adsads
shutterstock 1334391230
Lượt Xem 3 K

Vì sao nhân viên nhảy việc?

Như đã nói, có hàng ngàn lý do dẫn đến quyết định nghỉ việc của nhân viên. Người nói rằng sếp thiên vị, người lại cho rằng môi trường làm việc không tốt. Số khác lại lấy lý do lương thấp hoặc không có cơ hội phát triển, thăng tiến,…

Giữa vô vàn lý do đó, các quản lý cấp cao và nhân viên tổng kết lại một số nguyên nhân chính dẫn đến nhảy việc như sau:

Nhân viên không hài lòng với mức lương

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khi nhân viên nhảy việc. Những người ra đi lý mức lương thấp cho biết: Mức lương hiện tại không tương xứng với cống hiến của họ cho công ty. Kèm theo đó, hầu hết quyết định của họ bị chi phối bởi một công ty khác sẵn sàng trả mức lương cao hơn. 

Có trường hợp, nhân viên bỏ việc để về làm cho công ty đối thủ. Đây thực sự là một tổn thất lớn đối với doanh nghiệp. Khi những nhân viên này sẽ đem các bí mật của công ty cũ phục vụ cho công ty mới vượt qua đối thủ của mình.

Nhân viên không được trọng dụng

Điều này xảy ra khi một người có tài năng thực sự nhưng không được sếp trọng dụng. Các dự án lớn, những công việc đòi hỏi chuyên môn, kỹ năng, tư duy cao, họ đều bị sếp cho đứng ngoài. Nếu thật sự có năng lực, họ sẽ cảm thấy lòng tự trọng bị tổn thương. Dẫn đến, quyết định ra đi để tìm một nơi khác tin tưởng vào tài năng của mình hơn. 

Nhân viên cảm thấy không có cơ hội phát triển bản thân

Nguyên nhân này thường gặp ở các nhân viên trẻ, muốn được phát triển bản thân và thăng tiến công việc nhanh. Họ đến với công ty với mục đích tối cao là học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Khi nhận thấy đã học hỏi đủ và không có cơ hội phát triển hơn nữa họ sẽ rời đi. 

Đa phần các nhân viên nhảy việc vì cảm thấy không có cơ hội phát triển sẽ đến với một công ty lớn hơn. Ngoài ra, còn có trường hợp họ tự mở công ty, khởi nghiệp. Các nhà quản trị gọi đây là trường hợp bất khả kháng. Khi con chim đã đủ lông đủ cánh nó sẽ bay đi tìm một chân trời mới. Dù có tại điều kiện, tăng lương, đãi ngộ tốt hơn, họ vẫn sẽ rời đi.

Nhân viên mâu thuẫn với sếp, đồng nghiệp

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khi nhân viên nhảy việc. Họ mâu thuẫn với sếp và đồng nghiệp vì nhiều lý do và không thể bỏ qua cảm xúc cá nhân để tiếp tục cống hiến cho công ty. 

Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn thường là sự không công bằng trong tổ chức. Sếp thưởng phạt không phân minh, thiên vị. Đồng nghiệp ganh ghét, đấu đá lẫn nhau. Bị sếp mắng mỏ, gây áp lực,…

Nhân viên nhảy việc có phải là thảm họa hay không?

Trả lời cho câu hỏi này, bạn phải phân tích hai yếu tố. Thứ nhất, nhân viên đó có quan trọng hay không? Tức là đó có phải là một người có năng lực và đem lại nhiều giá trị cho công ty hay không? Thứ hai, nhân viên đó có thể thay thế được hay không?

Nếu một nhân viên thỏa mãn cả hai điều kiện quan trọng và khó thay thế thì việc họ ra đi quả là thảm họa. Nhưng với những nhân viên không đem lại nhiều giá trị và có thể tìm người thay thế dễ dàng, hãy để họ ra đi. Đây chính là cơ hội để các công ty thanh lọc bộ máy tổ chức đem về những cái tên mới chất lượng hơn. 

Hạnh phúc với một nhân viên là gì?

Tổng kết lại các nguyên nhân dẫn đến nhảy việc ở nhân viên, các nhà quản trị rút ra rằng: Mọi quyết định nhảy việc đều do nhân viên không hạnh phúc. Vậy hạnh phúc ở nhân viên là gì? 

Hạnh phúc ở nhân viên chính là câu trả lời ngược cho lý do nghỉ việc của họ. Đó là, mức lương cao, môi trường làm việc tốt, sếp và đồng nghiệp thân thiện, cơ hội thăng tiến rõ ràng, được tin tưởng, giao quyền. 

Mỗi nhân viên sẽ có một định nghĩa hạnh phúc riêng. Có người coi trọng mức lương, người khác lại đề cao sự phát triển trong công ty. Một cách khái quát, hạnh phúc của nhân viên chính là sự thỏa mãn mong muốn khi làm việc tại công ty. Nó là một tổng hợp của các yếu tố kể trên. Khi nhân viên cảm thấy các yếu tố đó được thỏa mãn họ sẽ cảm thấy hạnh phúc và gắn bó lâu dài với công ty. 

Ví dụ cho sự hạnh phúc của nhân viên, các bạn hay nghĩ về câu chuyện anh sinh viên nghèo đi làm thêm.Việc kiếm đủ tiền đóng học phí, trả tiền thuê trọ hay đơn giản là dư giả một ít để “đá” cốc cà phê, cốc bia với bạn bè là ưu tiên số một khi sinh viên đi làm thêm. Tức là, mục tiêu tối cao của sinh viên nghèo đi làm thêm là tiền. 

Nếu được trả đúng số lương mình mong muốn, cậu sinh viên ấy sẽ cảm thấy hạnh phúc. Mặc dù, công việc có nặng nhọc, bị sếp mắng mỏ, nhưng hạnh phúc lớn nhất của anh ấy là mức lương cao của mình. Chính vì vậy, chừng nào còn được trả lương cao như mong muốn, thì anh ấy còn cảm thấy hạnh phúc và sẽ không rời đi.

Làm sao để nhân viên cảm thấy hạnh phúc?

Khi nói về hạnh phúc của nhân viên, Google – một công ty hàng đầu mà bất cứ nhân viên nào cũng mong muốn được làm việc đưa ra triết lý của mình: Chúng tôi tập trung vào chính vào con người. 

Điều này có thể hiểu là tập đoàn này hoạt động dựa vào những nhân viên của họ. Mục tiêu của họ là làm con người thỏa mãn từ khách hàng cho tới nhân sự của mình. Họ cho nhân viên của mình hoạt động tự do: tự do sáng tạo, tự do làm việc mà không cần tới công ty. Họ xây dựng phòng làm việc như một quán cà phê, phục vụ đồ ăn, thức uống và các trò chơi giải trí. Điều này làm cho nhân viên cảm thấy như được làm việc ở nhà của mình và cống hiến hết mình cho ngôi nhà chung. 

Đồng thời, một yếu tố quan trọng là Google luôn sẵn sàng chia sẻ mọi thứ và cho nhân viên thử nghiệm bất cứ điều gì họ muốn. Nghĩa là nhân viên được tin tưởng tuyệt đối, được giao quyền. Cuối cùng là mức lương, Google không những trả lương cao ngất ngưỡng cho nhân viên mà còn hỗ trợ tiền cho gia đình họ. Nhân viên chỉ cần tập trung làm việc, nghiên cứu, phát triển cả thế giới đã có Google lo.

Tóm lại, để nhân viên cảm thấy hạnh phúc các công ty phải tạo cho họ cảm giác như họ đang làm việc cho chính ngôi nhà của mình. Dù đi đâu về đâu, mọi người đều nhớ về nhà và chẳng ai muốn rời bỏ ngôi nhà thân thương mà đi phải không nào?

Xem thêm: Cách để tự nâng mood của bản thân khi làm ở nhà quá lâu

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo...

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers