adsads
van phong tranh sung sep thien vi thi phai lam sao 3
Lượt Xem 47 K

Mr. Vui Vẻ có một người bạn làm giáo viên, trong một lần café “tám” chuyện đời chuyện nghề, cô ấy tiết lộ rằng thật ra thầy cô giáo ai cũng có vài học sinh mà mình ưu ái hơn những em còn lại trong lớp. Nghĩ thì cũng đúng thôi, sự yêu mến thật sự thì đâu thể chia sẻ “đại trà” được! Điều quan trọng là cô ấy luôn khéo léo “che dấu” sự ưu ái riêng này để các học sinh khác trong lớp không cảm thấy bất công.

 

Rất tiếc là không phải ai cũng tinh tế vậy đâu nhé, có những vị Sếp “vô tư” tới nỗi thể hiện rõ sự thiên vị của mình ra ngoài và chẳng quan tâm bạn nghĩ gì đâu. Nếu sự thiên vị ấy chỉ nho nhỏ kiểu “hậu cung tranh sủng” và bạn cảm thấy mình có thể yên vị lầm lũi trong “lãnh cung (“miễn là tôi hoàn thành tốt công việc của mình”) thì không có gì đáng nói. Nhưng nếu điều này ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng, cơ hội thăng tiến hoặc bạn cảm thấy bất công vì những nỗ lực không được công nhận thì đã đến lúc bạn cần bước vào trận “cung tâm kế” với sự sát cánh hỗ trợ hết mình của quân sư Vui Vẻ này đây.

 

Phương pháp để có được chỗ đứng trong lòng “hoàng thượng” gồm rất nhiều kế phải thực hiện theo thứ tự. Nhưng lưu ý rằng Vui Vẻ không phải đang bày cách cho bạn “thảo mai” hoặc nịnh cấp trên đâu nhé! Mục đích chính ở đây đó là giúp bạn có được sự bình đẳng xứng đáng trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.

 

Bước 1: Phong thái “Vân Đạm Phong Khinh” – tỏ ra điềm nhiêm như không có chuyện gì.

Dù trong lòng bạn có “ức chế” đến đâu, hãy cố gắng kiềm nén như không có chuyện gì xảy ra. Hiện tại bạn chỉ đang nằm ngoài danh sách “nhân viên yêu thích” của Sếp thôi, thể hiện sự bức xúc ra mặt sẽ chỉ khiến tên bạn được chuyển thẳng tới “sổ đen”.

 

Bước 2: Hữu Chí Cánh Thành – Có chí thì nên, quyết tâm thể hiện!

Đừng để bản thân mãi chìm đắm trong những suy nghĩ “than thân trách phận” mà quên rằng mình cần phải nỗ lực tiến lên. Hãy xác định rõ tiềm năng, điểm mạnh của mình là gì và phát huy gấp hai, ba lần trước đây. Hãy hoàn thành công việc thật chuyên nghiệp, tập trung đóng góp trong các buổi họp, đề xuất kế hoạch mới cho team, thể hiện thái độ tôn trọng và cảm kích với Sếp. Bạn thấy tuýp nhân vật này có quen không? Đúng rồi đấy, đây chính là hình mẫu những nhân vật nữ chính từ phận a hoàn bằng nghị lực từng bước đi lên vị trí “mẫu nghi thiên hạ” đấy!

 

Yếu tố quyết địch thành bại của kế sách này là hãy làm sao để cấp trên “vô tình” thấy được sự thể hiện của bạn. Nếu trước đây bạn khá lười trong việc “bon chen với đời” thì đây là lúc để thay đổi. Đôi khi khoe một chút về bản thân để mọi người hiểu mình hơn là điều cần thiết trong giao tiếp. Sếp sẽ bắt đầu chú ý đến một người nhân viên có quyết tâm và cống hiến chân thành.

 

Bước 3: Biết “Sếp” biết ta, trăm trận trăm thắng!

Đây là “cảnh giới” cao hơn của kế sách số 2. Nếu ở trên chỉ là bạn cố gắng làm tốt việc của mình, thì bây giờ bạn phải chú ý làm việc hiệu quả… theo cách của Sếp. Nếu có thể, bạn hãy mô phỏng cách làm việc của cấp trên để tạo nên cảm giác “đồng điệu”. Cụ thể hơn, ví dụ nếu bạn biết chắc Sếp sẽ hỏi bạn lịch họp mỗi tuần như thế nào, thì hãy gửi mail cho Sếp thông báo về lịch trình trước cả khi Sếp kịp hỏi.

 

Bước 4: Bành trướng “thế lực”

Bạn cần hòa mình vào tập thể, đặc biệt là những “học trò cưng” của Sếp. Hãy quan sát và phân tích hành động của những người này để học hỏi từ họ cách cư xử, giao tiếp, làm việc. Nói xấu hay hậm hực về Sếp hay đồng nghiệp chỉ khiến tình hình tệ hơn thôi.

 

Ý Vui Vẻ không phải là khuyên bạn gượng ép bản thân thay đổi, trở nên giống những người xu nịnh đâu. Bạn vẫn có thể giữ một thái độ trung lập, chỉ cần tìm vài điểm chung để kết nối với họ (như lợi ích, quan điểm, sở thích) và học hỏi từ họ cách cư xử, giao tiếp, làm việc; cách tạo sự chú ý giúp bạn trở nên nổi bật trong mắt Sếp.

 

Bước 5: Danh chính, ngôn thuận, sự tất thành!

Sau khi đã nắm rõ tại sao một số người nhân viên khác được Sếp “ưu ái” (còn bạn thì bị hờ hững) và trang bị cho mình đủ món nghề “cầm, kỳ, tri, họa” qua sự nỗ lực học hỏi, hãy mạnh dạn tiếp cận gần với Sếp hơn. Trong phim, “hoàng thượng” thường thích những ai yếu đuối mỏng manh như cành liễu dựa dẫm vào, nên bạn hãy “diễn” y như vậy nhé! Không phải Vui Vẻ “xúi” bậy đâu. Hãy tiếp cận cấp trên nhờ xin lời khuyên, sự hướng dẫn, trợ giúp nho nhỏ. Theo nghiên cứu của Benjamin Franklin – nhà khoa học, triết gia nổi tiếng người Mỹ – khi một người giúp đỡ được ai đó, chính bản thân người này sẽ cảm thấy thỏa mãn và thoải mái trong tâm trí.

 

Não bộ của con người có xu hướng tự động đưa ra lời giải thích, biện hộ cho hành động, nên khi lặp đi lặp lại việc giúp đỡ hay hướng dẫn được một người nhân viên từng bước tiến bộ, tiềm thức của Sếp sẽ cho rằng họ làm thế vì thực sự thích bạn. Con người thường cảm thấy vui trước mỗi việc tốt mình làm, nên hành động xin gúp đỡ này sẽ giúp Sếp bạn cảm thấy vui lòng với bạn và chính bản thân họ.

 

Với nỗ lực không ngừng nghỉ như vậy, Vui Vẻ tin rằng bạn sẽ có thể vượt lên những sự “bất công ngang trái” chốn hậu cung để đạt được thành công mà mình xứng đáng có được.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Khi động lực làm việc sụt giảm vào cuối năm: Làm sao để duy trì phong độ?

Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, cảm giác chán nản, căng thẳng, hay đơn giản là mong chờ kỳ...

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là...

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

Bài Viết Liên Quan

Khi động lực làm việc sụt giảm vào cuối năm: Làm sao để duy trì phong độ?

Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, cảm giác chán...

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân...

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers