adsads
Shutterstock 2203743135 1
Lượt Xem 497

Phân biệt giới tính nơi công sở biểu hiện như thế nào?

Đầu tiên, định nghĩa phân biệt giới tính được hiểu là hành vi phân biệt đối xử dựa trên giới tính là hành vi đối xử với ai đó (người xin việc hoặc nhân viên) một cách không thiện chí vì lý do giới tính của họ, (gồm cả xu hướng tính dục, nhân dạng phái tính, hoặc việc mang thai của họ).

Phân biệt giới tính tại công sở ngày nay diễn ra dưới rất nhiều hình thức, theo thống kê của Ủy hội Châu Âu (tiếng Anh: Council of Europe):

  • 63% nữ nhà báo đã từng bị lạm dụng bằng lời nói.
  • Phụ nữ dành thời gian gần như gấp đôi nam giới để làm việc nhà không được trả công (các nước OECD).
  • 80% phụ nữ nói rằng họ đã từng đối mặt với hiện tượng “tìm kiếm thông tin” và “gián đoạn” trong công việc.
  • Ở Anh, 66% trẻ em gái 16-18 tuổi được khảo sát từng trải qua hoặc chứng kiến ​​việc sử dụng ngôn ngữ phân biệt giới tính ở trường.
  • 59% phụ nữ ở Amsterdam báo cáo một số hình thức quấy rối tại nơi làm việc.
  • Ở Pháp, 50% phụ nữ trẻ được khảo sát gần đây đã trải qua sự bất công hoặc sỉ nhục vì họ là phụ nữ.
  • Ở Serbia, nghiên cứu chỉ ra rằng 76% phụ nữ làm kinh doanh không được coi trọng như nam giới.

Tại Việt Nam tình hình này cũng không mấy khá hơn. Vào tháng 3/2021 vừa qua Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam đã khẳng định rằng Việt Nam vẫn còn con đường dài phía trước để tiến tới đạt được bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới trong lao động. Với tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động đặc biệt cao ở mức trên 70%, những đóng góp của họ thông qua công việc tới nền kinh tế và cả xã hội Việt Nam, không tương thích với chất lượng công việc mà họ có.

Nhiều người coi các công việc nhỏ ở văn phòng như ghi chép, in tài liệu, đánh máy là dành cho phụ nữ vì họ là phái yếu, thay vì làm những công việc cấp cao đòi hỏi yêu cầu cao hơn. Nghe có vẻ hiển nhiên nhưng đây lại chính là sự “bao biện” cho hành vi phân biệt giới tính. 

Phải ứng xử như thế nào với phân biệt giới tính nơi công sở

Đừng bỏ qua cảm xúc của bản thân

Bạn cảm thấy bị sếp phân biệt đối xử và bỡn cợt về giới tính, 1 -2 lần bạn có cho để bỏ qua và xem đó là những “câu đùa vô ý”, nhưng về lâu dần đây lại chính là việc làm vô tình khiến bạn phải chịu nhiều tổn thương hơn. Đối mặt với những lời “khen” phân biệt giới tính và bị hạ thấp trong công việc chắc chắn là một tình huống tồi tệ. Bất kể bạn là nam hay nữ thì đều có quyền lên tiếng bảo vệ bản thân trước những tình huống cảm thấy bản thân bị đe dọa. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra việc kìm nén các cảm xúc tiêu cực về lâu dài sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe tinh thần. 

Bình tĩnh, thẳng thắn 

Trước những hành động không đúng chuẩn mực của sếp, bạn hoàn toàn có quyền đứng lên bảo vệ chính mình. Hãy thẳng thắn trước những hành vi phân biệt giới tính và xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của bạn. Bạn cũng có thể chia sẻ những khó khăn mình gặp phải với đồng nghiệp hoặc liên hệ với bộ phận nhân sự nếu cần thiết. Bạn nên gửi báo cáo cũng như khiếu nại bằng văn bản (thông qua email hoặc thư) để đảm bảo hiệu lực của khiếu nại. Mọi hành vi chèn ép, luân chuyển hay ép buộc thôi việc dựa trên cơ sở phân biệt giới tính đều là bất hợp pháp.  

Chống lại phân biệt giới tính tinh vi

Phân biệt giới tính không chỉ thể hiện qua hành động, lời nói mà còn ở trong chính cách hành xử và làm việc của sếp với bạn. “Cô này làm việc ngăn nắp quá, hệt như mẹ của tôi vậy”, thay vì gán thành công của với một đặc điểm giới tính nào đó, họ hoàn toàn có thể được công nhận bằng khả năng của mình, “kỹ năng sale của cô rất tốt, doanh thu quý này đã tăng gấp đôi”. Đánh giá công bằng năng lực, thành tích mà cá nhân đạt được không kể giới tính của họ cũng là một trong những việc làm giúp chống lại phân biệt giới tính. 

Hiểu quyền của mình

Bạn có quyền làm việc trong môi trường an toàn, không phân biệt đối xử dựa trên giới tính, bản dạng giới hoặc khuynh hướng tình dục của bạn. 

Theo quy định tại Điều 26 của Hiến pháp, công dân nam và nữ có quyền bình đẳng trong tất cả các lĩnh vực. Nhà nước có chính sách để đảm bảo quyền và cơ hội bình đẳng giới. Theo quy định tại Điều 16 của Hiến pháp, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Lao động nam và nữ phải được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc. Người lao động có quyền làm việc và tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp mong muốn.

Các quy định của Bộ luật Lao động mới (2019) và Nghị định thi hành (2020) được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Xem thêm: Chọn công việc văn phòng lương 8 triệu hay freelance lương không giới hạn?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tầm quan trọng của từ "trộm vía" đối với dân công sở

Bạn có bao giờ thốt lên "Trộm vía" sau những may mắn nho nhỏ trong công việc? Hay vội vàng "xin vía" khi gặp ai...

cách viết email xin thực tập

Bật mí cách viết Email xin thực tập thành công

Việc viết một email xin thực tập giống như một lời chào gửi đến một doanh nghiệp, nơi bạn có cơ hội tự giới thiệu...

Đồng nghiệp rủ rê làm "job ngoài kiếm thêm", tôi phải xử trí thế nào đây?

Khi đã có công việc ổn định nhưng đồng nghiệp lại rủ rê làm thêm các công việc bên ngoài để “kiếm thêm”, bạn sẽ...

Tầm quan trọng của "sự công nhận" ở môi trường công sở

Trong một góc văn phòng yên tĩnh, ánh đèn le lói chiếu sáng lên khuôn mặt đầy tập trung của Anh Minh, một nhân viên...

Góc tâm sự: "Tôi nhận được lệnh gọi nhập ngũ khi đang làm việc"

Xin chào các bạn! Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn một câu chuyện về cuộc đời mình, về quãng thời gian tôi...

Bài Viết Liên Quan

Tầm quan trọng của từ "trộm vía" đối với dân công sở

Bạn có bao giờ thốt lên "Trộm vía" sau những may mắn nho nhỏ trong...

cách viết email xin thực tập

Bật mí cách viết Email xin thực tập thành công

Việc viết một email xin thực tập giống như một lời chào gửi đến một...

Đồng nghiệp rủ rê làm "job ngoài kiếm thêm", tôi phải xử trí thế nào đây?

Khi đã có công việc ổn định nhưng đồng nghiệp lại rủ rê làm thêm...

Tầm quan trọng của "sự công nhận" ở môi trường công sở

Trong một góc văn phòng yên tĩnh, ánh đèn le lói chiếu sáng lên khuôn...

Góc tâm sự: "Tôi nhận được lệnh gọi nhập ngũ khi đang làm việc"

Xin chào các bạn! Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn một câu...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers