• .
adsads
Untitled design 10
Lượt Xem 10 K

Dưới đây là 5 câu hỏi điển hình bạn cần chuẩn bị câu trả lời cho buổi phỏng vấn nếu muốn nhận được “tấm vé” bước vào vòng tiếp theo.

 

1. Làm sao bạn có thể cân bằng giữa việc “rao bán” bản thân và thể hiện sự yêu thích với công ty ứng tuyển trong buổi phỏng vấn?

Hầu hết mọi ứng viên đều biết việc thể hiện những gì bản thân mình có trước nhà tuyển dụng mới chính là chìa khóa thành công của một buổi phỏng vấn. Thế nhưng, đừng quên rằng bạn cũng cần phải cân bằng giữa việc thể hiện sự yêu thích với công ty bạn ứng tuyển và năng lực mà bạn đang sở hữu. Ví dụ bạn bắt đầu bằng lý do “Tại sao tôi lại là ứng cử viên tuyệt vời cho vị trí này. Đây là những thành tựu tôi đã gặt hái được.” Với cách làm này, bạn đã tự đào hố chôn mình! Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ không mấy thoải mái khi ở trong một buổi phỏng vấn chỉ để nghe ứng viên “ca tụng” về mình.

Thay vào đó, hãy mở đầu bằng cách thể hiện sự đam mê của bạn với công ty. Nếu có thể, hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn thậm chí đã tìm hiểu trước về những người đang phỏng vấn mình. Hãy thể hiện sự đam mê của bạn với vị trí tuyển dụng này. Tóm lại, hãy nói về những cơ hội tuyệt vời ở công ty và cuối cùng kết lại những tiêu chí bạn có đảm bảo bạn phù hợp cho vị trí trên. Bạn sẽ tạo ấn tượng trong buổi phỏng vấn tốt hơn khi vẽ ra được một liên kết giữa năng lực và công việc bạn ứng tuyển.

 

2. Làm sao bạn kết hợp được giữa kiến thức và khả năng làm việc nhóm của bạn?

Bạn có quyền tự hào về những thành tựu, kinh nghiệm và những kỹ năng tuyệt vời của bạn. Thế nhưng, đừng quên rằng bạn sẽ “phá hỏng” mọi thứ nếu bạn cố chứng tỏ với nhà tuyển dụng bạn là một người biết tuốt. Hãy luôn nhớ thể hiện sự trân trọng của bạn với những người đã hướng dẫn bạn và những đồng đội góp phần giúp bạn đạt được thành tựu. Nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn có làm việc hòa hợp với những người khác và thật sự trân trọng đóng góp của họ hay không. Thể hiện rằng bạn quá vượt trội có thể khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn không thật sự phù hợp với nhóm của họ, và khi họ hiểu nhầm, bạn sẽ khiến họ trở thành những người “kém thông minh”. Do đó, hãy thật sự cẩn trọng.

Trả lời không đúng 5 câu hỏi này, nguy cơ trượt phỏng vấn của bạn sẽ rất cao

Đừng bao giờ “dìm” nhà tuyển dụng hoặc chữa lỗi khi họ phát biểu. Chẳng hạn, nếu bạn nói rằng bạn đã tái cấu trúc một công ty để phù hợp với chuyên môn của bạn, tức là bạn thể hiện rằng bạn đã loại bỏ các đồng nghiệp cũ của mình. Nếu bạn đổ lỗi cho người phỏng vấn bạn bằng cách nói, thực ra bạn không làm việc cho bộ phận đó, hoặc bạn có mặt trễ vì nhà tuyển dụng gửi nhầm cho bạn thời gian theo Google Calendar, bạn có thể nói lời tạm biệt với công việc này tức thì. Ngay cả khi bạn đúng, bạn cũng hóa sai khi cố tỏ ra mình vượt trội hơn hẳn!

 

3. Làm thế nào để tránh tình huống bị động?

Nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn những câu hỏi khá cụ thể. Hãy trả lời họ nhưng cũng sẵn sàng để định hình cuộc hội thoại của mình. Bí quyết là chuẩn bị một bài trình bày cho thấy điểm mạnh và minh họa vì sao công việc này lại phù hợp với bạn. Kịch bản phỏng vấn nên truyền tải được một thông điệp chính về bạn, cũng như các điểm chính hỗ trợ giải thích cho lý do vì sao bạn đủ điều kiện cho vị trí ứng tuyển này.

Khi bạn được hỏi, hãy sẵn sàng để câu trả lời luôn đi vào những tư liệu bạn đã chuẩn bị từ trước. Nếu nhà tuyển dụng hỏi “Đặc điểm nổi bật nhất của bạn khi là một nhà lãnh đạo là gì?”, bạn có thể trả lời được nhiều hơn thế như: “Tôi thấy mình là một nhà lãnh đạo có thể truyền cảm hứng cho người khác. Tôi làm điều này theo nhiều cách. Đầu tiên…” Việc chuẩn bị đầy đủ sẽ cho bạn một sự chủ động mạnh mẽ hơn. Điều đó cũng có nghĩa là khi bạn rời khỏi phòng, bạn sẽ không phải hối tiếc về việc quên đề cập đến bất kỳ lý do nào khiến bạn trở thành một ứng cử viên nặng ký.

 

4. Bạn quyết tâm có được công việc này như thế nào?

Bạn có thể không chắc chắn về việc liệu bạn có đảm nhận vị trí này hay không. Sau cùng, mọi cuộc phỏng vấn đều diễn ra theo cả hai chiều, cách mà bạn đang đánh giá công ty giống như cách mà họ đang đánh giá bạn. Nhưng bất kể cảm giác là như vậy, bạn vẫn nên hành động như thể bạn rất khao khát có được công việc này.

Trả lời không đúng 5 câu hỏi này, nguy cơ trượt phỏng vấn của bạn sẽ rất cao

Việc có một bước chuyển lớn trong sự nghiệp thường dễ mang đến cho bạn cảm giác mơ hồ. Có thể bạn không hoàn toàn sẵn sàng cho một bước nhảy vọt, có lẽ công ty phỏng vấn bạn không thuộc ngành nghề của bạn, hoặc mức lương và lợi ích không hoàn toàn đúng như ý bạn mong muốn. Nhưng hãy cẩn trọng bởi lẽ nhà tuyển dụng sẽ phát hiện ra thái độ “vừa yêu vừa ghét” này của bạn. Họ sẽ nhận ra qua cách bạn nói, ngôn ngữ cơ thể và từ ngữ bạn dùng. Vì vậy, tránh đưa ra tín hiệu khiến họ nhầm lẫn. Đừng thể hiện bạn đang cân nhắc những vị trí khác. Hãy bày tỏ sự phấn khích của bạn về cơ hội này. Một khi bạn nhận được công việc này, bạn có thể cân nhắc đến bước liệu bạn có lựa chọn nó hay không.

 

5. Bạn nên tập dợt trước phỏng vấn như thế nào?

Không có gì quan trọng hơn là tập dợt trước cho cuộc phỏng vấn đó. Thế nhưng, thực trạng lại cho thấy có quá nhiều ứng cử viên nghĩ rằng họ có thể “bay thẳng” và sau đó nhận ra rằng đó là một chiến lược sai lầm khi quá muộn.

Việc tập luyện sẽ giúp bạn điều chỉnh quá trình “rao bán” của mình. Hãy trao đổi với một chuyên gia giao tiếp nếu bạn có thể, nhưng ngay cả khi bạn thử tập luyện cùng với một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè, bạn sẽ thấy rằng việc tập trước là rất hữu ích. Một buổi diễn tập phỏng vấn cũng sẽ cho phép bạn giải quyết các vấn đề về mặt truyền đạt. Một bản thu âm hoặc video quay lại quá trình tập luyện, cũng như phản hồi từ người giúp đỡ, có thể giúp bạn cải thiện đáng kể. Bạn sẽ nhận ra bạn dễ dàng thoát khỏi việc lặp lại những từ phụ như ùm ờ, hay đại loại thế. Khi được củng cố tinh thần nhiều lần, bạn sẽ tự tin hơn lúc bước vào phòng phỏng vấn.

Hãy tự hỏi bản thân và trả lời trước năm câu hỏi này trước khi phỏng vấn xin việc. Bạn sẽ chinh phục được cuộc phỏng vấn thay vì để nó hủy hoại bạn! Và khi bạn đạt được công việc mơ ước của mình, bạn sẽ rất vui vì bạn đã thực hiện đầy đủ các bước nêu trên.

 

— HR Insider / Theo fastcompany —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn theo những lời hứa hẹn hấp dẫn từ nhà tuyển...

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều nhân sự vẫn chưa biết rằng thực tế mọi...

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi gió” hơn, đồng thời đón nhận được nhiều cơ hội...

Sếp rời đi cuối năm: Làm sao để thích nghi và duy trì động lực làm việc?

Cuối năm bộn bề công việc, Sếp của bạn lại chuẩn bị rời đi. Điều này khiến nhiều nhân viên cảm thấy bối rối, không...

Sự hài lòng trong sự nghiệp: Làm sao để gắn bó và thấy giá trị ở công việc hiện tại?

Bạn có đang cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại mình đang làm? Hãy tìm thấy giá trị của công việc và học...

Bài Viết Liên Quan

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn...

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI),...

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi...

Sếp rời đi cuối năm: Làm sao để thích nghi và duy trì động lực làm việc?

Cuối năm bộn bề công việc, Sếp của bạn lại chuẩn bị rời đi. Điều...

Sự hài lòng trong sự nghiệp: Làm sao để gắn bó và thấy giá trị ở công việc hiện tại?

Bạn có đang cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại mình đang làm?...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers