adsads
1200x900 1
Lượt Xem 6 K

Từ chối thư nhận việc không bao giờ là điều dễ dàng, việc gửi thư hủy nhận việc không đúng thời điểm cũng là điều khó khăn đối với bạn. 

Có thể ứng viên phải rời xa gia đình nếu họ chấp nhận làm việc ở một chi nhánh mới, hoặc họ không thể rời bỏ công ty hiện tại vì ứng viên phải hoàn thành các thủ tục bàn giao, hay đơn giản vì mức lương không ổn định. Lúc này ứng viên cần gửi thư từ chối cho nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, từ chối như thế nào để nhà tuyển dụng không mất lòng và đóng lại cánh cửa cơ hội trong tương lai? Hãy xem bài viết dưới đây để tìm cách xử lý khôn khéo nhất.

Đối với công ty bạn cảm thấy không phù hợp

Bảng mô tả công việc cùng với mức lương hấp dẫn sẽ là hai yếu tố hàng đầu khiến bạn quyết định nộp hồ sơ và tham gia phỏng vấn. Tuy nhiên, sau khi quan sát và trao đổi với nhà tuyển dụng, bạn nhận ra rằng có sự khác biệt về văn hóa trong công ty và bạn có thể không hòa nhập được.

Ngay cả khi ứng viên đã hoàn toàn ghi điểm với nhà tuyển dụng và nhận được lời mời làm việc, nhưng họ tự biết rằng khi trở thành nhân viên chính thức, ứng viên sẽ không thể bám trụ được bao lâu. Nhà tuyển dụng cũng nên hiểu rằng, ứng viên lúc này đang phải vắt óc suy nghĩ để đưa ra cách từ chối khéo léo, để không làm bạn khó chịu. Trong trường hợp này, ứng viên sẽ hay biện hộ như “Tôi mới nhận việc từ công ty B, vì vậy tôi không thể làm việc với công ty của bạn” hoặc “Tôi nghĩ rằng công ty của bạn không phù hợp với tiêu chí tối đặt ra”…

Đôi khi ứng viên rất thích công việc này nhưng họ đã xin phép từ chối vì tính cách cá nhân không phù hợp với môi trường văn hóa của công ty, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công việc. Nhà tuyển dụng nên thông cảm rằng đôi khi tính cách ứng viên cũng góp phần không nhỏ đến lợi ích chung của tổ chức. 

Công ty ứng viên mong muốn ứng tuyển

So với việc từ chối một công ty ứng viên không thực sự thích, từ chối một công việc cho một công ty ứng viên thích (hoặc thậm chí là công ty họ mơ ước) thực sự khó hơn nhiều. Do không sắp xếp được ngày kế nhiệm theo yêu cầu của nhà tuyển dụng, hoàn cảnh gia đình đột xuất, hoặc muốn ứng tuyển vào vị trí trưởng phòng Marketing nhưng nhà tuyển dụng lại cung cấp cho ứng viên vị trí kinh doanh,…

Ứng viên có nên phải hối hận rằng họ đã bỏ lỡ cơ hội chỉ có một lần trong đời? Câu trả lời là không. Tuy nhiên, ứng vẫn muốn tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng và gửi lời từ chối nhẹ nhàng đến doanh nghiệp. 

Ứng viên sẽ thẳng thắn nói với nhà tuyển dụng những vấn đề họ gặp phải. Thông thường, ứng viên chỉ cần gửi một email xác nhận, nhưng nếu có thể, họ sẽ chủ động gọi điện để trao đổi trực tiếp với nhà tuyển dụng. 

Mức lương không mong muốn

Không phải lúc nào nhà tuyển dụng cũng chia sẻ thông tin về lương và nhận phản hồi từ ứng viên khi phỏng vấn. Điều này đã khiến nhiều người tìm việc thay đổi suy nghĩ và từ chối nhà tuyển dụng khi thấy mức lương đính kèm trong thư xin việc không tương xứng với năng lực của họ hoặc thấp hơn mức lương hiện tại. 

Nếu ứng viên quan tâm đến công việc và công ty họ đang ứng tuyển, nhưng mức lương không phù hợp, đừng ngần ngại thảo luận vấn đề này trong cuộc trò chuyện của ứng viên với nhà tuyển dụng. Bằng cách cho ứng viên thấy sự nhiệt tình và quyết tâm của bạn để có được họ gia nhập đội ngũ, rất có thể họ sẽ thương lượng lại với sếp để trả một mức lương hợp lý, điều này sẽ khiến ứng viên hài lòng.

Tất nhiên, hãy làm điều này trước khi nhận thư từ chối. Nếu không đạt được thỏa thuận, việc ứng viên từ chối lời mời làm việc cũng sẽ trở nên rõ ràng và dễ dàng hơn khi bắt đầu.

Một số điều cần nhớ

Tuy nhiên, người tìm việc đừng hy vọng nhà tuyển dụng sẽ rời bỏ vị trí chờ bạn, nhất là khi công ty đang cần nhân lực gấp, họ sẽ nhanh chóng lựa chọn một ứng viên khác để thay thế. Do đó, đừng quên suy nghĩ kỹ trước khi quyết định từ chối. 

Song song, nhà tuyển dụng nên dành thời gian trong việc đàm phán nếu ứng viên đã “lọt vào tầm mắt” của bạn. Nếu mọi thứ không thể đi đến kết thúc như mong muốn, nhà tuyển dụng và ứng viên vẫn có thể duy trì mối quan hệ cho những công việc sắp tới. 

>> Xem thêm: Khi sếp ở văn phòng, nhân viên ngồi quán cà phê

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội thú vị cho các chuyên gia pháp chế...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh khỏi của quá trình thích nghi và thay đổi, đặc...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào tạo thực hành trong đó một nhân viên theo dõi,...

Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers