệp rồi.

Chia sẻ từ HR Insider: Mỗi người một cá tính, một sắc màu riêng có lẽ là một phần khiến cuộc sống chốn công sở trở nên sinh động và thú vị. Nhưng đừng vì thế mà thể hiện bản chất riêng một cách thái quá và ảnh hưởng đến những người đồng nghiệp xung quanh. Bên cạnh đó, làm việc, bất đồng và nảy sinh những hiềm khích là chuyện không còn quá xa lạ nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta được buông lời tổn thương người khác. Và không chỉ là Gen Z mà tất cả chúng ta, dù là đi làm hay trong cuộc sống hằng ngày, hãy suy nghĩ thật kỹ trước mỗi hành động của mình. Vì có những chuyện, không phải cứ xin lỗi là có thể giải quyết được.

Xem thêm: Nỗi niềm ngày cuối năm: Vừa chạy deadline vừa lo sắm Tết

— HR Insider/ Theo Kenh14.vn —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên nhiều “ma cũ” luôn tìm cách chống lại sự đổi...

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm đến trào lưu “thiền định để chữa lành”. Thiền không...

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười cho dân công sở. Nếu chứng bệnh hay quên...

Khi đề xuất tăng lương bất thành: Làm sao để tiếp tục có động lực làm việc?

Lương thưởng thấp, đặc biệt là khi đề xuất tăng lương bất thành khiến nhiều người cảm thấy mất đi động lực làm việc. Động...

Mẹo giúp người đi làm trị bệnh "chuyên đi trễ"

Ai trong đời đi làm mà chẳng từng một lần đi trễ. Nhưng đi làm 1 tháng mà đi trễ đến gần 20 ngày thì...

Bài Viết Liên Quan

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên...

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm...

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở...

Khi đề xuất tăng lương bất thành: Làm sao để tiếp tục có động lực làm việc?

Lương thưởng thấp, đặc biệt là khi đề xuất tăng lương bất thành khiến nhiều...

Mẹo giúp người đi làm trị bệnh "chuyên đi trễ"

Ai trong đời đi làm mà chẳng từng một lần đi trễ. Nhưng đi làm...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers