adsads
Untitled design 12
Lượt Xem 2 K

Hiện tại, công việc của Simon Sinek là giúp mọi người xây dựng môi trường làm việc truyền cảm hứng. Nhưng anh chỉ nhận ra “tiếng gọi trái tim” này sau khi nếm trải nỗi thất vọng tột cùng trong công việc. Anh nhớ lại, “Tôi ghét phải thức dậy mỗi sáng. Tôi không còn vui vẻ nữa và tôi trở nên hoang tưởng”. Cảm giác thiếu thỏa mãn bắt nguồn từ sự thiếu hòa hợp giữa mục đích và công việc. Dù tin rằng chúng ta chỉ nên làm việc mình yêu thích, Sinek cũng không ủng hộ tư tưởng nghỉ việc: “Bạn luôn có cơ hội nghỉ việc nhưng tôi nghĩ bạn chỉ nên làm vậy khi không còn lựa chọn nào khác”. Trong một cuộc trò chuyện, anh chia sẻ những bước mà mọi người nên thực hiện trước khi bỏ cuộc.

 

1. Nếu sếp hoặc môi trường làm việc ngược đãi bạn, hãy nghỉ việc ngay lập tức

 

2. Nếu sếp hoặc môi trường làm việc không ngược đãi bạn và bạn chỉ mới làm ở đó vài tháng, hãy khoan nộp đơn nghỉ việc

Tôi cho rằng đôi khi người ta quyết định nghỉ việc quá vội vã. Họ vào công ty, bắt đầu làm việc và chỉ 4 tháng sau, họ đã có suy nghĩ “Công việc này không dành cho mình”. Tuy nhiên, phải mất khoảng 6 tháng để một công việc đi vào ổn định.

 

3. Nếu bạn đã làm việc hơn 6 tháng, hãy cố gắng tìm ra vấn đề. Với những người mới đi làm, hãy xem lại thái độ của mình

Mọi người có thể đi làm với thái độ “Công việc chỉ là công việc và mình sẽ tìm cảm giác thỏa mãn ở nơi khác”. Điều này đồng nghĩa với việc họ làm việc thiếu nhiệt tình, không tận tụy và chỉ xem công việc như một phương tiện kiếm sống.

Bình tĩnh đã, đừng ném đơn nghỉ việc lên bàn sếp nếu chưa đọc hết những điều này

Nếu bạn đi làm chỉ để cho có mặt, vì bạn tìm cảm giác thỏa mãn ở nơi khác, mọi người sẽ nhìn nhận bạn đúng như vậy. Sẽ chẳng ai quan tâm đến bạn và sự nghiệp của bạn đâu.

 

4. Xem xét các vấn đề khác

Hãy tìm hiểu chính xác xem đâu là điều khiến bạn không thể chịu đựng được. Đó là đồng nghiệp của bạn ư? Là sếp bạn hay chính bản thân công việc?

 

5. Nếu sếp bạn là một người khó tính, hãy cố gắng thông cảm một chút

Khi thấy sếp đặc biệt khó tính trong cuộc họp, la mắng hoặc nói chuyện cộc lốc với nhân viên, bạn có thể vào phòng làm việc của họ, đóng cửa lại và nói, “Lúc nãy anh đã nói chuyện to tiếng với chúng tôi trong cuộc họp. Anh ổn chứ?” Không phải nói nguyên văn từng chữ như vậy, nhưng bạn nên thể hiện rằng bạn nghĩ họ đang cư xử lạ lùng và bạn muốn biết liệu họ có ổn không. Đôi khi họ sẽ mở lòng với bạn. Có thể họ không chia sẻ ngay với bạn nhưng việc này có thể khiến họ cởi mở với ai đó.

 

6. Đối xử với sếp như một con người, chứ không phải một vấn đề

Một việc khác bạn có thể làm là tìm hiểu về con người sếp. Hãy nói, “Sếp đã làm gì vào cuối tuần rồi vậy?’ Ta có thể nhanh chóng chỉ trích những lãnh đạo tồi nhưng họ cũng là con người, cũng muốn được lắng nghe và đoàn kết với tập thể. Ta không biết vì sao họ không làm tốt vai trò lãnh đạo của mình. Có thể do họ đang gặp căng thẳng hoặc áp lực, cũng có thể họ không nhận ra mình lãnh đạo không tốt, hoặc có thể họ tồi tệ thật. Nhưng từ ban đầu đừng mặc định ngay rằng họ là người xấu.

 

7. Nếu cách trên không hiệu quả, hãy trở thành người lãnh đạo mà mình mong muốn có được

Bình tĩnh đã, đừng ném đơn nghỉ việc lên bàn sếp nếu chưa đọc hết những điều này

Có thể ta chỉ là nhân viên cấp thấp nhất trong công ty nhưng chúng ta vẫn làm việc với mọi người. Ta có thể giao cho mình nhiệm vụ giúp họ trở về nhà với cảm giác thoả mãn, được lắng nghe và được hỗ trợ. Thật ra, bạn có thể ảnh hưởng đến những lãnh đạo của mình bằng cách trở thành người lãnh đạo mình muốn có và nhìn bạn bè cùng đồng nghiệp yêu thích công việc của họ.

 

8. Bạn cần hiểu rằng quá trình này không diễn ra một sớm một chiều

Cũng như các mối quan hệ, việc này sẽ mất thời gian. Ban đầu, một số người có thể ngờ vực. Tôi thấy việc công khai về nó làm người ta bớt nghi ngờ. Bạn có thể nói, ‘Này mọi người, tôi muốn văn hóa công ty mình mạnh hơn’ hoặc ‘Nếu cứ mãi phàn nàn về văn hóa công ty thì sẽ mệt mỏi lắm đấy, vậy nên tôi sẽ cố gắng góp sức xây dựng một văn hóa để chúng ta cảm thấy thoả mãn khi đi làm. Hy vọng điều này có thể tác động đến những người xung quanh.”

 

9. Nếu bạn vẫn kiên quyết muốn nghỉ việc, hãy tập trung vào việc phát triển chứ không phải phàn nàn

Trong công việc đầu tiên của mình, tôi phải làm việc với một người sếp vô cùng kinh khủng. Vì vậy, tôi quyết tâm tìm ra những điều mà một lãnh đạo không nên làm. Việc này khiến cho tôi hay nghĩ: “Nếu sau này làm sếp, mình sẽ không làm như vậy”. Tôi cũng kết bạn với nhiều đồng nghiệp tốt vì những người đồng cảnh dễ thấu hiểu cho nhau. Chúng tôi quan tâm lẫn nhau và học hỏi lẫn nhau. Tôi đã học cách làm lãnh đạo từ khi còn ở cấp bậc rất thấp. Khi cơ hội gõ cửa, tôi chuyển sang công việc khác. Vậy nên vẫn luôn có cách làm những công việc bạn không thích mà không phải phàn nàn mỗi ngày. Hãy thử và tìm kiếm nhữngbài học mà bạn có thể học được.

 

10. Đừng bao giờ an phận với một công việc đủ tốt

Tôi nghĩ một trong những sai lầm lớn nhất thầy cô hay cha mẹ là khuyên chúng ta: Hãy tìm một công việc.Chẳng ai khuyên rằng: Hãy tìm một công việc con thích. Mọi người thường được khuyên rằng họ không cần tìm một công việc mang lại cảm giác thoả mãn vì họ có thể tìm thấy điều đó ở nơi khác. Tuy nhiên, điều này chẳng khác nào tuyên bố bạn không cần yêu người mình cưới vì bạn có thể đi tìm tình yêu ở nơi khác. Cách này không thể giúp bạn có một cuộc hôn nhân tuyệt vời; trong công việc cũng vậy. Thời gian bạn dành cho công việc còn nhiều hơn thời gian dành cho gia đình và bạn bè. Vì vậy, bạn nhất định phải tìm một công việc mà mình yêu thích.

 

— HR Insider / Theo cafebiz —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang khiến nhiều người...

Khám phá về BOQ trong lĩnh vực xây dựng

BOQ là gì? Giải đáp về bảng khối lượng trong xây dựng

BOQ được xem là bộ hồ sơ quan trọng, giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan về tài chính, đảm bảo sự công...

Khám phá tất tần tật về vị trí RSM

RSM là gì? Giải mã vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

RSM là vị trí quản lý cấp cao trong một bộ phận kinh doanh, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của...

Khám phá thế giới của những tổng đài viên chuyên nghiệp

Tổng đài viên là gì? Tất tần tật về nghề hot nhất hiện nay

Các công ty, doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc xây dựng kênh thông tin liên lạc với khách hàng. Đó cũng chính...

Bài Viết Liên Quan

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ...

Khám phá về BOQ trong lĩnh vực xây dựng

BOQ là gì? Giải đáp về bảng khối lượng trong xây dựng

BOQ được xem là bộ hồ sơ quan trọng, giúp chủ đầu tư có cái...

Khám phá tất tần tật về vị trí RSM

RSM là gì? Giải mã vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

RSM là vị trí quản lý cấp cao trong một bộ phận kinh doanh, đóng...

Khám phá thế giới của những tổng đài viên chuyên nghiệp

Tổng đài viên là gì? Tất tần tật về nghề hot nhất hiện nay

Các công ty, doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc xây dựng kênh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers