adsads
Untitled design 238
Lượt Xem 3 K

Ngày nay, thuyết trình là một kỹ năng quan trọng mà ở bất cứ không gian, ngành nghề nào đều cần thiết. Thế nhưng, còn rất nhiều người đặc biệt là các bạn trẻ chưa có kỹ năng trình bày tốt. Vì vậy, bài viết hôm nay, chúng tôi đưa ra 6 tips giúp bạn cải thiện kỹ năng thuyết trình của mình.

 

1. Tìm hiểu khán giả của bạn

Bước đầu tiên trong việc chuẩn bị cho bất kỳ bài thuyết trình nào đó là phải tìm hiểu rõ về đối tượng của bạn. Ai sẽ là khán giả của bạn? Họ ở độ tuổi nào? Ngành nghề nào?…

Việc hiểu rõ về khán giả sẽ cho phép bạn lựa chọn và chỉnh sửa nội dung bài thuyết trình theo đúng mong đợi của họ. Bạn sẽ không thể trình bày một bài cho một nhóm học sinh trung học quan tâm đến kinh doanh tương tự như một bài bạn trình bày trong phòng bao gồm những nhà khởi nghiệp, CEOs,… Bởi vì những kỳ vọng và mức độ hiểu biết sẽ ở các cấp độ hoàn toàn khác nhau.

Bạn càng hiểu rõ đối tượng của bạn thì khả năng thành công của bài thuyết trình càng cao. Điều này sẽ giúp bài trình bày của bạn phù hợp, nổi bật và đáng nhớ với họ.

 

2. Sử dụng cấu trúc để xây dựng trên ý tưởng

Nếu tất cả những điểm bạn muốn trình bày chỉ được tung ra một cách ngẫu nhiên. Điều đó sẽ khiến người nghe khó có thể nắm bắt được nội dung bài thuyết trình. Có thể sẽ có những người thích bài thuyết trình của bạn nếu họ nhớ nó và nó có những điều mà họ quan tâm. 

Tuy nhiên, khả năng đó là khá ít. Nếu bạn chuẩn bị một cấu trúc bài trình bày của mình theo cách mà chia ra mỗi phần. Thông điệp gửi đến rõ ràng sẽ giúp khán giả liên hệ với nội dung và tạo liên kết logic giữa các phần.

Đây là một cách tuyệt vời để làm cho những ý tưởng phức tạp trở nên dễ dàng hơn để khán giả hiểu và ghi nhớ. 

 

3. Sử dụng hình ảnh thuyết trình

Một công cụ tuyệt vời khác để củng cố những ý tưởng đó trong tâm trí khán giả của bạn là sử dụng hình ảnh như biểu đồ, hình ảnh,… để minh họa và truyền đạt. Nếu bạn không sử dụng cách tiếp cận này trong bài thuyết trình, có nghĩa là bạn đã thất bại 50%. 

Sử dụng hình ảnh là một công cụ truyền tải thông tin vô cùng mạnh mẽ. Một hình ảnh duy nhất có thể truyền tải thông tin giống như một câu nói: “Một bức tranh đáng giá 1000 từ”.

Việc bạn đứng trước khán giả của mình và trình bày nội dung bằng lời nói sẽ làm cho buổi thuyết trình sẽ vô cùng nhàm chán và tồi tệ. Nhưng nếu bạn có thể trực quan hóa dữ liệu bằng hình ảnh, bạn có thể giúp khán giả hiểu ngay lập tức. Việc ghi nhớ sẽ tăng trưởng 200% khi được truyền đạt bằng hình ảnh.

 

4. Sự lặp lại

Trong bất cứ bài thuyết trình nào đều có những điểm chính cần nhấn mạnh. Khán giả có thể theo dõi thông tin trong bài thuyết trình của bạn từ bước này sang bước khác. 

Điều này khuyến khích mọi người ghi nhớ những điểm chính của bài thuyết trình và giúp nội dung gắn kết lại một lần nữa. Tuy nhiên, bạn không nên lặp lại quá nhiều lần. Có thể nó sẽ gây nhàm chán cho người nghe.

 

5. Có những câu chuyện trong bài thuyết trình

Sự khác biệt giữa một bài thuyết trình trung bình và một bài thuyết trình hay tuyệt vời khiến khán giả thích thú là cách bạn truyền đạt thông tin. Và bên cạnh việc sử dụng hình ảnh, thì kể những câu chuyện, bài học cũng là một công cụ tuyệt vời.

Bạn đang tạo ra một khoảnh khắc trong bài thuyết trình giúp nội dung và cảm xúc dễ đi vào lòng người nghe. Kéo họ vào chính câu chuyện của mình.

Tốt nhất là hãy lấy câu chuyện của chính mình, trải nghiệm của chính mình. Trường hợp, bạn không còn biết nói gì, thì có thể sử dụng những câu chuyện truyền cảm hứng của những nhân vật nổi tiếng.

Và quan trọng là, đó phải là những câu chuyện thật sự, những dẫn chứng, bài học đã xảy ra trong thực tế. Nếu bạn không trung thực, bạn sẽ mất tất cả uy tín. 

 

6. Rèn luyện sự tự tin bằng cách thực hành

Tự tin vào những điều bạn làm là yếu tố quan trọng nhất của một bài thuyết trình thành công. Có yếu tố này, bạn như đang nắm giữ quyền lực đối với tất cả những gì bạn nói. Nhưng bạn sẽ không phát triển được sự tự tin nếu như bạn không thực hành. 

Bạn cần phải nắm rõ tất cả nội dung, thậm chí còn cần sắp xếp những câu nói như thế nào. Bạn cần biết slide tiếp theo sẽ là gì để có thể chuyển đổi một cách trơn tru. Điều đó giúp bài thuyết trình của bạn tự nhiên và mạch lạc hơn. 

Thay vì ngồi trước máy tính xem và đọc trong vô thức, bạn hãy đứng lên và tập nói thử. Hãy mời một số bạn bè tới nghe và yêu cầu họ đưa ra một số phản hồi về cách trình bày của bạn. 

Đó là những gì chúng tôi muốn bạn làm để có một bài thuyết trình thật hoàn hảo. Chúc bạn luôn thành công trong công việc và cuộc sống!

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu rõ hơn về khách hàng của mình. Áp dụng các...

Headcount là gì? Bí mật quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp

Headcount không chỉ đóng vai trò trong việc đếm số lượng nhân viên mà còn là công cụ quản lý quan trọng giúp doanh nghiệp...

Sampling là gì? Khám phá vai trò của Sampling trong marketing

Thay vì chỉ đơn thuần mô tả hoặc quảng cáo trên các kênh truyền thông, Sampling cho phép người tiêu dùng có cơ hội trải...

Procurement là gì? Những kỹ năng quan trọng của một Procurement

Procurement là gì? Những kỹ năng cần có trong ngành nghề này là gì? Mọi thắc mắc sẽ được HR Insider giải đáp thông qua...

Executive là gì? Yêu cầu cần có cho vị trí Executive là gì?

Nhân viên ở vị trí Executive thường có kinh nghiệm làm việc lâu năm, sở hữu kiến thức chuyên sâu và đảm nhận các nhiệm...

Bài Viết Liên Quan

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu...

Headcount là gì? Bí mật quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp

Headcount không chỉ đóng vai trò trong việc đếm số lượng nhân viên mà còn...

Sampling là gì? Khám phá vai trò của Sampling trong marketing

Thay vì chỉ đơn thuần mô tả hoặc quảng cáo trên các kênh truyền thông,...

Procurement là gì? Những kỹ năng quan trọng của một Procurement

Procurement là gì? Những kỹ năng cần có trong ngành nghề này là gì? Mọi...

Executive là gì? Yêu cầu cần có cho vị trí Executive là gì?

Nhân viên ở vị trí Executive thường có kinh nghiệm làm việc lâu năm, sở...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers