adsads
Thiết kế không tên 4 1
Lượt Xem 23 K

Hầu hết chúng ta đều mong muốn cải thiện hiệu suất làm việc cũng như nâng cao chất lượng công việc hàng ngày của mình. Điều đó không chỉ đến từ chính sách của công ty, quyết định từ lãnh đạo hay bất kỳ yếu tố khách quan nào khác. Đôi khi, chính từ những thói quen nhỏ hàng ngày của bạn nơi công sở cũng góp phần hình thành nên kết quả công việc của bạn. Có thể bạn khó có thể nhận ra chúng nhưng tác động của những thói quen xấu này hoàn toàn không hề nhỏ một chút nào. Hãy “lật tẩy” ngay các thói quen không nên có trong công việc và lên kế hoạch loại bỏ chúng từ bây giờ.

 

Cố gắng làm nhiều việc cùng một lúc

Bạn đã bao giờ cố gắng hoàn thành nhiều việc được giao cùng một lúc nhưng rồi lại kết thúc trong hoảng loạn và tự tạo căng thẳng cho chính mình? Việc suy nghĩ và lo lắng thái quá dường như không giúp bạn cải thiện tình hình công việc mà chỉ khiến nó trở nên tệ hơn. Chắc chắn cấp trên của bạn sẽ không hài lòng với một nhân viên luôn trong trạng thái căng thẳng tột độ khi được giao quá nhiều việc cùng lúc. Điều này thể hiện rằng bạn hoàn toàn là người không có khả năng xử lí áp lực công việc.

Hãy ngưng lãng phí thời gian của bạn vào việc suy nghĩ và ôm đồm nhiều việc. Thay vì loay hoay xoay sở từ việc A đến việc B, bạn có thể dành ra vài phút để phân loại công việc theo thứ tự ưu tiên từ quan trọng nhất đến ít quan trọng. Sau đó, hãy ước lượng khoảng thời gian phù hợp bạn cần để xử lí từng công việc một. Việc theo dõi tiến độ công việc bằng một bảng kế hoạch rõ ràng, có thứ tự sẽ giúp bạn dễ dàng giải quyết mọi thứ mượt mà hơn thay vì dồn tất cả lại để rồi rối rắm không biết phải bắt đầu như thế nào.

 

Làm việc theo tác phong đối phó

Đây chắc chắn chính là điều tối kỵ đối với bất kỳ lãnh đạo nào. Điều mà cấp trên của bạn đang tìm kiếm chính là chất lượng và kết quả công việc, không phải số lượng công việc mà bạn đã đảm nhận. Vì vậy, đừng giữ thái độ rằng bạn chỉ cần làm qua loa, miễn sao hoàn thành xong công việc đúng deadline là đủ. Nhân viên ưu tú là người chủ động nắm bắt và quản lý công việc của mình thay vì ứng biến “tới đâu hay tới đó”. Cấp trên sẽ gạch tên bạn ngay khỏi danh sách yêu thích nếu như kết quả công việc của bạn mãi chẳng có gì nổi bật.

Bí quyết đơn giản nhất để thay đổi thói quen này đó là hãy xem mọi công việc được giao đều quan trọng và mới mẻ như nhau, dù cho bạn có làm công việc này đến cả trăm lần. Hãy luôn cố gắng tìm ra một điều gì đó khác biệt để cải thiện kết quả hoặc chủ động phân tích những điểm tích cực, tiêu cực phát sinh từ công việc. Điều này không chỉ giúp cải thiện hiệu suất làm việc của bạn mà còn giúp bạn có cơ hội gặt hái nhiều thành tích hơn trong tương lai.

 

Trì hoãn công việc đến nửa ngày

Không ai mong muốn công việc khẩn cấp được giao nhưng cấp dưới của mình lại trì hoãn và kéo dài mọi thứ đến tận nửa ngày nhưng tiến độ thì mãi vẫn ở mức 0%. Có thể bạn bận rộn với những việc khác, có thể bạn chưa có “mood” để bắt tay vào công việc hoặc đơn giản là bạn bị xao nhãng với những chuyện lặt vặt nơi công sở. Khi bạn nhận ra bạn cần phải xắn tay áo đuổi kịp deadline thì mọi thứ đã quá muộn!

Với căn bệnh trì hoãn “để mai tính” như thế này, bạn có thể áp dụng vài mẹo làm việc nhỏ như giải quyết ngay việc quan trọng và tốn thời gian nhất từ buổi sáng. Khi cửa ải khó nhằn nhất được xử lí sớm, bạn sẽ có thêm động lực tích cực để giải quyết nốt những việc nhỏ còn lại. Ngoài ra, đừng cố “nuốt” tất cả mọi thứ cùng lúc. Khối lượng việc quá lớn có thể làm bạn nản lòng và muốn trì hoãn chúng. Hãy chia nhỏ mọi việc và hoàn thành từ từ như khi bạn chơi game và thăng cấp. Cuối cùng, khi bạn cảm thấy quá tải và stress với công việc, hãy dành ra 10-15 phút đi bộ thư giãn, nghe nhạc để lấy lại năng lượng, quay trở lại với nhiệm vụ của mình trong ngày.

Muốn trở thành “con cưng” của sếp, hãy từ bỏ ngay những thói quen làm việc này

Kiểm soát công việc quá mức

Những người cầu toàn quá mức thường có xu hướng kiểm soát mọi việc mình tham gia để đảm bảo mọi thứ luôn diễn ra đúng như họ mong muốn. Điều này rất dễ dẫn đến các tình huống xung đột nơi công sở khi bạn “xen chân” vào công việc của người khác, không bàn giao việc lại cho các thành viên khác và thậm chí là khiến các đồng nghiệp né tránh khi phải làm việc với bạn. Họ cảm thấy không được đánh giá cao bởi vì công việc của họ không được bạn tôn trọng. Đây sẽ là điểm trừ trong mắt các lãnh đạo nếu như bạn đang nhắm đến những vị trí cao hơn trong công ty.

Thay vì quan sát và để ý đến từng chi tiết nhỏ nhặt, hãy cố gắng để tập trung nhiều hơn vào bức tranh toàn cảnh. Hãy nới lỏng sự kiểm soát để cho người khác một số quyền quyết định trong một phạm vi nhất định. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe, thời gian của bạn mà còn tạo dựng môi trường “teamwork” nhịp nhàng, ăn ý giữa bạn và các đồng nghiệp. Khi từ bỏ một vài thứ không phải nhiệm vụ của mình, bạn sẽ nhận ra rằng bạn có thể hoàn thành mục tiêu quan trọng hơn và đạt được kết quả chung dễ dàng hơn rất nhiều.

 

Bảo thủ giữ lấy quan điểm cá nhân

Thật khó để một lãnh đạo chấp nhận việc cấp dưới của mình thường xuyên phản đối hoặc không chấp nhận những thay đổi, quyết định mới chỉ vì muốn bảo vệ quan điểm cá nhân. Nếu bạn có thói quen “cãi lại” lời sếp chỉ vì cho rằng ý kiến của mình luôn đúng. Hãy cẩn trọng bởi đó chính là “con dao hai lưỡi” ảnh hưởng đến tương lai của bạn ở công ty.

Dù quan điểm của bạn ở các cuộc họp có thật sự đúng hay không, hãy luôn có một cách tiếp cận lịch sự và tế nhị khi trình bày và cởi mở trước mọi vấn đề. Hãy rộng rãi hơn trong suy nghĩ và biết học hỏi từ sai lầm của những người khác, từ sai lầm của chính bạn và từ những nguồn tư liệu, kinh nghiệm của người đi trước trong công ty. Bạn cũng nên chấm dứt những suy nghĩ mang tính chất “cái tôi” quá nhiều và đón nhận những luồng gió mới mang tinh thần “chúng ta”. Hãy chắc rằng bạn đang nhìn nhận mọi thứ trên phương diện kết quả chung của công việc, lợi ích tập thể thay vì sự thể hiện cá nhân. Khi đó, bạn sẽ chiếm ưu thế tốt hơn trong mắt các lãnh đạo của mình.

Chúng ta dường như cho rằng những hành động nhỏ thường ngày không ảnh hưởng mấy đến kết quả công việc và mức độ yêu thích của sếp dành cho mình. Thế nhưng, thực tế lại chỉ ra rằng, dù bạn không đạt được KPIs mà lãnh đạo mong muốn, nhưng cách bạn làm việc và xử lí tình huống trong công ty lại giúp bạn duy trì sự tín nhiệm trong lòng cấp trên.

Hãy từ bỏ ngay những thói quen xấu liệt kê trên đây. Dồn năng lượng của bạn vào mục tiêu quan trọng hơn đối với bản thân, làm việc có mục đích và luôn mang tinh thần vì tập thể và công ty. Khi bạn hướng đến mục tiêu lớn, bạn sẽ dễ dàng đạt được cả những kết quả và thành công cá nhân ngay trên hành trình bạn đang phấn đấu.

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo...

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers