adsads
shutterstock 1920181268
Lượt Xem 3 K

“Cô gái bất ngờ về công ty mới khi có đồng nghiệp cũ rủ làm chung”

Câu chuyện có thật của người bạn đồng nghiệp của Thanh. 

Thanh năm nay 23 tuổi vừa ra trường làm trong một công ty về ngành bất động sản, sau một năm cô quyết định nghỉ để tìm một hướng đi mới và phát triển kỹ năng trong trường vốn học là Digital Marketing. Lúc khi đang tìm việc, cô nhận được cuộc gọi của người bạn đồng nghiệp cũ tên Trang. 

“Helu, em vẫn đang tìm việc liên quan đến ngành Digital Marketing đúng không?”

“Vâng, em đang xem có công ty nào ổn không, rồi chuẩn bị đi xin việc đây, sao thế chị?

“Chị đang có job hay lắm, ngành Digital của em luôn, chị thấy lương cao với công ty khá lớn, lương cũng ổn nên muốn rủ em vào làm cùng, dù sao đây cũng là công ty chị quen biết?”

“Nhưng mà chị là thế nào với công ty thế ạ?”

“À, cái đấy để sau đi, bao giờ vào công ty rồi chị kể chuyện em tiếp. 

Thanh không suy nghĩ gì nhiều, và cảm thấy may mắn vì đỡ phải qua vòng phỏng vấn. Sau khi đến công ty trao đổi, Thanh thấy mức lương khá ổn định, sau đó cô quyết định làm. Trong thời gian này cô không gặp chị Trang nhiều vì làm khác phòng nhau.

Vì Thanh mới nên không dành về các chế độ phụ cấp của công ty, vì vậy Thanh muốn hỏi ban nhân sự nhưng lại ngại. Thanh muốn gặp chị Trang để hỏi, vì qua thông tin tìm hiểu thì Thanh không thấy mình được làm thẻ bảo hiểm và phụ cấp khác.

Sau một thời gian ngắn Thanh cũng gặp được chị Trang, 2 người trò chuyện với nhau thì Thanh mới biết là công ty khởi nghiệp nên chưa có các chính sách bảo hiểm và phụ cấp rõ ràng. Vì vậy Thanh hơi hụt hẫng.

Nhưng đổi lại Thanh cảm thấy môi trường làm việc khá thoải mái, được giao nhiều nhiệm vụ và các anh chị chỉ bảo nhiệt tình. 

Bạn được và mất gì khi đồng nghiệp cũ rủ qua công ty mới làm chung?

Điểm lợi là gì?

Qua câu chuyện trên chúng ta thấy rõ những điểm lợi khi được giới thiệu vào công ty và làm chung với đồng nghiệp cũ. Bởi vậy hiện nay rất nhiều người được vào công ty mà không cần bằng cấp, hồ sơ cá nhân.

Bạn không cần loay hoay tìm kiếm thông tin tìm việc trong thời gian dài, không rơi vào tình trạng hồi hộp và chờ đợi kết quả từ tổ chức nào đó. Hay bạn đã mất quá nhiều thời gian để viết mới hồ sơ của mình trong nhiều lần phỏng vấn.

Giống như được làm trong môi trường thân thuộc, bạn cảm thấy an toàn, tự tin và sẵn sàng bắt chuyện với đồng nghiệp của bạn. Sẽ không có môi trường mới nào mang lại cho bạn cảm giác như vậy, đây chính là điểm bạn nhận được ở trong trường hợp này.

Bạn sẽ không còn cảm thấy một mình vì bạn đã có người thân trong công ty, và đâu đó họ cũng đã nghe về tên của bạn. Hãy cảm thấy may mắn vì đây là một cơ hội tốt cho bạn. Và nếu đó là sự quyết định, bạn không nên hối tiếc về chúng.

Một trong những yêu cầu cao nhất tại công ty mà bạn tuyển dụng sẽ không được gắn vào trong môi trường này. Thay vào đó bạn sẽ được làm với khả năng và học nâng cao nhiều hơn để phục vụ cho công việc trong tương lai.

Nhược điểm khi làm chung

Nói đi cũng phải nói lại, câu chuyện không chỉ mang cho chúng ta những khía cạnh tích cực nhưng đôi khi bạn sẽ cảm thấy thiệt thòi hoặc không thoải mái về lựa chọn này. Bởi vậy trước khi quyết định một sự việc, hãy đặt chúng vào các tình huống và sẵn sàng tâm lý rằng, bạn sẽ không hối hận sau khi thực hiện chúng.

Đôi khi bạn sẽ ngại trao đổi trực tiếp trong quyền lợi đối với bộ phận nhận sự trong công ty, mà thường thông qua người bạn của bạn. Tất nhiên khi quyền lợi không rõ ràng bạn sẽ mất tinh thần làm việc, câu chuyện của chị Thanh là một ví dụ điển hình nhưng nếu trường hợp bạn mất nhiều hơn như vậy thì sẽ ra sao?

Hoặc nếu trường hợp bạn xích mích với đồng nghiệp và cảm thấy môi trường không thể phát triển, liệu bạn có trách đồng nghiệp cũ của mình không? Hay bạn sẽ rời đi trong yên lặng. Tình huống này thật khó xử phải không?

Chúng ta sẽ đồng thời được và mất khi đồng nghiệp cũ rủ qua công ty mới làm chung. Vì vậy trước khi lựa chọn chúng, hãy xem phần nào có lợi hơn cho bạn, những điều cần lưu ý ở đây là gì? Mong rằng bài viết của HR Insider mở cho bạn nhiều thông tin mới để tránh những điều không may trong tương lai.

 

>> Xem thêm: Phải làm gì khi đã cố gắng nhưng không được sếp trọng dụng?

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Khi động lực làm việc sụt giảm vào cuối năm: Làm sao để duy trì phong độ?

Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, cảm giác chán nản, căng thẳng, hay đơn giản là mong chờ kỳ...

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là...

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

Bài Viết Liên Quan

Khi động lực làm việc sụt giảm vào cuối năm: Làm sao để duy trì phong độ?

Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, cảm giác chán...

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân...

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers