adsads
Lượt Xem 250

First-time Manager và những lưu ý quan trọng

First-time Manager (Người quản lý lần đầu) là khái niệm đề cập đến những cá nhân mới thăng tiến lên vai trò quản lý lần đầu tiên trong sự nghiệp của họ. Những người quản lý lần đầu thường phải đối mặt với các thách thức khác với trước đó, khi họ cần phải thích nghi với vai trò mới của mình. Ngoài ra, họ cũng phải học thêm nhiều kỹ năng và thái độ mới, chẳng hạn như học cách giao nhiệm vụ, cách đưa ra phản hồi, giám sát hoạt động của cả nhóm hay động viên các thành viên trong nhóm và xử lý xung đột. 

Lên chức quản lý lần đầu chính là một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển nghề nghiệp của người đi làm, đòi hỏi việc phát triển các kỹ năng mới về lãnh đạo, giao tiếp, ra quyết định và quản lý con người. Nếu không biết cách để điều chỉnh, First-time Manager rất dễ rơi vào tình trạng chơi vơi và khủng hoảng vì áp lực và trách nhiệm.

Để trở thành một người quản lý mới thật tốt, trong 30 ngày đầu tiên kể từ khi nhậm chức, bạn nên chuẩn bị và thực hiện những điều sau:

–  Học hỏi các kỹ năng quản lý thiết yếu, chẳng hạn như ủy quyền, giao tiếp, lãnh đạo, giám sát công việc và giải quyết xung đột.

–  Tìm hiểu càng nhiều về cấp trên và cả cấp dưới của mình. Nói chuyện với lãnh đạo của bạn về trách nhiệm công việc, cũng như gặp gỡ và trò chuyện với đồng nghiệp, cấp dưới để hiểu hơn về phong cách làm việc của mỗi người. 

–  Nghiên cứu kỹ hơn về chính sách, thủ tục, mục tiêu, phong cách quản lý và chuẩn mực văn hóa của công ty cũng như phòng ban.  

–  Dành thời gian để lập kế hoạch và đặt mục tiêu 30, 60 và 90 ngày một cách chi tiết cho đội nhóm của bạn. 

Tháng đầu tiên trong vai trò là First-time Manager chính là nền móng quyết định sự nghiệp của bạn về sau. Vì thế hãy cố gắng trau dồi và đào tạo các kỹ năng của mình, đặc biệt là học hỏi từ những nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm khác để đạt được kết quả tốt nhất. 

3 tố chất then chốt đối với vai trò quản lý

Có chính kiến

Một tố chất rất quan trọng đối với bất kỳ nhà quản lý nào đó chính là việc có chính kiến. Bạn có thể đặt ra những kỳ vọng và mục tiêu cho đội nhóm của mình, cũng có thể lắng nghe những đóng góp xây dựng từ các thành viên khác nhau. 

Tuy nhiên, bạn phải luôn giữ chính kiến và đưa ra quyết định sau cùng phù hợp nhất với cả nhóm.  Điều này sẽ giúp nhà quản lý định hình mục tiêu, chiến lược, và hướng đi của tổ chức. Đặc biệt hơn là chính kiến sẽ giúp nhà quản lý xác định và ưu tiên các mục tiêu quan trọng, từ đó dễ dàng chọn lọc giữa những phương án khác nhau và quản lý tài nguyên hiệu quả hơn.

Chịu học hỏi

Là một nhà quản lý, bạn giống như một kim chỉ nam cho hoạt động chung cho đội nhóm của mình, bạn không được để bản thân thụt lùi hoặc thiếu kiến thức và kỹ năng. Chính vì thế, bạn cần học hỏi không ngừng để nâng cao các kỹ năng và kinh nghiệm, đặc biệt là trong bối cảnh đầy biến động và cạnh tranh giữa những xu hướng mới. Việc chủ động học hỏi cũng giúp kích thích sự sáng tạo và đổi mới trong phong cách quản lý. Từ đó, bạn có thể cung cấp những ý kiến, góc nhìn hoặc giải pháp mới cho các hoạt động của cả nhóm. 

Có khả năng xử lý công việc

Khả năng xử lý công việc là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà một nhà quản lý cần có vì bạn thường phải đối mặt với nhiều công việc và nhiệm vụ cùng một lúc. Do đó kỹ năng này sẽ giúp bạn phân chia thời gian và nguồn lực một cách hiệu quả. Trong quá trình quản lý, cũng sẽ có các vấn đề, rủi ro và thủ tục cần được giải quyết. Khả năng xử lý công việc có thể hỗ trợ bạn trong việc phân tích và giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Bên cạnh đó, kỹ năng giao nhiệm vụ và trao quyền là một kỹ năng cần thiết đối với nhà quản lý. Song, bạn cũng cần lưu ý rằng bạn giao việc và phân chia nhiệm vụ cho những cá nhân trong nhóm một cách hiệu quả và liên tục giám sát quá trình thực hiện của họ. Thay vì chỉ giao việc và để đó cho các nhân viên của mình “tự lực cánh sinh”.

Mọi việc sẽ khá khó khăn khi mới bắt đầu. Đối với First-time Manager, việc chuyển từ một người làm việc cá nhân thành một nhà quản lý đòi hỏi sự điều chỉnh lớn. Thay vì tập trung vào công việc cá nhân, lúc này bạn sẽ phải hướng dẫn và quản lý một nhóm người. 

Tuy nhiên không phải ai mới bắt đầu sự nghiệp cũng đã có kinh nghiệm quản lý, vì thế chỉ cần bạn có thái độ sẵn lòng học hỏi và không ngại thử thách, bạn sẽ thấy cương vị quản lý chính là cơ hội để bạn phát triển bản thân và sự nghiệp. Chính vì vậy, hãy luôn tin tưởng vào bản thân và luôn cởi mở để tiếp thu, cải thiện, học tập nhiều hơn nhằm trở thành một nhà quản lý tài ba. 

Xem thêm: Lỡ va phải chính trị nơi công sở: Hãy cứ hiền nhưng đừng quá lành

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

Nếu ví văn phòng là khán đài, Sếp là khán giả thì có rất nhiều kiểu đồng nghiệp sẽ trở thành “diễn viên giỏi” tham...

Quay lại tìm việc "văn phòng" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

Tôi nay 27 tuổi, vừa khởi nghiệp thất bại với ước mơ làm ông chủ nhỏ quán café vintage của mình. Sau gần cả tháng...

Quiet Managing: Phong cách quản lý thầm lặng sẽ giúp kháng stress của nhân viên như thế nào?

So với các phong cách quản lý truyền thống từ xưa đến nay, nhiều nhân sự trẻ hiện nay cho biết người sếp có phong...

Kỹ năng “nhỏ mà có võ” giúp gắn kết với sếp: Văn hoá phản hồi trong công việc

Việc phản hồi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi từ đồng nghiệp hay cấp trên cũng là một dạng kỹ năng giao tiếp mà nhiều...

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Đồng nghiệp thân thiết là một trong số ít động lực tinh thần to lớn giúp bạn vui vẻ làm việc ở công ty mỗi...

Bài Viết Liên Quan

Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

Nếu ví văn phòng là khán đài, Sếp là khán giả thì có rất nhiều...

Quay lại tìm việc "văn phòng" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

Tôi nay 27 tuổi, vừa khởi nghiệp thất bại với ước mơ làm ông chủ...

Quiet Managing: Phong cách quản lý thầm lặng sẽ giúp kháng stress của nhân viên như thế nào?

So với các phong cách quản lý truyền thống từ xưa đến nay, nhiều nhân...

Kỹ năng “nhỏ mà có võ” giúp gắn kết với sếp: Văn hoá phản hồi trong công việc

Việc phản hồi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi từ đồng nghiệp hay cấp trên...

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Đồng nghiệp thân thiết là một trong số ít động lực tinh thần to lớn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers