• .
adsads
Untitled design 3
Lượt Xem 20 K

 

Theo thống kê, thời gian nhảy việc trung bình của thế hệ Millennials chỉ rơi vào khoảng 5 năm đổ lại. Điều này khiến nhiều thế hệ cũ có cái nhìn tiêu cực về hiện tượng này. Thế nhưng, trên thực tế, nếu nhìn sâu vào tình hình chung của thị trường, bạn có thể hiểu được lý do tại sao thế hệ trẻ lại ưa thích chuyện nhảy việc

Nhảy việc – Lựa chọn ích kỷ hay lợi ích cho đôi bên?

Nhảy việc là tình trạng cả nhân viên và nhà tuyển dụng đều mắc kẹt trong vị trí làm việc hiện tại, không thể tìm được hướng giải quyết từ hai phía dẫn đến kết quả thay đổi nơi làm việc. Đôi khi, điều đó lại tốt cho cả đôi bên. Đối với thế hệ Millennials, nhảy việc sẽ giúp họ tìm được một vị trí cao hơn hoặc có cơ hội thăng tiến nhanh, mức lương hấp dẫn hơn hay tìm thấy sự phù hợp trong môi trường môi trường văn hóa mới. Khi nhìn nhận ở góc độ tích cực hơn, việc định kiến những cá nhân nhảy việc dường như sẽ giảm đi dần.

Nhà tuyển dụng trong bối cảnh hiện tại có thể nhận thức rằng họ đang thuê những đối tượng hay nhảy việc vì thế hệ trẻ không bao giờ chấp nhận việc sự nghiệp của mình dậm chân tại chỗ.

Thay vì mắc kẹt ở một nơi không đem lại nhiều lợi ích, họ học cách để đưa ra những lựa chọn tốt hơn tốt cho cả bản thân và nhà tuyển dụng.

Liệu có phải người trẻ nhảy việc chỉ vì tiền lương?

Rất nhiều ý kiến cho rằng người trẻ – thế hệ Millennials nhảy việc vì mức lương ở nơi khác hấp dẫn hơn. Họ không thể kiên nhẫn để chờ đợi được “nếm trái ngọt” như thế hệ tiền bối của mình. Tuy nhiên, điều này có thể không đúng với tất cả đối tượng nhảy việc.

Nhiều bạn trẻ chia sẻ họ sẵn sàng nhảy việc và chấp nhận một công việc với mức lương cắt giảm thấp hơn hẳn so với vị trí cũ để tìm được nơi làm việc phù hợp, đặc biệt là khi họ gặp vấn đề về văn hóa công ty hay môi trường làm việc.

Những yếu tố khác là nguyên nhân dẫn đến chuyển đổi công việc có thể kể đến như có quá nhiều việc phải làm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nhận thức về môi trường hay các mối quan hệ xung quanh đang rạn nứt, suy nghĩ về việc lập gia đình,.. Khi một vị trí mới phù hợp với các giá trị người trẻ quan tâm, nhiều khả năng đó sẽ là lựa chọn “dài hơi” dành cho họ thay vì bến đỗ tạm thời này.

Vậy thế hệ trẻ khi nhảy việc như thế có gọi là ích kỷ? Theo một nghiên cứu mới đây, việc gắn bó với cùng một nhà tuyển dụng trong hơn hai năm khiến nhân viên nhận được 50% hoặc cao hơn mức lương hàng năm của mình. Thế nhưng, hầu hết người trẻ lại lựa chọn các công ty mới vì họ nhìn thấy có nhiều khả năng để phát triển sự nghiệp hơn ở vị trí hiện tại. Với thế hệ Millennials, khi có cơ hội, họ phải biết cách nắm bắt. Điều này quả thật là tin xấu với những nhà tuyển dụng có quy mô nhỏ khi họ phải tìm cách giữ chân những người trẻ tuổi ở lại làm việc cho công ty. Bởi lẽ, họ có ít khả năng đưa nhân viên của mình thăng tiến nhanh hơn những tập đoàn quy mô lớn. Cơ hội của họ nằm ở chỗ họ có thể tạo được môi trường làm việc, văn hóa năng động hoặc các đặc quyền khác khiến người trẻ yêu thích và mong muốn được ở lại.

Thế hệ Millennials luôn muốn bản thân có được tiếng nói trong chính sự nghiệp của mình. Họ là tác giả cho quyển sách về lộ trình sự nghiệp của bản thân mình và nhảy việc sẽ giúp người trẻ thoát khỏi những viễn cảnh họ hình dung được về tương lai nghề nghiệp phía trước mình phải trải qua.

Chuyển nơi sống để làm việc – Cám dỗ lớn với người trẻ năng động!

Các Millennials thường có xu hướng kết hôn và sinh con ở lứa tuổi muộn hơn so với thế hệ trước.  Và điều này khiến cho việc luân phiên thay đổi nơi sinh sống để làm việc là một lựa chọn táo bạo, hấp dẫn với nhiều người trẻ.

Theo nghiên cứu của Cornerstone – một công ty sở hữu nhiều năm kinh nghiệm trong việc quản lý nguồn nhân lực, 77% người trẻ sẵn sàng cân nhắc chuyện nhảy việc, thay đổi nơi sống đến một thành phố khác, quốc gia khác và xem đó như một bước chuyển lớn trong sự nghiệp.

Các sinh viên khi mới ra trường thường ưa thích lối sống năng động và sẵn sàng di chuyển nhiều nơi. Do đó, các nhà tuyển dụng khi lựa chọn thế hệ Millennials thường đưa ra những “offer” khá hấp dẫn về cơ hội di chuyển, thay đổi nơi làm việc đến một thành phố mới hoặc thậm chí là quốc gia khác. Người trẻ luôn háo hức để được khám phá những địa điểm mới nằm trong khả năng của bản thân mình.

Định kiến về nhảy việc đang ngày càng được cải thiện

Trước đây, các ứng viên luôn được khuyên rằng nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn tiêu cực khi thấy một CV với vị trí gắn bó chưa đến 2 năm. Quá nhiều công việc với tuổi đời ngắn ngủi  trong hồ sơ ứng tuyển rất có khả năng dẫn đến báo động đỏ khiến tên của ứng viên bị gạch bỏ trong danh sách.

Hiện nay, ý nghĩa tiêu cực này đang ngày một cải thiện và có đến 57% Millennials cho rằng định kiến nhảy việc dường như không còn ảnh hưởng quá nhiều đến việc quyết định của nhà tuyển dụng (theo khảo sát từ Robert Half – một công ty với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhân sự). Dĩ nhiên việc nhảy việc trong khoảng thời gian quá ngắn từ 3 đến 6 tháng vẫn còn là điều đáng báo động. Tuy nhiên, trong thời điểm tầm 2 năm làm việc, nhân viên hoàn toàn có thể quyết định bước đi tiếp theo của mình.

Thế hệ Millennials hiện nay đang là lực lượng lao động có chất lượng tốt và chuyên nghiệp nhất. Một khi sự nghiệp của họ ngày càng thăng tiến, các nhà tuyển dụng sẽ bắt đầu có những thay đổi về định kiến tiêu cực trong chuyện nhảy việc, để cân bằng, ưu tiên và bảo vệ cho những đối tượng người trẻ đang mong muốn có được một môi trường làm việc phù hợp và mức lương hợp lí với năng lực của mình.

Tương tự như bạn phát triển một mối quan hệ của mình và các giai đoạn khác nhau của cuộc sống, đôi khi bạn sẽ phát triển được ở một vai trò mới hoặc môi trường khác của mình.  Thay vì đóng khung trong sự trì trệ, việc từ bỏ định kiến chuyện nhảy việc của người trẻ rất cần được thiết lập để đem đến sự phát triển hài hòa nhất, ngay cả khi thời gian làm việc của thế hệ Millennials này chỉ dao động từ 2 đến 3 năm.

 — HR Insider / Theo Forbes —

adsads
Bài Viết Liên Quan

Dự đoán sự nghiệp cho 12 con giáp: Ai sẽ có bước nhảy vọt vào dịp Tết?

Tết đến xuân về không chỉ là thời điểm để nhìn lại một năm đã qua mà còn là lúc để mỗi người hướng tới...

Thông cáo: Cảnh giác các đối tượng mạo danh Navigos Group lừa đảo tuyển dụng

Gần đây, Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam (đơn vị sở hữu hai thương hiệu tuyển dụng nhân sự VietnamWorks và Navigos Search)...

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn theo những lời hứa hẹn hấp dẫn từ nhà tuyển...

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều nhân sự vẫn chưa biết rằng thực tế mọi...

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi gió” hơn, đồng thời đón nhận được nhiều cơ hội...

Bài Viết Liên Quan

Dự đoán sự nghiệp cho 12 con giáp: Ai sẽ có bước nhảy vọt vào dịp Tết?

Tết đến xuân về không chỉ là thời điểm để nhìn lại một năm đã...

Thông cáo: Cảnh giác các đối tượng mạo danh Navigos Group lừa đảo tuyển dụng

Gần đây, Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam (đơn vị sở hữu hai...

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn...

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI),...

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers