adsads
Shutterstock 2096017093 1
Lượt Xem 1 K

Xác định chắc chắn việc sếp có ghét bạn hay không?

Hầu hết mọi người hay áp đặt suy nghĩ chủ quan của bản thân để đánh giá một chuyện gì đó, thậm chí, còn phóng đại vấn đề lên. Ví dụ như trong một trường hợp bạn không nhận được phản ứng tích cực từ sếp, bạn trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Bạn tự vẽ ra viễn cảnh rằng sếp không thích bạn, sếp cố tình làm khó bạn. 

Nhưng, liệu sếp của bạn có cố tình làm như thế hay không, hay chỉ do họ thiếu tinh tế trong việc quản lý cũng như giao tiếp với đồng nghiệp? Hoặc có nguyên nhân nào đó khiến sếp làm như vậy? Bạn nên nhớ rằng khi trong suy nghĩ của bản thân bạn có suy nghĩ “sếp không thích bạn” có thể gây ra nhiều vấn đề cho bạn, nó có thể khiến bạn có cái nhìn phiến diện trong mọi tình huống giao tiếp với sếp. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tiền đồ của bạn.

Tìm hiểu nguyên nhân tại sao sếp không hài lòng với bạn

Để giải quyết bất kỳ vấn đề gì đều có nguyên nhân, và bạn cần tìm hiểu, phân tích nguyên nhân vì sao sếp không hài lòng với bạn. Chỉ khi bạn biết được nguyên nhân thì bạn mới có được các giải quyết vấn đề hiệu quả và phù hợp.

Nếu như vấn đề xuất phát từ bản thân bạn, chẳng hạn như thái độ làm việc của bạn không tích cực, không có chí cầu tiến hoặc có những tin đồn không hay giữa bạn và đồng nghiệp… Vậy, bạn nên kiểm điểm lại bản thân mình và cải thiện cách làm việc. Cố gắng nỗ lực hơn nữa để đạt được thành tích tốt là cách để sếp ghi nhận.

Nếu như sếp của bạn vốn là người có tính cách khó chịu, áp đặt những định kiến lên bạn thì tốt nhất bạn nên tránh làm những việc khiến sếp của bạn khó chịu. Bạn chỉ cần làm tốt phận sự của mình sẽ giúp hạn chế xung đột với sếp.

Hiểu được sếp muốn gì

Không khuyến khích bạn trở thành một nhân viên nịnh bợ nhưng hiểu được sếp muốn gì là chìa khóa giúp bạn đạt được nhiều thành công nhanh nhất. Trong một vài trường hợp, bạn biết được sếp của bạn đang có tâm trạng ra sao để có cách ứng xử phù hợp, khéo léo. Việc này trở thành điểm có lợi cho bạn khi bạn xác định được sếp không dành thiện cảm cho bạn. Hoặc, bạn có thể tìm hiểu về những khó khăn của cấp trên và tìm cách san sẻ với họ. Bạn có thể ghi được một điểm cộng to lớn trong mắt sếp bắng sự tinh tế ấy.

Hãy luôn nỗ lực là một nhân viên xuất sắc

Bất cứ vị sếp nào dù là người khó tính nhất cũng khó có thể “từ chối” một nhân viên luôn hết mình vì công việc. Đừng chán nản khi sếp của bạn không trọng dụng bạn. Hãy tận dụng mọi thời cơ đến với bạn để thể hiện năng lực và các mặt ưu tú của mình. Bạn nên nhớ rằng, dù sếp cũng bạn không thích bạn nhưng họ vẫn để ý tới thái độ và hiệu quả làm việc của bạn.

Chủ động giao lưu với sếp

Bạn nên chủ động trao đổi thường xuyên với sếp trong công việc, bạn cần chủ động trong việc làm tốt các báo cáo hay có những đề xuất hay trong công việc. Trong quá trình bạn chủ động chia sẻ và tận tâm vì công việc, sếp sẽ đánh giá cao lòng cầu tiến và trách nhiệm của bạn. Có thể mối quan hệ của bạn và sếp trở nên hài hòa và tốt đẹp hơn.

Luôn hoàn thành công việc

Môi trường công sở là nơi khắc nghiệt, không nuôi người nhàn rỗi. Chẳng có một người sếp nào thích nhìn thấy nhân viên của mình ngồi chơi trong giờ làm việc hoặc không có khả năng hoàn thành tốt công việc của mình. Nếu như bạn không thể hiện được năng lực làm việc của mình thì bạn sẽ sớm bị đào thải như một quy luật tất yếu. Chính vì thế, bạn cần phải biết rõ nhiệm vụ của mình là gì và hoàn thành chúng thật tốt.

Tạo mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp

Việc xây dựng các mối quan với đồng nghiệp sẽ giúp bạn có thêm đồng đội cùng đồng hành trong công việc. Khi có vấn đề, mọi người giúp đỡ nhau hoàn thành sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn. Hơn nữa, các đồng nghiệp của bạn cũng có thể là người ảnh hưởng trực tiếp đánh giá kết quả cuối năm của bạn.

Những cách trên là những mẹo giúp bạn cải thiện cái nhìn của cấp trên với bạn. Tuy nhiên, nếu bạn đã cố gắng cải thiện tình hình nhưng không thay đổi, có lẽ đã đến lúc bạn lựa chọn rời đi. Nhưng, ngay khi bạn nhận thấy nguyên nhân xuất phát từ bạn, đừng chần chừ trau dồi bản thân ngày một tiến bộ hơn. Còn khi bạn đã cố gắng cải thiện tất cả nhưng vẫn không thể thay đổi thái độ của sếp với bạn, bạn nên tìm hướng đi mới trong sự nghiệp của mình.Vẫn còn nhiều môi trường tốt khác cho bạn được phát triển.

Xem thêm: Bóc phốt nơi làm việc: Những thói quen “toxic” chốn công sở!

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tầm quan trọng của từ "trộm vía" đối với dân công sở

Bạn có bao giờ thốt lên "Trộm vía" sau những may mắn nho nhỏ trong công việc? Hay vội vàng "xin vía" khi gặp ai...

Đồng nghiệp rủ rê làm "job ngoài kiếm thêm", tôi phải xử trí thế nào đây?

Khi đã có công việc ổn định nhưng đồng nghiệp lại rủ rê làm thêm các công việc bên ngoài để “kiếm thêm”, bạn sẽ...

Tầm quan trọng của "sự công nhận" ở môi trường công sở

Trong một góc văn phòng yên tĩnh, ánh đèn le lói chiếu sáng lên khuôn mặt đầy tập trung của Anh Minh, một nhân viên...

Góc tâm sự: "Tôi nhận được lệnh gọi nhập ngũ khi đang làm việc"

Xin chào các bạn! Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn một câu chuyện về cuộc đời mình, về quãng thời gian tôi...

Khi đồng nghiệp "nhạy cảm với lời chê bai", làm thế nào để họ "thấy sai mà sửa"

Môi trường công việc là nơi tập hợp nhiều cá tính khác nhau, và không phải ai cũng có khả năng tiếp nhận lời phê...

Bài Viết Liên Quan

Tầm quan trọng của từ "trộm vía" đối với dân công sở

Bạn có bao giờ thốt lên "Trộm vía" sau những may mắn nho nhỏ trong...

Đồng nghiệp rủ rê làm "job ngoài kiếm thêm", tôi phải xử trí thế nào đây?

Khi đã có công việc ổn định nhưng đồng nghiệp lại rủ rê làm thêm...

Tầm quan trọng của "sự công nhận" ở môi trường công sở

Trong một góc văn phòng yên tĩnh, ánh đèn le lói chiếu sáng lên khuôn...

Góc tâm sự: "Tôi nhận được lệnh gọi nhập ngũ khi đang làm việc"

Xin chào các bạn! Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn một câu...

Khi đồng nghiệp "nhạy cảm với lời chê bai", làm thế nào để họ "thấy sai mà sửa"

Môi trường công việc là nơi tập hợp nhiều cá tính khác nhau, và không...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers