Trên hành trình sự nghiệp của mình, có những lúc bạn phải đối mặt với nhiều “ngã rẽ” và buộc phải đưa ra quyết định sáng suốt nhất cho bản thân. Những “ngã rẽ” ấy chính là khi bạn phải đứng trước lựa chọn tiếp tục ở lại với công việc cũ, hay là rời đi để tìm kiếm một chân trời mới phù hợp với mình hơn.

Vậy câu hỏi được đặt ra là: Vào những thời điểm quyết định như thế, làm cách nào để ta chuyển việc, đổi ngành một cách chuyên nghiệp, đúng đắn nhất? Để tìm ra câu trả lời, hãy cùng VietnamWorks lắng nghe tập 2 của series podcast “Cột Mốc” – với sự dẫn dắt của chị Thái Vân Linh và những chia sẻ sâu sắc từ chị Phạm Thị Hoài Linh Human Resource Director tại Navigos Group nhé!

Chuyển việc, đổi ngành là chiến lược chứ không phải “trò chơi” may rủi

T heo chị Hoài Linh chia sẻ, chuyện chuyển việc, đổi ngành có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời, cho dù bạn là những sinh viên mới tốt nghiệp, hay là những người đi làm đã có nhiều năm kinh nghiệm. Chị Hoài Linh cũng từng phải đối mặt với những lựa chọn khác nhau trên hành trình tìm kiếm sự nghiệp hạnh phúc dành cho mình. Thậm chí trước khi đến với Navigos Group và VietnamWorks và trở thành một chuyên gia chuyên về lĩnh vực tuyển dụng, chị Hoài Linh đã từng làm việc ở công ty Logistic với nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như may mặc, đồ nội thất, thiết kế, nhà hàng, v.v. 

Hầu hết mọi người đều có xu hướng quen thuộc với vùng an toàn của mình, vì thế việc phải đưa ra quyết định chuyển việc, đổi ngành chưa bao giờ là một quyết định dễ dàng. Do đó có thể nói rằng mỗi quyết định chuyển việc, đổi ngành của bạn phải được thiết lập như một chiến lược với các chiến thuật, mục tiêu rõ ràng, chứ không chỉ đơn giản là một “trò chơi” tùy thuộc vào quyết định của “trời cho”.

 

Những câu hỏi quan trọng trước khi quyết định rời đi?

Góc nhìn mới trong tập 2 lần này sẽ giúp bạn trả lời được những câu hỏi?

(1) Có nên chạy theo những ngành Hot?

(2) Khi nào thì nên quyết định chuyển việc, luồng đấu tranh giữa cảm xúc và lý trí?

(3) Công thức nghỉ việc khiến bạn không phải tiếc nuối? 

Tất nhiên, để trả lời được những câu hỏi này, bạn cần phải hiểu rõ bản thân mình, hiểu rõ công việc mình đang nhắm tới và cả tình hình của thị trường hiện tại. Trích chia sẻ chị Hoài Linh:

“Để có thể đi theo mục tiêu của mình thì dựa rất nhiều vào niềm đam mê, bởi vì khi có những xao lãng khác thì lý trí cùng với niềm đam mê này sẽ kéo mình quay trở lại”.

Quyết định nhảy việc không thể chỉ dựa trên những cảm xúc nhất thời, mà buộc phải đặt vào đó cả sự lý trí và phân tích sâu sắc. Tuy nhiên, không phải là tất cả những gì dựa trên cảm xúc sẽ bị bác bỏ. Khi đứng trước sự lưỡng lự, phân vân về việc có nên đổi nghề, chị Hoài Linh cho rằng bạn nên chấp nhận những cảm xúc hiện tại của mình, nhưng đồng thời cũng nên dùng lý trí để kiểm soát nó nhằm đưa ra quyết định chính xác và thích hợp nhất.

 

Học cách rời đi chuyên nghiệp và có trách nhiệm

Cuối cùng, khi bạn đã đưa ra được quyết định nghỉ việc cũ và tìm kiếm nơi chốn mới, bạn cần phải học cách rời đi sao cho chuyên nghiệp và có trách nhiệm nhất. Thái độ và cách thức khi bạn rời công việc cũ có thể gây tác động tích cực hoặc thậm chí là tiêu cực tới thương hiệu cá nhân của chính bạn.

Ở giai đoạn này, bạn cần phải bàn giao công việc với công ty cũ và người mới thay thế vị trí của bạn. Nếu bạn có thể xử lý và bàn giao mọi việc một cách êm đẹp, những đóng góp của bạn trong suốt quá trình làm việc vẫn sẽ được trân trọng, đề cao. Ngược lại nếu bạn chọn cách giải quyết hời hợt và làm cho mọi thứ rối tung lên, rất có nguy cơ những đóng góp, nỗ lực trước đó của bạn sẽ bị phủ nhận thiếu chuyên nghiệp.

 

Lời kết

Với nội dung ở tập 2 của series podcast “Cột Mốc”, chị Thái Vân Linh và chị Phạm Thị Hoài Linh – Human Resource Director của Navigos Group đã cho các khán giả một góc nhìn sâu sắc hơn về câu chuyện chuyển việc, đổi ngành. Như Harvey Mackay đã từng nói: “Thành công đến vào khoảnh khắc con người đưa ra quyết định – People become successful the minute they decide to” , liệu việc chuyển ngành, đổi việc của bạn có dẫn lối đến cánh cửa thành công hay không nằm ở cách mà bạn đưa ra các quyết định và lựa chọn ấy.

Hành trình “Cột Mốc” chưa dừng lại ở đó, sẽ còn rất nhiều điều thú vị cùng những bài học quý giá đang chờ đón bạn cùng host Thái Vân Linh và các khách mời kế tiếp. Cùng chờ đợi những “Cột Mốc” tiếp nối trong sự nghiệp thông qua các bài viết sắp tới được phát sóng vào lúc 20h thứ Năm hàng tuần bạn nhé!

 

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers