adsads
Untitled design 68
Lượt Xem 923

Những áp lực đến từ công việc và cuộc sống khiến bạn cảm thấy kiệt sức? Bạn đã cố gắng làm rất chăm chỉ nhưng không thể cân bằng được giữa cuộc sống và công việc? Tại sao lại như thế trong khi người khác cũng có 24 tiếng đồng hồ như bạn, nhưng họ đã làm được rất nhiều thứ? Đừng lo lắng, 4 cách quản lý công việc hiệu quả trong bài viết sẽ giúp bạn.

 

1/ Cách quản lý công việc: Thiết lập lại công việc bằng cách lập kế hoạch

Lập kế hoạch cho những công việc cần làm là cách tốt nhất giúp bạn quản lý công việc hiệu quả.

Các bước để lập kế hoạch công việc:

  • Đặt ra mục tiêu: Mục tiêu mà bạn muốn đạt được trong công việc là gì? Nó có thể là mục tiêu có những mốc thời gian cụ thể. Ví dụ: Hoàn thành báo cáo lúc 14 giờ ngày 10/9/2019
  • Liệt kê các công việc: Bạn cần làm những công việc gì để có thể đạt được mục tiêu? Khi đã có được múc tiêu, tự khắc bạn sẽ biết được mình nên làm gì để đạt được mục tiêu mình muốn. Hãy liệt kê những công việc này ra giấy để không bỏ sót những công việc quan trọng.
  • Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên: Sau khi có được danh sách các công việc cần thực hiện, hãy sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên. 
  • Bắt đầu tiến hành công việc theo đúng kế hoạch đã lập ra một cách linh động.

 

2/ Cách quản lý công việc: Học cách từ chối với những lời mời

Thật ra việc đảm bảo các mối quan hệ luôn được xây dựng tốt không hẳn là bạn phải luôn đồng ý với những lời mời từ các cuộc hẹn. Hãy cân nhắc những cuộc hẹn quan trọng và không quan trọng, nên đi và không nên đi để đưa ra quyết định phù hợp.

Một số cuộc hẹn phát sinh có thể khiến lịch làm việc đã xây dựng bị thay đổi. Điều này sẽ làm ảnh hướng ít nhiều đến công việc của bạn. Do đó, đừng bao giờ vì “cả nể” mà đồng ý. Tất nhiên, nếu cuộc hẹn thật sự quan trọng, bạn có thể linh động thay đổi lịch làm việc của mình.

Một số lý do từ chối không để mất lòng bạn bè:

  • Bận đưa mẹ/người thân đi khám sức khỏe định kỳ…
  • Bận giúp đỡ bạn bè dọn nhà/ di chuyển nhà cửa…
  • Có cuộc họp đột xuất
  • Sức khỏe không tốt và cần đi kiểm tra

Bạn bè sẽ dễ dàng thông cảm cho bạn hơn khi bạn từ chối họ với những lý do không thể trách móc hay buồn lòng. Lời lẽ nhẹ nhàng, thái độ chân thành sẽ giúp bạn “giữ lửa” cho mối quan hệ mặc dù không thể thường xuyên họp mặt.

 

3/ Cách quản lý công việc hiệu quả: Kiểm soát bản thân

Kiểm soát bản thân là cách quản lý công việc hiệu quả nhất mà bạn không nên xem thường. Chúng ta luôn bị chi phối bởi rất nhiều công việc và đặc biệt là mạng xã hội, phim ảnh, ti vi,…

Vì thế, hãy kiểm soát bản thân, đừng để bị “quyến rũ” bởi những việc không quan trọng. Một số cách giúp bạn có thể chú ý tập trung hơn vào công việc cần làm:

  • Đặt điện thoại cách xa bàn làm việc ít nhất 5 mét (với khoảng cách này thì bạn sẽ không thể nào đang làm việc lại với tay lướt nhẹ facebook)
  • Tắt hết ti vi, các thiết bị có thể gây ra tiếng ồn (đặc biệt là đừng bật bộ phim mà bạn yêu thích khi đang làm việc, vừa làm việc vừa liếc mắt sang sẽ khiến bạn thiếu tập trung và mất nhiều thời gian)
  • Tìm kiếm không gian yên tĩnh để làm việc cũng là một cách giúp hoàn thành công việc hiệu quả hơn. Nếu ở nhà khiến bạn bị bí bách và ngột ngạt, hãy tìm một quán nước có nhiều cây xanh và không khí trong lành để đổi gió.

 

4/ Chăm sóc bản thân để có sức khỏe tốt

Cơ thể không khỏe mạnh sẽ khiến não bộ không thể hoạt động ở công suất tốt nhất. Những ý tưởng hay sẽ không thể nảy sinh khi bạn trong trạng thái mệt mỏi. Vì vậy, nếu muốn quản lý công việc hiệu quả, bạn nên chăm sóc tốt cho sức khỏe của bản thân.

Một số cách để chăm sóc sức khỏe:

  • Tập thể thao, yoga (nếu không có thời gian đến phòng tập, tìm kiếm trên mạng một vài bài tập đơn giản tại nhà cũng là một ý hay, hoặc bạn có thể lựa chọn chạy bộ gần nhà…)
  • Ăn uống điều độ, bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể
  • Thư giãn và dành thời gian cho gia đình hoặc bạn bè để tâm trạng thư thái

Với 4 cách giúp quản lý công việc hiệu quả trong bài viết, mong rằng bạn đã có được những thông tin hữu ích. Hãy tắt máy và thực hiện ngay các bước trên để cân bằng lại công việc và cuộc sống của mình bạn nhé.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu rõ hơn về khách hàng của mình. Áp dụng các...

Headcount là gì? Bí mật quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp

Headcount không chỉ đóng vai trò trong việc đếm số lượng nhân viên mà còn là công cụ quản lý quan trọng giúp doanh nghiệp...

Sampling là gì? Khám phá vai trò của Sampling trong marketing

Thay vì chỉ đơn thuần mô tả hoặc quảng cáo trên các kênh truyền thông, Sampling cho phép người tiêu dùng có cơ hội trải...

Procurement là gì? Những kỹ năng quan trọng của một Procurement

Procurement là gì? Những kỹ năng cần có trong ngành nghề này là gì? Mọi thắc mắc sẽ được HR Insider giải đáp thông qua...

Executive là gì? Yêu cầu cần có cho vị trí Executive là gì?

Nhân viên ở vị trí Executive thường có kinh nghiệm làm việc lâu năm, sở hữu kiến thức chuyên sâu và đảm nhận các nhiệm...

Bài Viết Liên Quan

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu...

Headcount là gì? Bí mật quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp

Headcount không chỉ đóng vai trò trong việc đếm số lượng nhân viên mà còn...

Sampling là gì? Khám phá vai trò của Sampling trong marketing

Thay vì chỉ đơn thuần mô tả hoặc quảng cáo trên các kênh truyền thông,...

Procurement là gì? Những kỹ năng quan trọng của một Procurement

Procurement là gì? Những kỹ năng cần có trong ngành nghề này là gì? Mọi...

Executive là gì? Yêu cầu cần có cho vị trí Executive là gì?

Nhân viên ở vị trí Executive thường có kinh nghiệm làm việc lâu năm, sở...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers