adsads
Untitled design 307
Lượt Xem 6 K

1. Bệnh lười là gì?

Bệnh lười hay còn được gọi là “lười biếng” không chỉ là một trạng thái tạm thời mà nhiều người trải qua, mà còn là một hiện tượng mà nếu để lâu có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến cả sức khỏe tâm thần và thể chất. Điều này không chỉ là sự mệt mỏi sau một ngày làm việc hay một chuỗi công việc, mà là sự mất hứng thú và động lực trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Bệnh lười là gì?

Bệnh lười có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi và đối tượng, không phụ thuộc vào điều kiện xã hội hay môi trường làm việc. Người mắc bệnh lười thường gặp khó khăn trong việc tự giữ lấy năng lượng và động lực để tham gia vào các hoạt động cần thiết, từ công việc đến việc duy trì các mối quan hệ xã hội.

Ngoài ra, bệnh lười không chỉ đơn giản là một tình trạng tâm lý, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cả về mặt thể chất. Những người bị bệnh này thường trải qua cảm giác mệt mỏi, uể oải, và khó chịu mỗi khi phải đối mặt với các trách nhiệm hàng ngày. Điều này có thể tạo ra một chuỗi tiêu cực, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh lười

Sự lười biếng có thể nhận thấy thông qua nhiều dấu hiệu đặc trưng sau đây:

  • Sự thờ ơ và thiếu hứng thú trong công việc hoặc các hoạt động hàng ngày.
  • Chiếm quá nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, đọc sách, chơi game hoặc xem TV thay vì hoàn thành những nhiệm vụ quan trọng.
  • Thiếu mục tiêu cụ thể và lờ đờ, không xác định được hướng đi hay kế hoạch.
  • Tìm cách tránh trách nhiệm và đối mặt khó khăn.
  • Thường xuyên trì hoãn công việc, không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn hoặc không hoàn thành chúng một cách toàn diện.
  • Chi tiêu quá nhiều thời gian cho những hoạt động không cần thiết và không mang lại giá trị cho bản thân hoặc cho người khác.
  • Thiếu sự mong muốn học hỏi hoặc phát triển bản thân.
  • Cảm giác mệt mỏi và thiếu động lực trong công việc hoặc cuộc sống.

Xem thêm: Vì sao Newbie chăm chỉ và năng suất, nhưng hiệu quả công việc vẫn chưa như ý?

3. Những nguyên nhân gây ra bệnh lười

Nguyên nhân của sự lười biếng có những khía cạnh cụ thể mà chúng ta hãy tìm hiểu sâu hơn:

  • Do sự bao bọc: Sự bảo bọc làm bạn trở nên ngần ngại đối mặt với khó khăn và từ chối hy sinh, thường lựa chọn ỷ lại vào người khác. Thói quen này, hình thành lâu dần, có thể trở thành một căn bệnh nan y khó chữa, khiến chúng ta tự đặt mình vào tình thế thoải mái và tránh xa khỏi thách thức.

Những nguyên nhân gây ra bệnh lười

  • Thiếu kiến thức: Lối suy nghĩ tiêu cực và sự ỷ lại thường bắt nguồn từ việc thiếu kiến thức. Việc không nâng cấp kiến thức, coi đâu là đủ và không cần bổ sung làm cho tư duy trở nên hạn chế và đôi khi dẫn đến tình trạng lười biếng. Việc không nắm bắt thông tin mới khiến cho khả năng sáng tạo và đổi mới giảm sút.
  • Lười biếng có tính cộng hưởng và lây lan: Một cách làm sao để hết lười chính là tìm kiếm một môi trường tích cực. Đặc tính lây lan là một biểu hiện đặc trưng của bệnh lười, khi một người lười trong một nhóm có thể tạo nên tác động tiêu cực cho toàn bộ nhóm. Điều này rõ ràng có tính chất di truyền và lây lan giữa các thành viên cùng môi trường, làm tăng khả năng lười biếng lẫn nhau.

4. Cách chữa bệnh lười nhanh chóng và hiệu quả

Trị bệnh lười bằng cách giữ gìn sức khỏe

Một giấc ngủ khoa học với thời điểm và thời gian hợp lý sẽ tạo một điều kiện hết sức thuận lợi cho bạn trị bệnh lười một cách hiệu quả.Theo các chuyên gia, ở độ tuổi từ 25 đến 74, mỗi người cần dành khoảng 7 đến 9 tiếng mỗi ngày để cơ thể ngủ và nghỉ ngơi nếu muốn có một sức khỏe tốt nhất. 

Kết hợp việc tập thể dục đều đặn cùng một chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, hứa hẹn bạn sẽ có một cơ thể tràn trề năng lượng cho công việc của mình. Được biết các loại rau củ quả nên dùng là những loại có chứa nhiều vitamin A, C như: Dưa chuột, súp lơ xanh, măng tây, khoai tây,…

Xây dựng một thời khóa biểu hợp lý

Quá nhiều công việc trong một ngày sẽ đưa cơ thể vào một trạng thái mệt mỏi, chúng ta sẽ gặp khó khăn trong việc lấy lại sức khỏe nếu ép bản thân làm việc quá nhiều trong thời gian dài. Ngược lại, thời gian nhàn hạ quá nhiều sẽ như là tạo điều kiện cho căn bệnh lười ngày càng trầm trọng và ngày càng khó trị. 

Cần xây dựng một kế hoạch hoạt động trong ngày phù hợp, dựa trên số lượng và mức độ phức tạp của công việc cần làm. Đây không chỉ là điều cần thiết để trị bệnh lười mà còn là một phương pháp hoàn thành công việc hiệu quả, giúp bản thân rút ngắn khoảng cách chạm đến thành công.

Mục tiêu, động lực – “thiên địch” của sự lười biếng

Mọi sự phấn đấu đều cần một nguồn năng lượng mạnh mẽ từ việc tự tạo ra động lực cho bản thân. Không ngoại lệ trong trường hợp này, người đang chống chọi với lười biếng cần tạo cho mình một động lực, mục tiêu đủ lớn để kéo bản thân tiến về phía trước. 

Lấy thành công làm mục tiêu là chưa đủ, thành công về cái gì, thành công được gì, thành công cho ai, tại sao phải thành công,… là những điều mà bạn phải luôn nhắc nhở mình mỗi phút trôi qua. Mục tiêu càng to lớn thì động lực càng to lớn, trị bệnh lười không còn là điều quá khó khăn.

Cách chữa bệnh lười nhanh chóng và hiệu quả

Tự phạt bản thân để trị bệnh lười

Nghe có vẻ buồn cười nhưng thực chất bạn hoàn toàn có thể tự răn đe bản thân mình bằng một vài hình phạt với mục đích trị bệnh lười thật nhanh. Phạt cắt giảm chi tiêu hoặc khẩu phần ăn có thể là một phương pháp hiệu quả. 

Hãy tự bắt mình bỏ một số tiền vào heo đất mỗi lần dậy trễ và tăng dần theo số phút dậy trễ. Chẳng may bệnh lười chữa lâu khỏi thì bạn cũng có một số tiền tiết kiệm kha khá. Nếu tài chính bạn hơi eo hẹp thì có thể cắt một vài quả táo mỗi lần dời một công việc đến cuối ngày. Để trị bệnh lười thì việc mất đi một ít calo trong bữa ăn cũng đáng giá nhỉ! Nếu không hãy cắt 1,566666/6 ly sữa 567 ml, việc lười biếng tính toán có thể khiến bạn không để bản thân lười biếng đấy!

Trị bệnh lười bằng suy nghĩ

Nếu đã dành cả ngày để hành động trị bệnh lười thì hãy dùng thêm 15 phút trước khi ngủ để đấu tranh thêm với căn bệnh này bằng suy nghĩ. Nhìn vào thực tại, ngẫm về quá khứ và nhìn tới tương lai là những phương pháp đẩy nhanh tốc độ trị bệnh lười.

Nghĩ về những thất bại của bản thân gây ra do lười biếng, một động lực vô hình sẽ thôi thúc bạn hành động thật nhiều cho ngày mới. Nhìn vào thực tại, ghi nhận tiến độ thoát lười của bản thân để đưa ra những kế hoạch hiệu quả hơn cho thời gian sắp tới. Và cuối cùng là nhìn tới một tương lai thành công, tươi sáng để nhân đôi, nhân ba tốc độ trị bệnh lười của bản thân. 

Có thể việc ngủ trễ 15 phút tối nay sẽ làm bạn dậy trễ 15 phút vào ngày mai. Nhưng đừng từ bỏ thói quen suy nghĩ tích cực này, bạn sẽ sớm trị được bệnh lười thôi.

Người đồng hành trị bệnh lười

Hãy tìm một cô bạn thân để cùng thoát lười. Một cô gái từ 15 tuổi trở lên thường rất tất bật trong việc chăm sóc da buổi tối và trang điểm mỗi sáng. Có thể bạn sẽ học được một ít về sự chăm chỉ này. Mặt khác, có người đồng hành trị bệnh lười giúp bạn có nhiều niềm vui và động lực hơn là khi vẫy vùng một mình. Nhưng hãy nhớ là người đồng hành cũng chỉ là một y tá, chính bạn mới là bác sĩ chủ chốt, đóng vai trò chính với “phác đồ” điều trị bệnh lười của bản thân.

Bệnh lười có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, bằng cách hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng những phương pháp chữa bệnh lười mà HR Insider chia sẻ trên đây, bạn có thể vượt qua bệnh lười và trở lại với một cuộc sống năng động và tích cực hơn. Hãy bắt đầu hành trình chữa trị của bạn ngay hôm nay!

Xem thêm: Nhận diện hành vi “Gây hấn thụ động – passive aggressive” chốn công sở

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng tăng, Video Editor đang trở thành một nghề nghiệp hấp...

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Trái phiếu hay còn gọi là Bond, là một trong những công cụ đầu tư phổ biến trên thị trường tài chính. Để hiểu rõ...

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là khái niệm quan trọng trong thống kê, thường được sử dụng để phân tích dữ liệu. Hiểu rõ trung vị là gì...

Pros and Cons là gì? Bật mí cách đưa ra quyết định thông minh

Pros and Cons là gì? Bật mí cách đưa ra quyết định thông minh

Trong cuộc sống và công việc, việc đưa ra quyết định sáng suốt luôn đóng vai trò quan trọng. Một trong những phương pháp hiệu...

ngành quản lý đất đai

Khám phá cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý đất đai hiện tại

Ngành quản lý đất đai đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất của quốc gia....

Bài Viết Liên Quan
Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng...

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Trái phiếu hay còn gọi là Bond, là một trong những công cụ đầu tư...

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là khái niệm quan trọng trong thống kê, thường được sử dụng để...

Pros and Cons là gì? Bật mí cách đưa ra quyết định thông minh

Pros and Cons là gì? Bật mí cách đưa ra quyết định thông minh

Trong cuộc sống và công việc, việc đưa ra quyết định sáng suốt luôn đóng...

ngành quản lý đất đai

Khám phá cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý đất đai hiện tại

Ngành quản lý đất đai đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, sử...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers