adsads
4 cau tra loi thong minh cho ly do nhay viec 3
Lượt Xem 89 K

Cách trả lời hay nhất cho câu hỏi này chính là: Hãy tập trung vào những gì bạn mong chờ sẽ tới, và để lại đằng sau những nguyên nhân tiêu cực.

 

Tùy vào lý do của bạn là gì, hãy trả lời thông minh và khéo léo nhất. Hãy tham khảo bốn cách trả lời thông minh cho từng lý do khác nhau mà VietnamWorks hướng dẫn cho bạn nhé:

 

Bạn muốn tăng lương

 Ai mà không muốn mình được trả lương cao. Đó là một nhu cầu chính đáng, nhưng có lẽ đó không phải là một lý do hay trong cuộc phỏng vấn. Thay vì vậy, hãy hướng nó về một lý do liên quan đến phát triển sự nghiệp. Tham khảo câu trả lời sau:

 

“Trong 3 năm làm việc tại công ty cũ, tôi đã có cơ hội phát triển kỹ năng của mình rất tốt: lập kế hoạch, nghiên cứu, đánh giá, tìm hiểu thị trường… Công việc đã cho tôi rất nhiều kinh nghiệm và tôi rất sẵn lòng cống hiến cho công việc. Tuy nhiên, tôi đã sẵn sàng gia nhập vào một nơi đánh giá cao kỹ năng của mình và cho phép tôi sử dụng chúng đầy đủ nhất.”

 

Sếp của bạn không tốt

 Nếu lý do nhảy việc là do sếp của bạn, hãy trả lời một cách trung lập rằng bạn và sếp có hai hướng đi khác biệt và thêm một câu nhận xét tốt về công ty. Đây là cách trả lời thông minh:

 

“Tôi nhận thấy sự lãnh đạo của nhóm tôi đang đi theo một hướng khác, mà tôi thì lại thích làm việc trong một môi trường cộng tác hơn. Tuy vậy tôi vẫn thích sứ mệnh của công ty cũ, thật là một quyết định khó khăn để ra đi nhưng tôi tin đây là một quyết định đúng.”

 

Bạn muốn thăng chức

 Đây có lẽ là lý do mạo hiểm nhất khi muốn nhảy việc. Cho dù lý do của bạn là gì, hãy thêm một vài điểm tích cực vào câu trả lời.

 

“Tôi sẵn sàng cho thử thách tiếp theo trong sự nghiệp của mình. Tôi yêu những đồng nghiệp và các dự án mình đã từng làm, nhưng tôi nhận ra tôi chưa được thử thách như cách mà tôi muốn, thay vì cứ mãi trong vùng an toàn, tôi quyết định ứng tuyển vào một vị trí mà tôi có thể phát triển thêm.”

 

Bạn đã không còn hứng thú với công việc

 Thay vì kể lể công việc không tốt, không phát triển, bạn có thể chỉ ra một vài điểm đưa bạn đến vị trí đang tuyển này, tại sao công việc hiện tại không thích hợp và bạn mong muốn gì cho công việc mới. Và điều bạn cần làm là làm cho câu trả lời trở nên nhẹ nhàng hơn:

 

“Tôi đã từng rất hứng khởi khi bắt đầu công việc nhân viên kinh doanh và mong muốn phát triển sự nghiệp lên vị trí Trưởng phòng kinh doanh. Càng gắn bó lâu với công việc telesales, tôi thấy tôi cần phát triển kỹ năng đàm phán hơn để phát triển lâu dài lên vị trí mà tôi mong muốn. Thế nhưng tôi vẫn chưa có cơ hội ở công ty hiện tại. Do đó tôi muốn tìm một công việc mới thử thách hơn và cho tôi nhiều cơ hội để phát triển kỹ năng đàm phán và những kỹ năng khác.”

 

Lời kết:

 Bạn có nhận ra tất cả những câu trả lời trên này đều đề cập đến những điều tốt đẹp, tích cực về công việc trước đó của bạn? Việc kể lể những điều tiêu cực ở công ty cũ không giúp ích gì cho bạn trong các cuộc phỏng vấn, hãy luôn tích cực và hướng về tương lai. Đó là cách mà ứng viên thông minh ghi điểm với nhà tuyển dụng.

 

– HR Insider / VietnamWorks –

adsads
Bài Viết Liên Quan

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn theo những lời hứa hẹn hấp dẫn từ nhà tuyển...

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều nhân sự vẫn chưa biết rằng thực tế mọi...

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi gió” hơn, đồng thời đón nhận được nhiều cơ hội...

Sếp rời đi cuối năm: Làm sao để thích nghi và duy trì động lực làm việc?

Cuối năm bộn bề công việc, Sếp của bạn lại chuẩn bị rời đi. Điều này khiến nhiều nhân viên cảm thấy bối rối, không...

Sự hài lòng trong sự nghiệp: Làm sao để gắn bó và thấy giá trị ở công việc hiện tại?

Bạn có đang cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại mình đang làm? Hãy tìm thấy giá trị của công việc và học...

Bài Viết Liên Quan

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn...

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI),...

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi...

Sếp rời đi cuối năm: Làm sao để thích nghi và duy trì động lực làm việc?

Cuối năm bộn bề công việc, Sếp của bạn lại chuẩn bị rời đi. Điều...

Sự hài lòng trong sự nghiệp: Làm sao để gắn bó và thấy giá trị ở công việc hiện tại?

Bạn có đang cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại mình đang làm?...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers