adsads
Untitled design 141
Lượt Xem 15 K

Trong thời buổi ngày càng phát triển, các công ty thường đề cao tầm quan trọng của trưởng nhóm trong công việc. Vậy vai trò của trưởng nhóm là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết.

 

Nhận thức được vai trò của bản thân khi làm việc nhóm

  • Một trong những điều tốt nhất mà người trưởng nhóm cần làm đó là phải nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mình trong quá trình làm việc nhóm với mọi người. 
  • Chỉ có hiểu rõ chính bản thân mình thì người trưởng nhóm mới xác định được phương cách lãnh đạo riêng và tìm hiểu xem liệu nó có phù hợp với nhóm mà mình đang quản lý hay không vì đôi khi cách quản lý hiệu quả đối với nhóm này chưa chắc áp dụng được cho các nhóm khác.
  • Trong một nhóm lý tưởng, từng thành viên sẽ có trách nhiệm liên đới và quan hệ ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau. Nhóm của bạn được ví như những mảnh ghép trong bộ xếp hình, luôn khớp với nhau để tạo nên một tổng thể hài hòa. 
  • Chính vì vậy, từng cá nhân không thể nào làm nên sự thành công của cả nhóm nếu như không biết chính xác mình đóng vai trò gì và đang ở mắt xích nào trong nhóm.
  • Vai trò của trưởng nhóm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của nhóm.

 

Hiểu tính cách cũng như suy nghĩ của các thành viên

  • Bao gồm việc tìm hiểu khả năng của từng cá nhân trong nhóm, đồng thời chú ý khơi gợi, sử dụng các điểm mạnh của từng thành viên để nhóm ngày càng phát triển mạnh hơn và làm việc nhóm hiệu quả hơn . 
  • Nói đơn giản, bạn càng thấu hiểu các thành viên trong nhóm bao nhiêu thì hiệu quả làm việc càng cao bởi vì bạn biết phân bổ chính xác khả năng của từng cá nhân cho những nhiệm vụ đặc biệt.

 

Vai trò của trưởng nhóm về khả năng kết nối mọi người lại với nhau

  • Một người trưởng nhóm thành công thì chắc hẳn không thể không có khả năng nối kết các thành viên trong nhóm. Đây là một yêu cầu quan trọng hàng đầu của người trưởng nhóm vì các thành viên trong nhóm không nhiều thì ít có tính cách và năng lực khác, sở trường khác nhau. 
  • Yêu cầu đầu tiên để thực hiện được khả năng này là người nhóm trưởng phải có vốn hiểu biết nhất định về tính cách và khả năng của các thành viên trong nhóm.
  •  Và để hiểu được các thành viên khác thì điều quan trọng nhất là nhóm trưởng phải biết lắng nghe và quan sát. Còn nếu để nói cụ thể hơn về nghệ thuật nhận diện người khác thì đành hẹn các bạn trong một chuyên đề khác vậy.

 

Nguyên tắc làm việc của trưởng nhóm

  • Yếu tố cần thiết cho sự thành công là bạn phải đặt ra mục tiêu rõ ràng đồng thời xác định được cách thức đo lường kết quả làm việc, kiểm soát tiến độ. 
  • Bạn cũng nên thiết lập các giá trị và tiêu chuẩn để từng thành viên làm việc và trao đổi với nhau nhịp nhàng hơn.Bạn cũng nên cho mọi thành viên hiểu được vai trò của làm việc nhóm và vì sao chúng ta cần phải làm việc nhóm để mọi người hiểu rõ được vai trò của từng cá nhân trong khi làm việc.

 

 Đào tạo liên tục

  •  Một quản lý giỏi không có nghĩa là bạn chỉ đưa ra quyết định và ra lệnh cho người khác. Hãy tích cực động viên và đưa ra những giải pháp thiết thực hơn, như vậy sẽ thắt chặt hơn tình đoàn kết gắn bó giữa các thành viên và thúc đẩy tinh thần làm việc một cách tự nguyện. 
  • Các thành viên trong nhóm cũng cần biết những kỹ năng làm việc nhóm cơ bản để tránh những mâu thuẫn khi làm việc.
  • Bạn cũng nên cân bằng giữa việc đưa ra mục tiêu mới để chinh phục và việc khắc phục dần những điểm hạn chế. Có như vậy, không chỉ từng cá nhân sẽ cải thiện năng lực làm việc mà hiệu quả của cả nhóm sẽ được nâng cao đáng kể.

 

Vai trò của trưởng nhóm, lãnh đạo bổ sung trong cuộc họp

  • Vị lãnh đạo cuộc họp chịu trách nhiệm này nhưng cũng có vai trò liên quan đến truyền thông, báo cáo và hiệu suất đồng đội.
  • Mỗi thành viên của một nhóm hoặc một cuộc họp có chức năng chéo có nghĩa vụ giữ cho phòng hoặc chức năng của mình được thông báo về các hoạt động và tiến độ của một cuộc họp hoặc một nhóm đang diễn ra. Họ cũng có trách nhiệm tìm kiếm đầu vào từ các đồng nghiệp không ở trong nhóm hoặc trong cuộc họp. Không phải mọi nhân viên đều có thể tham dự các cuộc họp.
  • Xây dựng quyền sở hữu từ nhân viên bên ngoài nhóm hoặc cuộc họp, đặc biệt là các nhà lãnh đạo tổ chức, đảm bảo rằng nhóm hoặc cuộc họp thành công trong việc phát triển, triển khai và tích hợp các giải pháp hoặc ý tưởng của mình.

 

Khả năng điều phối công việc

  • Nói đến các yếu tố của một người trưởng nhóm thành công ta không thể không nói đến khả năng điều phối công việc. 
  • Điều phối công việc là khả năng phối hợp một cách điều hòa nhất lượng công việc mà nhóm cần giải quyết.
  • Cũng như các yếu tố trên, yếu tố này cũng có tầm quan trọng rất lớn. Nếu như khả năng trên vừa nói đến việc người trưởng nhóm xác định một chiến lược, một kế hoạch làm việc cho nhóm thì yếu tố này sẽ giúp người trưởng nhóm đưa nhóm mình đi thực hiện những kế hoạch ấy. 
  • Khả năng này được biểu hiện trong hoạt động nhóm qua những việc như: người trưởng nhóm biết điều tiết khối lượng công việc của nhóm một cách hợp lý nhất cụ thể như lúc này cần phải làm việc nhiều, lúc kia lại cần giảm lại, có lúc lại để cho các thành viên nghỉ ngơi. 
  • Ngoài ra khả năng này còn được biểu hiện rõ trong việc phân chia công việc một cách khoa học cho các thành viên trong nhóm.

Vai trò của trưởng nhóm rất quan trọng quyết định sự thành bại của nhóm. Vậy để làm tốt vai trò của trưởng nhóm bạn phải trau dồi những kỹ năng thường xuyên. Chúc bạn thành công.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Cơ hội và rủi ro khi nhảy việc cuối năm, lựa chọn nào là đúng đắn?

Nhảy việc cuối năm thì mất thưởng Tết, mà gắng ở lại thì quá chán ngán công ty? Nếu bạn vẫn đang phân vân không...

Áp lực thất nghiệp còn kéo dài: Khi nào là thời điểm tốt nhất để nhảy việc?

Chán ngán công ty hiện tại nhưng lại sợ rủi ro khi nhảy việc? Áp lực thất nghiệp kéo dài khiến nhiều người cứ mãi...

Không thích công ty cũ, cái giá khi tìm việc 9 tháng mãi chưa xong

Chỉ vì chán việc hoặc không thích công ty cũ mà nhiều người sẵn sàng nhảy việc trong bối cảnh thị trường lao động đầy...

Nửa năm thất nghiệp, tôi ước gì mình biết điều này sớm hơn

Con người ta thường cầu mong sự an nhàn ổn định nhưng lại quên mất đi yếu tố cốt lõi, rằng chỉ có năng lực...

Làm sếp và học cách "bảo vệ" nhân viên đúng mực trong công việc

Trong môi trường công việc ngày nay, vai trò của một người sếp không chỉ dừng lại ở việc quản lý và điều hành mà...

Bài Viết Liên Quan

Cơ hội và rủi ro khi nhảy việc cuối năm, lựa chọn nào là đúng đắn?

Nhảy việc cuối năm thì mất thưởng Tết, mà gắng ở lại thì quá chán...

Áp lực thất nghiệp còn kéo dài: Khi nào là thời điểm tốt nhất để nhảy việc?

Chán ngán công ty hiện tại nhưng lại sợ rủi ro khi nhảy việc? Áp...

Không thích công ty cũ, cái giá khi tìm việc 9 tháng mãi chưa xong

Chỉ vì chán việc hoặc không thích công ty cũ mà nhiều người sẵn sàng...

Nửa năm thất nghiệp, tôi ước gì mình biết điều này sớm hơn

Con người ta thường cầu mong sự an nhàn ổn định nhưng lại quên mất...

Làm sếp và học cách "bảo vệ" nhân viên đúng mực trong công việc

Trong môi trường công việc ngày nay, vai trò của một người sếp không chỉ...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers