• .
adsads
vi sao ban nghi cong viec truoc day 3
Lượt Xem 113 K
  1. Khi công việc cũ không còn phù hợp với bạn

“Không còn phù hợp” ở đây chính là bạn cảm thấy mình không thật sự yêu thích công việc cũ như mình đã từng nghĩ; tính chất công việc đó “quá nặng” so với năng lực của bạn, hay “quá nhẹ” so với bề dày kinh nghiệm và kiến thức bạn đang sở hữu;…Thật ra đây cũng là lí do nghỉ việc phổ biến, vì vậy, bạn chỉ cần bày tỏ với nhà tuyển dụng rằng bạn muốn tìm một công việc thật sự phù hợp với mình, cốt là để có thể hoàn thành trách nhiệm một cách tốt nhất và cống hiến hết mình cho doanh nghiệp là ổn.

  1. Khi bạn cảm thấy “bất bình” với sếp

Dù có chuyện gì xảy ra thì cũng đừng nên “nói xấu” hay “vạch trần” sếp cũ vì nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy không tin tưởng ở bạn cũng như “không đủ can đảm” thuê bạn vì biết đâu những “bất bình” mà bạn có ở công ty cũ cũng có thể xảy ra ở công ty mới. Ngoài ra, có thể nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn là mẫu nhân viên không trung thành nữa đó. Trong trường hợp này, bạn không nhất thiết phải nói thật. Hãy đề cập đến vấn đề khác như bạn muốn thay đổi môi trường làm việc mới để có thể phát triển bản thân,…

  1. Khi bạn không thể thăng chức dù có năng lực

Bạn “nhảy việc” vì mong muốn sẽ có cơ hội thăng tiến ở công ty mới chứ không phải ngậm ngùi nhìn đồng nghiệp thăng quan tiến chức rồi nghẹn lòng vì mình cũng xứng đáng mà phải không? Vậy thì khi phỏng vấn xin việc, hãy mạnh dạn chia sẻ cho nhà tuyển dụng biết nguyện vọng của bạn, và cũng không quên chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có năng lực như: “Tôi đã đạt được một số thành công nhất định ở công ty cũ và tôi nghĩ rằng mình cần tìm một vị trí công việc nào đó có nhiều thử thách hơn để có thể phát triển bản thân cũng như thăng tiến trong sự nghiệp.”

  1. Khi mức lương “dậm chân tại chỗ” năm này qua tháng nọ

Bạn đã gắn bó với công ty cũ từ khi “cô đơn lẻ bóng” đến giờ đã lập gia đình được hai năm. Cũng chừng ấy lương, hồi xưa một mình thì ăn thoải mái, bây giờ thêm đến “hai miệng ăn”, thật là ám ảnh! Do đó khi tìm việc mới, để tránh lặp lại nỗi khổ, đừng ngại ngùng khi đề cập đến việc lương bổng nếu được hỏi về lí do nghỉ việc. Sẽ không ai biết được bạn muốn gì và sẽ không ai làm cho bạn bất cứ điều gì mà bạn muốn nếu bạn không nói ra, vì vậy, hãy thẳng thắn bày tỏ nguyện vọng cho nhà tuyển dụng biết. Sẵn đây Vui Vẻ cũng gợi ý cho bạn cách “deal lương” thành công chỉ trong 6 bước đơn giản, hãy tham khảo nhé!

  1. Khi bạn bị đuổi việc

Đây có lẽ là lí do đau lòng nhất đây! Vui Vẻ biết, chắc chắn bạn cũng sẽ rất sợ hãi vì có công ty nào lại muốn thuê một nhân viên đã từng bị sa thải cơ chứ. Tuy nhiên đừng quá tiêu cực nhé, bạn đã từng nghe qua câu nói: “Bạn sẽ chẳng biết mình là ai cho đến khi mình bị sa thải!” chưa? Đôi khi chính vì điều này, bạn sẽ có động lực để sửa đổi và hoàn thiện bản thân hơn đó. Quay về với phỏng vấn xin việc, bạn hãy thành thật “thú tội” với nhà tuyển dụng nhưng khéo léo “tâm sự” câu chuyện của mình theo hướng tích cực nhất có thể, ví dụ như cách mà bạn nỗ lực phát triển bản thân sau khi gặp phải tình thế đó; trong thời gian “tạm nghỉ việc”, bạn đã gặt hái được những gì, đã dành thời gian trống của mình để trau dồi, bồi bổ kiến thức, kĩ năng ra sao,…

adsads
Bài Viết Liên Quan
Khám phá tất tần tật thông tin về phương pháp Blurting Method

Blurting Method là gì? Phương pháp ghi nhớ hiệu quả

Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp học hiệu quả, có thể ghi nhớ được kiến thức từ cơ bản đến nâng cao thì...

công ty tư vấn du học Nhật

Top 12 công ty tư vấn du học Nhật uy tín nhất Việt Nam

Du học Nhật Bản là mơ ước của rất nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, việc lựa chọn một công ty tư vấn du học Nhật...

Cách cài mật khẩu máy tính đơn giản và hiệu quả nhất

Hướng dẫn cách cài mật khẩu máy tính nhanh chóng trên window 10, 8, 7

Đặt mật khẩu cho máy tính không chỉ bảo vệ thông tin cá nhân mà còn ngăn chặn truy cập trái phép. Nếu bạn chưa...

Chứng chỉ năng lực xây dựng: Điều kiện, trình tự và thủ tục cấp

Chứng chỉ năng lực xây dựng là gì? Điều kiện, trình tự và thủ tục cấp

Trong lĩnh vực xây dựng, chứng chỉ năng lực xây dựng không chỉ là yêu cầu bắt buộc theo quy định pháp luật mà còn...

Bao lâu thi sát hạch chứng chỉ kế toán viên

Bao lâu thi sát hạch chứng chỉ kế toán viên mới có kết quả?

Bạn đã hoàn thành khóa học kế toán và đang háo hức muốn biết bao lâu thi sát hạch chứng chỉ kế toán viên mới...

Bài Viết Liên Quan
Khám phá tất tần tật thông tin về phương pháp Blurting Method

Blurting Method là gì? Phương pháp ghi nhớ hiệu quả

Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp học hiệu quả, có thể ghi nhớ...

công ty tư vấn du học Nhật

Top 12 công ty tư vấn du học Nhật uy tín nhất Việt Nam

Du học Nhật Bản là mơ ước của rất nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, việc...

Cách cài mật khẩu máy tính đơn giản và hiệu quả nhất

Hướng dẫn cách cài mật khẩu máy tính nhanh chóng trên window 10, 8, 7

Đặt mật khẩu cho máy tính không chỉ bảo vệ thông tin cá nhân mà...

Chứng chỉ năng lực xây dựng: Điều kiện, trình tự và thủ tục cấp

Chứng chỉ năng lực xây dựng là gì? Điều kiện, trình tự và thủ tục cấp

Trong lĩnh vực xây dựng, chứng chỉ năng lực xây dựng không chỉ là yêu...

Bao lâu thi sát hạch chứng chỉ kế toán viên

Bao lâu thi sát hạch chứng chỉ kế toán viên mới có kết quả?

Bạn đã hoàn thành khóa học kế toán và đang háo hức muốn biết bao...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers