adsads
Untitled design 12
Lượt Xem 2 K

 

Bạn bắt đầu một công việc mới với nhiều mong đợi, nhưng hóa ra lại vỡ mộng vì sếp không lí tưởng như bạn nghĩ. Đó có thể là một người hay để tâm đến những chuyện nhỏ nhặt, một nhà quản lí có tầm nhìn nhưng lại thiếu khả năng hoàn thành công việc, một lãnh đạo chỉ thích nhận những thành quả của cả nhóm về phía mình, một người giao tiếp kém hoặc chẳng buồn giao tiếp, một ông chủ thích chơi trò trốn tìm, và còn một danh sách dài những “nhân vật” như thế bạn sẽ phải gặp trong môi trường công sở.

Trong tình huống tồi tệ nhất, sếp của bạn thậm chí không ưa thích bạn hoặc cách bạn đang làm dù cho bạn có nỗ lực thế nào. Và đó hoàn toàn không phải là một câu chuyện được thổi phồng hay cường điệu, điều này vẫn xảy ra trên thực tế mỗi ngày.

Trong một nghiên cứu suốt 5 năm của công ty tư vấn hướng nghiệp Lynn Taylor, 69% người được hỏi đồng ý rằng có những điểm tương đồng giữa một đứa trẻ được cho quá nhiều đặc quyền và một người sếp với quá nhiều quyền lực.

Tuy nhiên, cũng có nhiều nhà quản lý thừa nhận rằng họ cần cải thiện bản thân mình. Theo một bài viết trên Inc.com, 64% nhà lãnh đạo trong một nghiên cứu thừa nhận họ cần chú trọng về kĩ năng quản lí của mình nhiều hơn. Hãy thể hiện sự thông cảm với họ, những người luôn phải hứng chịu núi công việc trên bàn, deadline, lịch họp và áp lực chồng chất mỗi ngày. Nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhà lãnh đạo sai lầm dựa trên nguyên tắc lựa chọn người giỏi ở công việc này, thay vì chọn người giỏi ở khả năng lãnh đạo.

Thay vì tiếp tục than phiền về lãnh đạo của mình, bạn nên tìm cách để có thể “sống chung” hài hòa với sếp, đặc biệt khi bạn đang trong tình thế không thể thay đổi công việc hiện tại. Dưới đây là một số cách có thể hỗ trợ bạn xử lí điều này.

 

Đánh giá tình huống một cách thành thật

Nhìn vào chiếc gương sự thật có vẻ khó khăn nhưng khi đối diện với tình huống một cách thành thật và kiên định, biết đâu bạn sẽ tìm ra cách giải quyết đúng hướng hơn để cải thiện mối quan hệ với sếp. Nếu bạn thật sự thiếu sót trong công việc, bạn nên cố gắng khắc phục. Nếu bạn cảm thấy bạn đã làm tốt nhất có thể nhưng sếp vẫn chưa hài lòng, hãy thử tiếp những chiêu dưới đây xem sao.

 

Hiểu vấn đề và cách giao tiếp của sếp

Bạn càng thấu hiểu cảm xúc và học cách hòa hợp với người khác, bạn càng dễ dàng xử lí những tình huống nan giải khi đụng độ sếp khó tính. Hãy ghi chú cách làm việc của sếp và thích ứng cách giao tiếp và lối làm việc này. Khi thành công, cuộc sống công sở của bạn sẽ trở nên “dễ thở” hơn rất nhiều.

 

sếp

 

Luôn ghi lại bản báo cáo cá nhân

Nếu sếp luôn than phiền về những việc bạn làm hoặc chưa làm, hãy chắc rằng bạn có soạn sẵn một bản báo cáo chi tiết về công việc của bạn. Bạn làm gì, vào thời gian nào, phối hợp với ai, lí do hay nguyên nhân gì dự án của bạn đang trì hoãn. Bạn có thể thiết kế một buổi họp ngắn 5 phút để thảo luận về những gì bạn đã hoàn thành để đảm bảo rằng những công việc sếp đang ưu tiên nằm trong danh sách cần làm của bạn. Điều này vừa thể hiện bạn luôn trách nhiệm với công việc, vừa dễ dàng hơn để sếp của bạn theo dõi mỗi ngày.

 

Đừng tốn năng lượng của bạn chỉ để nghĩ về người sếp tồi!

Chẳng may bạn gặp phải một nhà lãnh đạo không mấy tốt đẹp, đừng tốn thời gian cũng như công sức chỉ để suy nghĩ về những lần sếp làm bạn phiền lòng. Khi bạn nhận ra bạn thường xuyên chán nản hoặc nghĩ về sếp, hãy phạt bản thân một khoản tiền mỗi lần bạn làm như thế và dành dụm cho sau này! Cách làm này sẽ khiến bạn nhận ra bạn đã phung phí bao nhiêu thời gian mà bạn đã có thể dùng chúng cho những việc hiệu quả và thú vị hơn.

 

Nhận ra bạn không làm gì sai khi mọi chuyện diễn ra không như mong muốn

Đôi khi có những mối quan hệ diễn ra không như bạn mong muốn.

“Một điệu nhảy cần hai người cùng phối hợp khiêu vũ, chỉ cần một người không hợp tác, điệu nhảy sẽ bất thành.”

Hãy làm điều tốt nhất bạn có thể và tập trung vào công việc cho đến khi viễn cảnh tốt đẹp hơn tìm đến bạn trong một ngày không xa.

 

Hành xử đúng mực

sếp

 

Hãy cư xử như một người lớn đúng mực, ngay cả khi sếp bạn không làm được điều này. Đừng nói xấu với đồng nghiệp hoặc với bất kỳ ai về sếp của bạn. Điều đó không giúp cải thiện được trường hợp của bạn. Nếu như bạn cần thiết phải trình bày vấn đề này với một cá nhân có thẩm quyền trong công ty của bạn vì nó ảnh hưởng đến công việc bạn làm, hãy thể hiện nó một cách chuyên nghiệp và kín đáo.

 

–HR Insider / Theo Havard Business Review–

adsads
Bài Viết Liên Quan

Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

Nếu ví văn phòng là khán đài, Sếp là khán giả thì có rất nhiều kiểu đồng nghiệp sẽ trở thành “diễn viên giỏi” tham...

Quay lại tìm việc "văn phòng" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

Tôi nay 27 tuổi, vừa khởi nghiệp thất bại với ước mơ làm ông chủ nhỏ quán café vintage của mình. Sau gần cả tháng...

Quiet Managing: Phong cách quản lý thầm lặng sẽ giúp kháng stress của nhân viên như thế nào?

So với các phong cách quản lý truyền thống từ xưa đến nay, nhiều nhân sự trẻ hiện nay cho biết người sếp có phong...

Kỹ năng “nhỏ mà có võ” giúp gắn kết với sếp: Văn hoá phản hồi trong công việc

Việc phản hồi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi từ đồng nghiệp hay cấp trên cũng là một dạng kỹ năng giao tiếp mà nhiều...

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Đồng nghiệp thân thiết là một trong số ít động lực tinh thần to lớn giúp bạn vui vẻ làm việc ở công ty mỗi...

Bài Viết Liên Quan

Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

Nếu ví văn phòng là khán đài, Sếp là khán giả thì có rất nhiều...

Quay lại tìm việc "văn phòng" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

Tôi nay 27 tuổi, vừa khởi nghiệp thất bại với ước mơ làm ông chủ...

Quiet Managing: Phong cách quản lý thầm lặng sẽ giúp kháng stress của nhân viên như thế nào?

So với các phong cách quản lý truyền thống từ xưa đến nay, nhiều nhân...

Kỹ năng “nhỏ mà có võ” giúp gắn kết với sếp: Văn hoá phản hồi trong công việc

Việc phản hồi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi từ đồng nghiệp hay cấp trên...

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Đồng nghiệp thân thiết là một trong số ít động lực tinh thần to lớn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers