adsads
4 cach tao an tuong voi sep moi 3
Lượt Xem 5 K

Hãy bắt đầu tạo ấn tượng với sếp mới càng nhanh càng tốt, cho họ biết giá trị của bạn và tạo quan hệ với họ. Nếu họ không biết về giá trị của bạn, có thể họ sẽ ra những quyết định mà chỉ có bạn chịu thiệt thòi vì không được đánh giá năng lực đúng.

 

Hãy áp dụng 4 cách này để tạo ấn tượng và kết nối với sếp mới.

 

Phát biểu trong cuộc họp

Nếu bạn từng là một thành viên thụ động hay chỉ đóng vai trò hỗ trợ đằng sau, đây là cơ hội để tỏa sáng. Hãy là một người đóng góp tích cực, sếp mới sẽ chú ý và xem bạn như một thành viên năng nổ trong nhóm, đây sẽ là một tín hiệu tốt cho biết bạn cũng là một nhân tố quan trọng của nhóm.

 

Tạo cơ hội cho một cuộc gặp gỡ riêng

Nếu sếp bạn chưa tổ chức một cuộc họp gặp riêng từng thành viên trong nhóm, hãy tự tạo cơ hội cho một buổi gặp để nói chuyện và cho họ biết tổng quan về công việc của bạn và để họ hiểu rõ hơn về bạn. Cuộc nói chuyện này còn giúp bạn và sếp tìm ra cách giao tiếp tốt nhất cho cả 2 và tạo được mối quan hệ làm việc tốt sau này.

 

Cập nhật thông tin công việc thường xuyên

Bạn không cần thiết phải thể hiện mình là một nhân viên tốt bằng cách làm theo “lệnh” sếp 100%. Bạn chỉ cần cập nhật tiến độ của công việc đang làm một cách rõ ràng và tổng quát để sếp nắm rõ. Nếu bạn thể hiện được mình luôn sắp xếp công việc một cách khoa học và hoàn thành công việc đúng thời hạn, sếp sẽ đánh giá cao sự chuyên nghiệp của bạn.

 

Tích cực hướng dẫn và kết nối với sếp

Thực ra là sếp nhưng họ cũng là “lính mới” trong công ty hoặc trong team của bạn, họ cũng đang trong quá trình làm quen với công việc và công ty, những đồng nghiệp và nhân viên mới. Hãy năng động chia sẻ những thông tin hữu ích về công việc, công ty hay những phần mềm, công cụ giúp sếp nhanh chóng làm quen với công việc. Biết đâu bạn sẽ nhận lại những chia sẻ từ họ về công việc, kinh nghiệm hay những kỹ năng hay ho nào khác nữa.

 

Nếu bạn gây được ấn tượng là một nhân viên năng động, nhiệt tình trong công việc, sếp mới sẽ đánh giá bạn là một nhân tố quan trọng trong team, và họ có thể xem xét cho bạn cùng làm việc trong những dự án quan trọng hoặc đảm đương những vị trí tiềm năng sắp tới.

 

– HR Insider –

adsads
Bài Viết Liên Quan

Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

Nếu ví văn phòng là khán đài, Sếp là khán giả thì có rất nhiều kiểu đồng nghiệp sẽ trở thành “diễn viên giỏi” tham...

Quay lại tìm việc "văn phòng" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

Tôi nay 27 tuổi, vừa khởi nghiệp thất bại với ước mơ làm ông chủ nhỏ quán café vintage của mình. Sau gần cả tháng...

Quiet Managing: Phong cách quản lý thầm lặng sẽ giúp kháng stress của nhân viên như thế nào?

So với các phong cách quản lý truyền thống từ xưa đến nay, nhiều nhân sự trẻ hiện nay cho biết người sếp có phong...

Kỹ năng “nhỏ mà có võ” giúp gắn kết với sếp: Văn hoá phản hồi trong công việc

Việc phản hồi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi từ đồng nghiệp hay cấp trên cũng là một dạng kỹ năng giao tiếp mà nhiều...

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Đồng nghiệp thân thiết là một trong số ít động lực tinh thần to lớn giúp bạn vui vẻ làm việc ở công ty mỗi...

Bài Viết Liên Quan

Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

Nếu ví văn phòng là khán đài, Sếp là khán giả thì có rất nhiều...

Quay lại tìm việc "văn phòng" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

Tôi nay 27 tuổi, vừa khởi nghiệp thất bại với ước mơ làm ông chủ...

Quiet Managing: Phong cách quản lý thầm lặng sẽ giúp kháng stress của nhân viên như thế nào?

So với các phong cách quản lý truyền thống từ xưa đến nay, nhiều nhân...

Kỹ năng “nhỏ mà có võ” giúp gắn kết với sếp: Văn hoá phản hồi trong công việc

Việc phản hồi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi từ đồng nghiệp hay cấp trên...

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Đồng nghiệp thân thiết là một trong số ít động lực tinh thần to lớn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers