• .
adsads
shutterstock 408362719 2
Lượt Xem 9 K

Vì sao phải viết thư từ chối nhà tuyển dụng

Không có ít người chọn cách im lặng để thay cho việc trả lời việc từ chối nhận việc. Điều này chưa thực sự khôn khéo và lịch sự. Việc bạn im lặng sẽ khiến công ty không biết liệu rằng bạn đã nhận được email hay chưa. Trong thời gian chờ đợi bạn, họ đã bỏ qua những ứng viên thích hợp khác. Do đó, để tránh mất thời gian của bạn cũng như nhà tuyển dụng, bạn hãy thể hiện cách làm việc chuyên nghiệp bằng cách viết thư từ chối lời mời nhận việc nếu như nhận được lời mời từ nhà tuyển dụng nhưng không muốn nhận công việc này.

Từ chối nhà tuyển dụng bạn cần lưu ý một số điều sau

 Thông báo sớm cho nhà tuyển dụng

Khi bạn quyết định không làm việc cho công ty mà bạn đã ứng tuyển, bạn cần ngay lập tức viết email trả lời cho nhà tuyển dụng khi họ gửi thư trúng tuyển cho bạn. Việc thông báo cho công ty kịp thời sẽ giúp nhà tuyển dụng có thời gian để lên phương án bổ sung tuyển dụng người mới và không ảnh hưởng đến hoạt động của công ty họ.

 Viết đơn giản, súc tích

Email từ chối nhận việc sẽ khác với email gửi đơn xin việc. Thường với những email xin việc bạn phải dùng những lời có cánh để khen ngợi công ty thì giờ đây với thư từ chối, bạn nên hạn chế lời khen. Mà thay vào đó chỉ nói những điều cần nói một cách lịch sự và tế nhị nhất có thể.

 Nói lời cảm ơn

Hãy bày tỏ lời biết ơn của mình với nhà tuyển dụng khi bạn nhận được lời mời. Và cho họ thấy rằng bạn tôn trọng và đánh giá cao tinh thần làm việc của họ dành cho bạn.

 Đưa ra lý do nhưng không nói quá chi tiết

Khi bạn đưa ra lý do để từ chối nhận việc nên đơn giản và mang tính chủ quan. Bạn nên tránh nói những lý do tế nhị như công ty không phù với bạn, bạn không có hứng thú với việc ở công ty hay bạn đã nhận việc làm ở chỗ khác rồi,… Những lý do này sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp sự chuyên nghiệp của bạn.

Những mẫu email từ chối nhà tuyển dụng

Mẫu 1: Nếu bạn đã có vị trí công việc ở công ty khác

Kính gửi anh/chị + tên nhà tuyển dụng,

Trước tiên tôi muốn cảm ơn quý công ty rất nhiều vì đã cho tôi cơ hội để tham gia phỏng vấn. Tuy nhiên, vì một số lý do cá nhân tôi không thể trở thành thành viên của công ty.

Tôi thực sự rất lấy làm tiếc và cảm kích sự ưu ái mà công ty đã dành cho tôi. Một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý công ty. Hy vọng nếu có cơ hội chúng ta sẽ có thể làm việc cùng với nhau trong tương lai. Kính chúc công ty thành công và phát triển.

Trân trọng,

Mẫu 2: Nếu bạn cảm thấy không còn phù hợp với vị trí công việc

Kính gửi anh/chị + tên nhà tuyển dụng,

Cảm ơn anh/chị và công ty đã tạo điều kiện và gửi cho tôi lời mời nhận việc vào vị trí + tên công việc. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại bản thân tôi thấy cảm rằng mình chưa thực sự phù hợp với vị trí công việc này.

Một lần nữa tôi chân thành cảm ơn vì đã dành thời gian và sự quan tâm tới tôi. Kính chúc công ty phát triển hơn nữa.

Trân trọng,

Lời từ chối đôi khi là một tình huống khá nhạy cảm và khó xử. Nếu bạn biết cách xử lý khéo léo bạn vẫn có thể giữ được mối quan hệ tốt đẹp với nhà tuyển dụng và điều này thực sự rất giúp ích cho bạn trên con đường sự nghiệp sau này. Với những thông tin trên bài viết, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc khi viết email từ chối lời mời nhận việc từ nhà tuyển dụng.

 

>> Xem thêm: Bạn nên chọn công việc vì tiền, kinh nghiệm hay vì đam mê?

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là gì? Vai trò và ý nghĩa

Tìm hiểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là gì?

Với guồng quay cuộc sống công việc, chúng ta ít thường xuyên tìm hiểu về các tổ chức chính trị, xã hội xung quanh. Một...

Hiểu rõ các cấp độ rủi ro thiên tai và cách ứng phó

Hiểu rõ về các cấp độ rủi ro thiên tai và cách ứng phó hiệu quả

Thiên tai luôn tiềm ẩn những rủi ro không thể lường trước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản con người. Để...

Tìm hiểu cách vệ sinh nhà cửa sau bão lũ

Hướng dẫn cách vệ sinh nhà cửa sau bão lũ

Bão lũ (đặc biệt bão số 3 Yagi) vừa đi qua không chỉ gây ra nhiều thiệt hại cho nhà cửa, nơi làm việc mà...

3 bước xem bản đồ ngập lụt tại Hà Nội nhanh nhất

3 bước xem bản đồ ngập lụt tại Hà Nội nhanh nhất

Hà Nội đang chìm trong biển nước! Bạn có muốn biết những khu vực nào đang bị ngập nặng nhất? Làm thế nào để di...

3 cách thức sao kê ngân hàng nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là gì? Hướng dẫn chi tiết cách sao kê nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là một công cụ quan trọng giúp bạn theo dõi các giao dịch tài chính và quản lý tài khoản ngân...

Bài Viết Liên Quan
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là gì? Vai trò và ý nghĩa

Tìm hiểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là gì?

Với guồng quay cuộc sống công việc, chúng ta ít thường xuyên tìm hiểu về...

Hiểu rõ các cấp độ rủi ro thiên tai và cách ứng phó

Hiểu rõ về các cấp độ rủi ro thiên tai và cách ứng phó hiệu quả

Thiên tai luôn tiềm ẩn những rủi ro không thể lường trước, ảnh hưởng nghiêm...

Tìm hiểu cách vệ sinh nhà cửa sau bão lũ

Hướng dẫn cách vệ sinh nhà cửa sau bão lũ

Bão lũ (đặc biệt bão số 3 Yagi) vừa đi qua không chỉ gây ra...

3 bước xem bản đồ ngập lụt tại Hà Nội nhanh nhất

3 bước xem bản đồ ngập lụt tại Hà Nội nhanh nhất

Hà Nội đang chìm trong biển nước! Bạn có muốn biết những khu vực nào...

3 cách thức sao kê ngân hàng nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là gì? Hướng dẫn chi tiết cách sao kê nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là một công cụ quan trọng giúp bạn theo dõi các...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers