adsads
shutterstock 1012655515 1 1
Lượt Xem 5 K

Những rắc rối phải đối mặc khi cảm nắng đồng nghiệp

Nếu bạn có ý định yêu đồng nghiệp thì hãy cân nhắc các rắc rối dưới đây để lường trước hậu quả của chuyện tình được coi là sai trái nơi công sở này nhé!

Giai đoạn cảm nắng 

Trong một ngày đẹp trời, ánh mắt nàng và chàng chạm nhau tại công ty. Không biết trời xui, đất khiến như thế nào, thần tình yêu lại se duyên cho hai người. Thế rồi, hai người bắt đầu có những cái liếc nhìn trộm nhau trong giờ làm việc. Yêu vào rồi đầu óc chỉ ở trên mây, và rồi điều gì đến cũng sẽ đến. Các bạn cảm nắng nhau sẽ bị sếp nhắc nhở vì không tập trung làm việc, công việc sa sút, kết quả tệ hại. 

Đa số, các cuộc tình công sở sẽ kết thúc tại đây. Tuy nhiên vẫn có những cặp đôi dũng cảm vượt qua và tiến đến yêu nhau. Lúc này, chúng ta sẽ xem xét đến giai đoạn thứ hai. 

Giai đoạn yêu công khai

Nếu yêu nhau trong công ty, bạn phải sẵn sàng đối mặt với những lời đồn. Một người biết, hai người biết và rồi cả công ty sẽ đồn ầm lên rằng bạn và người ấy đang yêu nhau. Rồi chẳng may, yêu phải cô hay chàng đồng nghiệp được gọi là “người yêu quốc dân”, nhiều người đeo đuổi thì thôi rồi. Bạn sẽ bị những tình địch khác ganh ghét, trở mặt. 

Chưa kể, nếu yêu phải sếp sẽ bị áp chỉ rằng: “Dùng tình để đổi lấy cơ hội thăng tiến, tiền bạc”. Hàng ngàn câu nói ác ý sẽ đồng loạt nhắm vào bạn. Cho dù, hai bạn có yêu nhau trong sáng, minh bạch đến đâu cũng sẽ bị đem ra làm lý do cho các vấn đề trong công ty. Chẳng hạn, bạn được thưởng nhiều hơn đồng nghiệp nhờ kết quả kinh doanh tốt. Ấy thế mà, những người thua kém sẽ xếp bạn vào hàng những người được thiên vị nhờ là tình nhân của sếp. 

Nói đi cũng phải nói lại, rất khó để bạn cư xử với người mình yêu bình thường như những người khác. Dù biết đây là môi trường công sở, việc thiên vị là tối kỵ. Nhưng rất khó để không ưu ái cho người yêu của mình. Các bạn sẽ chủ động sắp xếp lịch làm việc thuận lợi, thậm chí là đánh giá bạn tình của mình cao hơn những người khác. 

Giai đoạn chia tay

“Chuyện tình sai trái” nơi công sở sẽ bị đã kích rất nhiều như đã phân tích ở trên. Vì vậy, đã có rất nhiều cặp đôi vì nhiều lý do phải chấm dứt mãi mãi. Nhưng chia tay trong tình yêu không có nghĩa là các rắc rối sẽ thôi theo đuổi bạn. 

Cú sốc trong tình yêu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của bạn. Một cô gái lụy tình khóc sưng mắt cả đêm làm sao để thức dậy và làm việc với 100% công suất vào 7 giờ sáng? Rồi chẳng may, hai người phải trao đổi, làm việc nhóm với nhau, các bạn sẽ đối mặt như thế nào? Bạn có chắc rằng sẽ làm mọi thứ bình thường như chưa có gì xảy ra?

Đã có nhiều trường hợp, các cặp đôi chia tay nhau xong, một người phải nghỉ việc để chuyển đến công ty khác. Họ không thể tập trung làm việc khi phải đối diện với đau khổ của tình yêu. Dẫn đến, việc ra đi là tất yếu.

Có cách nào để yêu đồng nghiệp mà tránh được rắc rối hay không?

Câu trả lời chắc chắn cho vấn đề này là: “Không”. Việc gặp phải các rắc rối kể trên là không thể tránh khỏi. Nếu không tin bạn có thể thử rồi quay lại đây sau thời gian mệt mỏi vì yêu trong cơ quan nhé! 

Đùa thôi! Mặc dù không thể tránh khỏi các rắc rối xoay quanh việc yêu cùng cơ quan, bạn có thể hạn chế được chúng. Một trong các cách hiệu quả để tránh rắc rối đó là tránh gặp nhau tại cơ quan. Mọi hoạt động yêu đương sẽ chỉ diễn ra sau giờ làm việc. Cụ thể, hai bạn phải tách nhau ra, làm việc khác phòng, nếu chung phòng thì ngồi cách xa nhau ra. Trong khi làm việc, cũng đừng đưa mắt nhìn nhau nhé! 

Thứ hai, khi yêu nhau các bạn phải công khi rõ ràng để mọi người không đàm tiếu xung quanh. Bạn có thể nói cam kết với cả phòng, dưới sự làm chứng của sếp rằng: Chúng tôi yêu nhau, nhưng việc yêu nhau nằm ngoài khuôn khổ của công ty. Tại công ty, chúng tôi là những đồng nghiệp và đảm bảo công bằng về mọi mặt. Thậm chí bạn phải đối xử với người yêu tệ hơn những người khác. Tránh ưu ái bạn tình để không bị gán mác thiên vị. 

Thứ ba, cả hai phải thống nhất với nhau việc yêu đương của hai người sẽ không ảnh hưởng đến công việc. Những trắc trở trong tình yêu hai người sẽ giải quyết bên ngoài. Một khi đã đến công ty, người yêu sẽ biến thành đồng nghiệp. 

Nếu làm được các điều này bạn sẽ hạn chế được khá nhiều chông gai trong chuyện tình công sở này đấy!

Những nguyên tắc bất di bất dịch khi cảm nắng đồng nghiệp

Với kinh nghiệm yêu đồng nghiệp được đúc kết từ cơ quan này sang cơ quan khác, từ mối tình này tới mối tình kia. Chúng tôi xin đưa ra một số nguyên tắc quan trọng khi yêu đồng nghiệp:

  • Đảm bảo rằng chính sách của công ty chấp nhận việc yêu nhau trong cơ quan.
  • Không dùng thời gian làm việc để tán tỉnh đồng nghiệp.
  • Chuẩn bị tinh thần cho những lời bán tán và có các tuyên bố, phương án làm dịu dư luận.
  • Luôn trong tư thế sẵn sàng đối mặt với đau khổ khi chia tay, tránh ảnh hưởng đến công việc.
  • Tránh yêu nhau giữa cấp trên và cấp dưới.
  • Mọi hoạt động yêu đương phải đợi tan làm. 
  • Hạn chế gặp nhau ở cơ quan.

Nhìn chung, cảm nắng đồng nghiệp và một vấn đề rất khó tránh. Đa phần chúng ta đều phải một lần đâm đầu. Một khi đã yêu thì mỗi người phải xác định đối mặc với các vấn đề không hay. Nếu muốn có một cuộc tình êm đẹp, tốt nhất bạn đừng dính vào tình yêu công sở. Còn nếu thuyền đã lỡ thì, cố gắng áp dụng các nguyên tắc kể trên để thuyền yên, biển lặng nhé!

 

Xem thêm: Lợi ích của việc phát huy hiệu quả của những cuộc họp 1-1 để gắn kết nhân viên & nhà quản lý

 

 

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy rằng sếp không hiểu bạn, không tôn trọng bạn, hoặc không công bằng với bạn? Có lẽ bạn mong muốn có một sếp tốt hơn, người có "tiếng nói chung" với bạn?

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống và con người. Trong môi trường làm việc, việc xảy ra những lỗi lầm không phải là điều bất ngờ.

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển và cải thiện. Tuy nhiên, đôi khi, sếp có thể gặp phải tình trạng nhân viên "miễn dịch" với các lời góp ý hoặc phản hồi. Hiểu rõ nguyên nhân và biết cách xử lý tình huống này không chỉ là một kỹ năng quản lý hiệu quả mà còn là chìa khóa để xây dựng một môi trường làm việc tích cực và phát triển.

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta phải đưa ra sự lựa chọn bước ra khỏi vùng an toàn.

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo nên một nhân viên lý tưởng. Điều này có thể ảnh hưởng xấu chính năng suất, văn hoá và thậm chí tạo áp lực cho phòng nhân sự. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 4 đặc điểm của nhân viên của một nhân viên ưu tú, có những đặc điểm này giúp bạn được sếp quý, đồng nghiệp nể, lương thưởng dễ thăng hạng.

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy rằng sếp không hiểu bạn, không tôn trọng bạn, hoặc không công bằng với bạn? Có lẽ bạn mong muốn có một sếp tốt hơn, người có "tiếng nói chung" với bạn?

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống và con người. Trong môi trường làm việc, việc xảy ra những lỗi lầm không phải là điều bất ngờ.

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển và cải thiện. Tuy nhiên, đôi khi, sếp có thể gặp phải tình trạng nhân viên "miễn dịch" với các lời góp ý hoặc phản hồi. Hiểu rõ nguyên nhân và biết cách xử lý tình huống này không chỉ là một kỹ năng quản lý hiệu quả mà còn là chìa khóa để xây dựng một môi trường làm việc tích cực và phát triển.

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta phải đưa ra sự lựa chọn bước ra khỏi vùng an toàn.

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo nên một nhân viên lý tưởng. Điều này có thể ảnh hưởng xấu chính năng suất, văn hoá và thậm chí tạo áp lực cho phòng nhân sự. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 4 đặc điểm của nhân viên của một nhân viên ưu tú, có những đặc điểm này giúp bạn được sếp quý, đồng nghiệp nể, lương thưởng dễ thăng hạng.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers