adsads
Shutterstock 2280867701
Lượt Xem 2 K

Nhiều áp lực hơn trong công việc

Là một nhân viên tại công ty, bạn chịu trách nhiệm hoàn thành một vài nhiệm vụ nhất định trong một khung thời gian nhất định. Tuy nhiên, với tư cách là người quản lý, công việc của bạn là đảm bảo rằng nhiều người đang thực hiện công việc của họ một cách chính xác và đúng hạn. Quản lý một nhóm người có nghĩa là giám sát không chỉ các cá nhân mà còn một số vấn đề liên quan.

Điều này cũng có nghĩa bạn sẽ là người chịu trách nhiệm đầu tiên khi mọi việc không diễn ra suôn sẻ. Kết quả là, khi bạn đảm nhận vai trò quản lý, trách nhiệm của bạn sẽ tăng lên, và áp lực cũng thì thế tăng theo. Và điều này có thể ảnh hưởng không chỉ đến thái độ về công việc của bạn, mà cả triển vọng tương lai nói chung.

Dành nhiều thời gian hơn cho các cuộc họp

Mặc dù các cuộc họp là một phần trong công việc của người lao động ở mọi cấp độ khác nhau, nhưng khi bạn trở thành người quản lý, lịch trình của bạn sẽ có nhiều cuộc họp hơn. Trang web nghề nghiệp The Muse báo cáo rằng các nhà quản lý cấp trung thường dành khoảng 35% thời gian của họ cho các cuộc họp, và những người quản lý cấp cao hơn thường dành 50% thời gian cho việc này.

Lịch họp dày đặc không chỉ có thể ảnh hưởng đến năng suất của bạn mà còn có thể gây căng thẳng về tinh thần. Hãy đối mặt với nó. Thật không dễ dàng khi dành từ bốn giờ trở lên mỗi ngày để thảo luận về các vấn đề công việc một cách nhàm chán, và mặc dù một số cuộc họp đó có thể hữu ích, nhưng bạn có thể nhận ra rằng một vài buổi họp đó thật phí thời gian.

Điều này không có nghĩa là bạn không chấp nhận cương vị quản lý chỉ vì bạn sẽ phải họp nhiều hơn, nhưng hãy lưu ý rằng bạn có thể sẽ có ít thời gian hơn cho bản thân nếu bạn chọn làm quản lý. Hơn nữa, dành quá nhiều thời gian để họp có thể dẫn đến tần suất tăng ca nhiều hơn. Và dù đây không phải là việc hiếm gặp khi trở thành quản lý, nhưng đây là điều bạn nên cân nhắc trước khi tiếp nhận vai trò.

Có ít thời gian để làm công việc yêu thích

Khi bạn là một nhân viên trong một nhóm, bạn thường được giao những việc cụ thể để làm, cho dù đó là viết nội dung tiếp thị hay gặp gỡ khách hàng. Tuy nhiên, khi trở thành quản lý, bạn có thể không có cơ hội để thực hiện các công việc mà bạn thích. Bởi vì rất nhiều thời gian của bạn có thể sẽ được dành để giải quyết các vấn đề giữa các bộ phận, viết đánh giá hiệu suất, kỷ luật nhân viên khi cần thiết và thực hiện các nhiệm vụ khác mà các nhà quản lý thường phải chịu trách nhiệm.

Nếu bạn thích những công việc hàng ngày trong công việc của mình, hãy lưu ý rằng, một khi chuyển sang vai trò quản lý, bạn có thể không còn thời gian làm những điều đó nữa. Hãy chắc rằng bạn hiểu rõ vị trí quản lý này, bởi mặc dù chức danh này nghe có vẻ hay về mặt lý thuyết, nhưng thực tế có thể bạn sẽ không thích nó.

Tất cả chúng ta đều muốn thăng tiến và phát triển sự nghiệp, nhưng đôi khi chuyển sang vai trò quản lý không phải là điều tốt nhất. Nếu bạn muốn thăng tiến tại công ty của mình mà không phải đảm nhận các nhiệm vụ cụ thể có xu hướng đi kèm với việc trở thành người quản lý, bạn nên cân nhắc xem liệu có giải pháp thay thế nào không. Ví dụ, bạn có thể tìm kiếm một cơ hội thăng tiến lên trưởng nhóm, nơi bạn sẽ tiếp tục tham gia vào các công việc đương thời nhưng đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn. Trở thành người quản lý có thể là một bước tiến vững chắc trong sự nghiệp, nhưng đừng đảm nhận trừ khi bạn tin chắc rằng điều này sẽ thực sự khiến bạn hạnh phúc.

Hy vọng qua bài viết này, VietnamWorks đã giúp bạn hiểu rõ hơn về 3 vấn đề mà người quản lý cần phải biết trước khi đảm nhận vai trò, hãy đọc và suy nghĩ thật kỹ xem bản thân đã phù hợp với vị trí mới này hay chưa nhé!

Xem thêm: Tố chất của lãnh đạo: Do trui rèn hay nhờ khả năng thiên bẩm?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Xây dựng chương trình đào tạo thực tập sinh chuẩn chỉnh để tìm thấy "kim cương trong đá"

Xây dựng một chương trình thực tập sinh chuẩn chỉnh là một phần quan trọng của việc phát triển tương lai của tổ chức. Việc...

Nghệ thuật khai phá năng lực nhân viên: Sếp hãy bắt đầu giao "việc lớn"

Là một nhà lãnh đạo, bạn luôn mong muốn đội ngũ nhân viên của mình phát triển, cống hiến hết tiềm năng và đóng góp...

Truyền cảm hứng chính là một loại năng lực, vậy làm sao để trở thành một người sếp truyền cảm hứng?

Truyền cảm hứng không chỉ là một kỹ năng, mà còn là một loại năng lực quan trọng đối với bất kỳ người lãnh đạo...

Bạn có sẵn sàng tuyển dụng nhân viên cũ?

Chắc hẳn, trong sự nghiệp làm việc của mỗi người, có những quyết định đánh dấu những bước ngoặt quan trọng. Đối với nhân sự,...

Internal Recruitment - nhân tài tưởng xa tận chân trời nhưng gần ngay trước mắt

Trong hành trình không ngừng mở rộng và phát triển, mỗi doanh nghiệp đều tìm kiếm những ‘ngôi sao’ sáng giá để gia nhập đội...

Bài Viết Liên Quan

Xây dựng chương trình đào tạo thực tập sinh chuẩn chỉnh để tìm thấy "kim cương trong đá"

Xây dựng một chương trình thực tập sinh chuẩn chỉnh là một phần quan trọng...

Nghệ thuật khai phá năng lực nhân viên: Sếp hãy bắt đầu giao "việc lớn"

Là một nhà lãnh đạo, bạn luôn mong muốn đội ngũ nhân viên của mình...

Truyền cảm hứng chính là một loại năng lực, vậy làm sao để trở thành một người sếp truyền cảm hứng?

Truyền cảm hứng không chỉ là một kỹ năng, mà còn là một loại năng...

Bạn có sẵn sàng tuyển dụng nhân viên cũ?

Chắc hẳn, trong sự nghiệp làm việc của mỗi người, có những quyết định đánh...

Internal Recruitment - nhân tài tưởng xa tận chân trời nhưng gần ngay trước mắt

Trong hành trình không ngừng mở rộng và phát triển, mỗi doanh nghiệp đều tìm...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers