• .
adsads
shutterstock 1182175984
Lượt Xem 9 K

Sau khi đã xác định được ứng viên phù hợp, nhân sự sẽ chủ động sắp xếp buổi phỏng vấn tiếp theo để ứng viên và cấp quản lý trực tiếp tương lai có thể gặp gỡ và trao đổi cụ thể hơn về công việc. Và câu hỏi phỏng vấn thường được các cấp quản lý trực tiếp đặt ra để đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên là: “Bạn mong đợi người quản lý của mình như thế nào?”

Và đây là câu hỏi rất khó để trả lời ghi điểm với nhà tuyển dụng, vì chỉ cần “sơ sẩy” một chút, bạn có thể khiến nhà tuyển dụng hiểu lầm là người giả tạo, không trung thực hoặc mơ mộng, đòi hỏi quá cao. Vậy làm sao để thuyết phục được nhà tuyển dụng thích thú câu trả lời của bạn? Hãy cùng HR Insider tìm ra bí quyết trả lời câu hỏi phỏng vấn này trong bài viết sau đây nhé!

Những điều bạn tuyệt đối không được nói!

Nhiều ứng viên sử dụng câu hỏi phỏng vấn này như một cơ hội để trút bầu tâm sự về người sếp tồi tệ mà bản thân từng có trong quá khứ. Dù rằng việc chia sẻ có thể mang tính khách quan và kể về những trải nghiệm cá nhân của bạn nhưng nó hoàn toàn có thể khiến nhà tuyển dụng hiện tại có ấn tượng không tốt về bạn. Vì việc nói về một người khác dưới góc nhìn tiêu cực hoặc phản ánh gây gắt đều khiến người đối diện cảm thấy khó chịu, càng tập trung vào những điểm “sơ xót” của bạn hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên thể hiện thái độ hay có những câu nói khẳng định, mang tính đàn áp người khác như: “Nếu là cấp trên của tôi, tôi muốn anh/ chị phải như…” Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng “ngao ngán” lắc đầu và từ chối bạn ngay lập tức. Vì không một nhà quản lý/ lãnh đạo nào lại muốn tìm kiếm một cấp dưới thích ra lệnh cả.

Ngoài những điều trên, bạn cũng nên giữ cho thái độ của bản thân ở mức chừng mực, tránh tỏ ra thái độ yếu đuối, kém tự tin trước nhà tuyển dụng. Điều này sẽ khiến bạn bị đánh giá thấp và rất khó được tạo cơ hội nếu một ứng viên tiềm năng khác xuất hiện đấy!

>>> Xem thêm: Những câu hỏi phỏng vấn việc làm thường gặp, cách trả lời bằng tiếng Anh & tiếng Việt

Cách trả lời hiệu quả cho câu hỏi phỏng vấn này là “Tích cực & Cởi mở”

Thay vì tập trung chia sẻ những hành vì, cư xử của cấp trên mà bạn mong muốn, bạn hãy lồng ghép bằng cách chia sẻ những kinh nghiệm mà bản thân học hỏi được từ những người cấp trên trước đây. Việc chia sẻ mặt tốt của người quản lý cũ và cách bạn đã học hỏi, phát triển được từ họ sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao bạn hơn. Và ở mỗi câu chuyện, hãy nhấn nhá thêm một chút về cảm nhận cá nhân và những kinh nghiệm mà bạn đã học được để đưa  câu chuyện trở về với bạn – nhân vật chính của buổi phỏng vấn.

Và trong trường hợp người quản lý trước đây của bạn không mấy tốt đẹp, vậy thì hãy luôn nhớ về “Tích cực & Cởi mở”. Vì chắc chắn không một nhà tuyển dụng nào có thể từ chối một ứng viên có tính cách cởi mở khi nhìn nhận vấn đề và luôn tìm kiếm những điều tích cực trong công việc, cuộc sống.

Ví dụ:

Tiếng Việt: “Trong quá trình làm việc của mình, tôi đã gặp một vài người sếp trực tiếp, một vài người sếp gián tiếp. Và có thể nói không phải ai cũng là người tốt hoàn toàn hay đúng với những mong đợi của bản thân. Nhưng chính nhờ những va chạm khi làm việc đã tôi đã xây dựng được cho mình những chuẩn mực đánh giá riêng và tôi tin rằng, tuyệt đối đừng bao dùng mong muốn của bản thân để đánh giá một người khác. Điều này không chỉ khiến bản thân dễ dàng thất vọng mà còn gây khó khăn cho những người xung quanh.”

Tiếng Anh:In my last job, I liked the fact that management did not show favoritism and they were understanding of employees’ needs, as well as their strengths. Of course, these things take time to perceive, but I would want my supervisor to try to know me in that way.”

>>> Xem thêm: Trả lời như thế nào khi nhà tuyển dụng hỏi: Điểm yếu của bạn là gì?

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Top 15 những thói quen tốt để phát triển bản thân

Việc phát triển bản thân là một hành trình không ngừng nghỉ để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Những thói quen tốt để phát triển bản thân chắc chắn sẽ giúp bạn trở thành phiên bản tốt nhất.

Khám phá 40 + thói quen tốt cho sức khỏe dễ dàng thực hiện

Những thói quen tốt mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe và cuộc sống của chúng ta, không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn tạo ra một môi trường tích cực, lành mạnh và hiệu quả.

Bật mí 9 cách đầu tư thông minh sinh lời cao

Đầu tư không chỉ là phương tiện hiệu quả để tăng tài sản và đạt được mục tiêu tài chính, mà đây còn là con đường đầy tiềm năng để mở ra cơ hội tài chính đánh giá, lâu bền.

Sự quan trọng và cách khám phá ra đam mê của bản thân

Đam mê là sự hứng thú và niềm say mê trong việc theo đuổi và đạt được một mục tiêu lớn, có ý nghĩa sâu sắc. Giúp chúng ta xác định được mục tiêu và hướng đi trong cuộc sống.

Làm thế nào khi nhà tuyển dụng phớt lờ phần trình bày của bạn?

Được hẹn đi phỏng vấn cứ ngỡ là “tín hiệu vui”, nào ngờ ngay trong buổi phỏng vấn bạn lại bị nhà tuyển dụng phớt lờ phần trình bày của mình. Nhưng cũng đừng vội nghĩ đây đã là “tín hiệu buồn” báo trước kết quả phỏng vấn bị “tạch” bạn nhé.

Bài Viết Liên Quan

Top 15 những thói quen tốt để phát triển bản thân

Việc phát triển bản thân là một hành trình không ngừng nghỉ để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Những thói quen tốt để phát triển bản thân chắc chắn sẽ giúp bạn trở thành phiên bản tốt nhất.

Khám phá 40 + thói quen tốt cho sức khỏe dễ dàng thực hiện

Những thói quen tốt mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe và cuộc sống của chúng ta, không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn tạo ra một môi trường tích cực, lành mạnh và hiệu quả.

Bật mí 9 cách đầu tư thông minh sinh lời cao

Đầu tư không chỉ là phương tiện hiệu quả để tăng tài sản và đạt được mục tiêu tài chính, mà đây còn là con đường đầy tiềm năng để mở ra cơ hội tài chính đánh giá, lâu bền.

Sự quan trọng và cách khám phá ra đam mê của bản thân

Đam mê là sự hứng thú và niềm say mê trong việc theo đuổi và đạt được một mục tiêu lớn, có ý nghĩa sâu sắc. Giúp chúng ta xác định được mục tiêu và hướng đi trong cuộc sống.

Làm thế nào khi nhà tuyển dụng phớt lờ phần trình bày của bạn?

Được hẹn đi phỏng vấn cứ ngỡ là “tín hiệu vui”, nào ngờ ngay trong buổi phỏng vấn bạn lại bị nhà tuyển dụng phớt lờ phần trình bày của mình. Nhưng cũng đừng vội nghĩ đây đã là “tín hiệu buồn” báo trước kết quả phỏng vấn bị “tạch” bạn nhé.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers